CÁC PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN QUAHỆ THỐNGNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Các Phương thức chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng
Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng – người trả tiền – yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác – người hưởng lợi, ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách yêu cầu.
Các bên tham gia trong phương thức chuyển tiền bao gồm Người trả tiền – người mua, người mắc nợ – hoặc người chuyển tiền – người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển kinh phí ra nước ngoài – là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài.
Trình tự thực hiện nghiệp vụ
(1) Giao dịch thương mại
(2) Người chuyển tiền viết đơn yêu cầu chuyển tiền (bằng thư hoặc điện) cùng Ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản mở tại Ngân hàng)
(3) Ngân hàng nhận chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của nó ở nước ngoài chuyển tiền cho người hưởng lợi
(4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người hưởng lợi
Đối với ngân hàng có hai nghiệp vụ chuyển tiền đi và chuyển tiền đến.
Khi chuyển tiền đi, nghiệp vụ ngân hàng diễn ra theo 4 bước: (1) tiếp nhận hồ sơ xin chuyển tiền; (2) Kiểm tra hồ sơ chuyển tiền đi; (3) Lập điện chuyển tiền và (4) Hạch toán – Lưu hồ sơ.
Khi chuyển tiền đến, ngân hàng thực hiện thanh toán theo ba bước: (1) Tiếp nhận lệnh chuyển tiền; (2) Thanh toán cho người hưởng lợi và (3) Lưu hồ sơ.
Muốn chuyển tiền ra nước ngoài phải có giấy phép của Bộ chủ quản và hoặc Bộ Tài chính. Chuyển tiền thanh toán trong ngoại thương phải có các giấy tờ sau đây:
(1) Hợp đồng mua bán ngoại thương
(2) Bộ chứng từ gửi hàng của người xuất khẩu gửi đến
(3) Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
(4) Ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền
Người chuyển tiền cần viết đơn chuyển tiền gửi đến ngân hàng thương mại được phép thanh toán quốc tế, trong đơn cần ghi đủ:
(1) Tên địa chỉ của người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu
(2) Số ngoại tệ xin chuyển cần ghi rõ bằng số và bằng chữ, loại ngoại tệ
(3) Lý do chuyển tiền
(4) Những yêu cầu khác
(5) Ký tên, đóng dấu
Trường hợp chuyển tiền cá nhân, theo qui định Quản lý ngoại hối của Ngân h àng Nhà nước Việt Nam các khoản ngoại tệ muốn chuyển ra nước ngoài đều phải có nguồn gốc từ nước ngoài đưa vào và khi muốn chuyển ra thì chỉ trong phạm vi số tiền đó mà thôi. Nếu khách hàng muốn chuyển tiền cho nhu cầu các nhân như học tập, công tác v.v. phải có sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hồ sơ chuyển tiền phải bao gồm (1) đơn xin chuyển tiền; (2) bảng thông báo chi phí học tập hoặc viện phí từ phía nước ngoài; (3) giấy phép xuất ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước và các chứng từ khác có liên quan.
Thông thường Ngân hàng kiểm tra hồ sơ chuyển tiền các nội dung sau:
(1) Tên và số tài khoản của người chuyển tiền
(2) Tên và số tài khảon của người thụ hưởng
(3) Số tiền xin chuyển
(4) Phí dịch vụ ngân hàng phải xác định rõ ai sẽ chịu chi phí này, người chuyển tiền hay người hưởng lợi
(5) Người ra lệnh chuyển tiền phải là chủ tài khoản có đăng ký chữ ký và con dấu tại ngân hàng
(6) Kiểm tra phương thức thanh toán ghi trong hợp đồng mua bán
(7) Kiểm tra sự thống nhất của số tiền ghi trên hợp đồng, trên tờ khai hải quan, trên hoá đơn và trên đơn xin chuyển tiền
(8) Kiểm tra bộ chứng từ.
Chuyển tiền có thể thực hiện dưới hai hình thức: chuyển bằng thư (Mail transfer – M/T) và chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer – T/T). Theo hình thức thứ nhất, ngân hàng thực hiện chuyển tiền bằng cách gửi thư cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. Theo hình thức này, chi phí chuyển tiền thấp, nhưng tốc độ chậm, do vậy dễ bị ảnh hưởng nếu có biến động nhiều về tỷ giá.
Chuyển tiền bằng điện tức là ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. Theo cách này, chi phí chuyển tiền cao hơn nhưng nhanh chóng hơn, do vậy ít bị ảnh hưởng của biến động tỷ giá.
Thông thường, phương thức chuyển tiền được thực hiện sau khi giao hàng, trên thực tế người ta có thể thực hiện chuyển tiền trước khi giao hàng trong trường hợp người mua ứng trước một phần tiền hàng cho người bán. Khoản tiền này thực chất là một khoản tín dụng do người mua cấp cho người bán, hay cũng có thể coi là một khoản tiền đặt cọc để tạo sự yên tâm cho bên bán giao hàng đồng thời ràng buộc người mua phải nhận hàng. Trong tình huống này, hai bên cần ghi rõ trong hợp đồng mua bán. Người ta cũng có thể vận dụng hình thứuc chuyển tiền trả chậm một khoảng thời gian sau khi giao hàng mà thực chất đây là một hình thức mua bán chịu. Ngược lại với tình huống trên, trong tình huống này chính là người bán cấp tín dụng cho người mua
Phương thức chuyển tiền thủ tục đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán, việc trả tiền nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí người chuyển tiền hay người trả tiền, nếu trong quan hệ thương mại thì đó chính là người mua, người nhập khẩu. Do vậy phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, tức là người hưởng lợi, tốc độ thanh toán thường chậm.
Do phương thức chuyển tiền mức độ an toàn trong thanh toán thấp, nó chỉ nên sử dụng cho các mối quan hệ giữa các đối tác tin cậy lẫn nhau hoặc quy mô thanh toán nhỏ. Nó thường được áp dụng cho các trường hợp chuyển vốn đầu tư, chuyển tiền tư nhân, chuyển tiền chính phủ, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hoặc cho các nghiệp vụ thanh toán phi mậu dịch khác. Tronhg quan hệ thanh toán mậu dịch, không nên sử dụng trong thanh toán hàng xuất khẩu mà chỉ nên sử dụng trng thanh toán hàng nhập khẩu.
Thông thường, phương thức chuyển tiền được thực hiện sau khi giao hàng, trên thực tế người ta có thể thực hiện chuyển tiền trước khi giao hàng trong trường hợp người mua ứng trước một phần tiền hàng cho người bán. Khoản tiền này thực chất là một khoản tín dụng do người mua cấp cho người bán, hay cũng có thể coi là một khoản tiền đặt cọc để tạo sự yên tâm cho bên bán giao hàng đồng thời ràng buộc người mua phải nhận hàng. Trong tình huống này, hai bên cần ghi rõ trong hợp đồng mua bán. Người ta cũng có thể vận dụng hình thứuc chuyển tiền trả chậm một khoảng thời gian sau khi giao hàng mà thực chất đây là một hình thức mua bán chịu. Ngược lại với tình huống trên, trong tình huống này chính là người bán cấp tín dụng cho người mua, nó có lợi cho người mua.
2. Các chú ý khi chuyển tiền tại Ngân hàng và cách thức chuyển tiền nhanh tại các ngân hàng
Để hạn chế sai sót, người gửi tiền cần điền các thông tin trên phiếu chuyển tiền rõ ràng, đặc biệt là họ, tên đệm và tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ và số tài khoản của người nhận (nếu có). Các thông tin trên bạn nên điền bằng tiếng Việt in hoa, không dấu. Cần lưu ý chính tả và chú ý những chữ cái hoặc chữ số có thể gây nhầm lẫn với nhau như: chữ A, chữ H và số 4; chữ B và số 13; chữ C và chữ O; chữ G và số 6 … Nếu viết sai, bạn không nên gạch xoá mà có thể xin một tờ khai khác để viết lại.
Người gửi tiền luôn phải nhớ cung cấp ít nhất một thông tin để nhận dạng người nhận tiền. Nếu người nhận tiền có mở tài khoản thì chỉ cần điền số tài khoản và tên người nhận là đủ. Nhưng nếu người nhận tiền không có số tài khoản, nhất định phải có số chứng minh nhân dân, hộ chiếu (giấy tờ tuỳ thân hợp lệ).
Nếu người nhận tiền không có số tài khoản, nhất định phải có số chứng minh nhân dân, hộ chiếu (giấy tờ tuỳ thân hợp lệ).
Người gửi tiền cũng nên cung cấp một cách thức thuận tiện nhất giúp ngân hàng có thể liên lạc với người nhận tiền để thông báo khi có tiền về. Số điện thoại (cố định, di động) của người nhận tiền hoặc người nhà của họ là tốt nhất. Nếu là điện thoại cố định, bạn cần điền cả mã số vùng. Trường hợp không có điện thoại, bạn phải cung cấp địa chỉ cư trú hiện thời của người nhận tiền để ngân hàng gửi thư báo qua bưu điện (không nhất thiết phải theo hộ khẩu mà chỉ cần là địa chỉ để có thể gửi thư đến tận tay người nhận tiền). Khi gửi tiền, cũng nên giữ lại một liên tờ khai chuyển tiền hoặc phiếu biên nhận chuyển tiền để làm bằng chứng với ngân hàng sau này nếu việc chuyển tiền có trục trặc
Chuyển tiền cho người không có thẻ ATM, tài khoản ngân hàng
Hiện một số ngân hàng đã triển khai dịch vụ này. Để nhận tiền, cần có điện thoại di động, không cần thẻ ATM trong tay hoặc thậm chí không có bất cứ tài khoản ngân hàng nào.
Bằng cách khởi tạo giao dịch chuyển tiền qua Internet Banking, chọn "chuyển tiền cho thuê bao di động" và nhập số điện thoại người nhận tiền. Nếu mọi thông tin chính xác, tổng đài của ngân hàng sẽ gọi tới số thuê bao người nhận và đọc mã số xác thực. Nhập mã số này, bạn sẽ rút được tiền.
Các nhà băng đều cho biết, để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro, hệ thống đều thiết lập 2 bước xác thực với cả người gửi và người nhận tiền. Trong trường hợp đang thao tác nhưng ATM hết tiền, bạn vẫn có thể tìm đến ATM khác và nhập lại mã giao dịch trên. Riêng mã xác thực OTP, ngân hàng sẽ gửi lại bởi đây là mã chỉ sử dụng một lần. Tuy nhiên, đây là cách chuyển tiền lúc cần kíp nên hạn mức chuyển theo hình thức hỏa tốc này thường khá thấp, chỉ khoảng 10-30 triệu đồng, tùy ngân hàng.
Chuyển tiền nhanh qua số thẻ
Cách phổ biến nhất để chuyển tiền liên ngân hàng hiện nay là qua số tài khoản. Tuy nhiên, không ít lệnh chuyển liên ngân hàng qua số tài khoản sau 14h hàng ngày hoặc vào thứ 7, Chủ nhật, tiền không đổ về tài khoản người thụ hưởng ngay mà phải chờ 1-2 ngày
Để khắc phục tình trạng này, hiện nhiều nhà băng đã áp dụng dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng nhanh qua số thẻ (thay vì qua số tài khoản). Theo đó, người chuyển có thể nhập số thẻ người nhận (số thẻ là 16 hoặc 19 chữ số in ở mặt trước thẻ ATM) trên máy ATM hoặc qua Internet Baking, SMS Banking. Sau khi nhập, hệ thống sẽ tự động hiển thị tên chủ thẻ và người chuyển không cần nhập tên chi nhánh mở thẻ, tài khoản của người thụ hưởng. Với cách này, tiền dù chuyển liên ngân hàng, vẫn sẽ đến người thụ hưởng ngay trong 8 giây, bất kể là ngày nghỉ, lễ.
Tuy nhiên, cần lưu ý hiện không phải ngân hàng nào cũng đăng ký chấp nhận thanh toán qua thẻ với 2 tổ chức chuyển mạch thẻ là Smartlink và Banknetvn. Hơn nữa, sẽ có đơn vị chỉ chấp nhận chuyển qua số thẻ bằng hình thức Internet Baking, có ngân hàng lại chấp nhận qua máy ATM hoặc SMS Banking hoặc cả ba. Vì vậy, trước khi chuyển, cần tìm hiểu kỹ danh sách các đơn vị đáp ứng.
Ths. Mai Thị Quỳnh Như
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: