CẢI CÁCH TOÀN DIỆN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN CỦA QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (IMF)
1. Quan điểm của IMF về cải cách toàn diện Ngân hàng
MF được mô tả như "Một tổ chức của 188 quốc gia", làm việc nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao, và giảm bớt đói nghèo. Với ngoại lệ của Bắc Triều Tiên, Cuba, Liechtenstein, Andorra, Monaco, Tuvalu và Nauru, tất cả các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc tham gia trực tiếp vào IMF hoặc được đại diện cho bởi những nước thành viên khác...
Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghiệp chính thu hẹp, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương, cố gắng bảo vệ nền kinh tế của họ bằng việc hạn chế nhập khẩu. Để khỏi giảm dự trữ vàng, ngoại hối, một vài nước cắt giảm nhập khẩu, một số nước phá giá đồng tiền của họ, và một số nước áp đạt các hạn chế đối với tài khoản ngoại tệ của công dân. Những biện pháp này có hại đối với chính bản thân các nước đó vì như lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của Ricardo đã chỉ rõ mọi nước đều trở nên có lợi nhờ thương mại không bị hạn chế. Lưu ý là, theo lý thuyết tự do mậu dịch đó, nếu tính cả phân phối, sẽ có những ngành bị thiệt hại trong khi các ngành khác được lợi. Thương mại thế giới đã sa sút nghiêm trọng, khi việc làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm.
IMF đã đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm 1945, khi đó có 29 nước đầu tiên ký kết nó là những điều khoản của hiệp ước. Mục đích của luật IMF ngày nay là giống với luật chính thức năm 1944. Ngày 1 tháng 3 năm 1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8 tháng 5 năm 1947.
Trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới hai, kinh tế thế giới và hệ thống tiền tệ có thay đổi lớn làm tăng nhanh tầm quan trọng và thích hợp trong việc đáp ứng mục tiêu của IMF, nhưng điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu IMF thích ứng và hoàn thiện cải tổ. Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật công nghệ và thông tin liên lạc đã góp phần làm tăng hội nhập quốc tế của các thị trường, làm cho các nền kinh tế quốc dân gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. Xu hướng bây giờ mở rộng nhanh chóng hơn số quốc gia trong IMF.
Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của các quốc gia thành viên. Hiện IMF có 184 thành viên, nhiều hơn bốn lần so với con số 44 thành viên khi nó được thành lập.
Nguồn vốn của IMF là do các nước đóng góp, các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật Bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%).
Tổng vốn của IMF là 30 tỷ Dollar Mỹ (1999).
Đối với các tổ chức tín dụng, IMF có cách tiếp cận và triển khai quan điểm của mình với nội dung tập trung vào diễn biến kinh tế gần đây và triển vọng phát triển kinh tế của các quốc gia, các chính sách vĩ mô ngắn hạn, cải cách trong khu vực tài chính và doanh nghiệp nhà nước.
Theo ghi nhận của IMF, các thành tựu về ổn định kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển trong thời gian qua là đáng khen ngợi. Tăng trưởng GDP thực dự kiến tăng sẽ tăng khá cao trong năm 2014, với sự hỗ trợ từ xuất khẩu và FDI tiếp tục mạnh mẽ. Tình hình xuất khẩu, du lịch và kiều hối tăng mạnh, dự kiến cán cân vãng lai sẽ tiếp tục thặng dư. Tổng dự trữ quốc tế tăng đáng kể trong năm 2014 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng.
Quỹ tiền tệ Quốc tế cũng đánh giá rủi ro vẫn còn hiện hữu, bao gồm rủi ro xuất phát từ việc thị trường toàn cầu biến động, lãi suất toàn cầu tăng, hay căng thẳng chính trị trong thời gian gần đây tiếp tục kéo dài. Theo IMF, việc cải cách chậm khu vực doanh nghiệp có vốn của chính phủ và những khó khăn của khối Ngân hàng đã làm giảm khả năng chuyển điều kiện tiền tệ thuận lợi thành tăng trưởng tín dụng. Những yếu tố này đòi hỏi chính sách phải linh hoạt hơn nhằm duy trì lòng tin và tiếp tục tích lũy dự trữ quốc tế.
IMF lo ngại, rủi ro trong nước có thể trở thành hiện thực bắt nguồn từ những khó khăn của khu vực ngân hàng: “Có thể cải cách hệ thống ngân hàng nhanh hơn nữa nếu có nỗ lực chung của cả ngành cũng như việc ghi nhận và xử lý nợ xấu thực hiện kỹ lưỡng hơn”. Về Công ty Quản lý Tài sản (VAMC), IMF cho rằng cần tăng cường hoạt động của công ty này qua việc tăng vốn và cải cách các văn bản pháp lý liên quan.
2. Cải cách toàn diện Ngân hàng thương mại tại việt Nam dưới góc nhìn của IMF
Theo tổ chức này, kinh tế Việt Nam sẽ có những rủi ro nếu xử lý nợ xấu, cải cách doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng chậm và vấn đề nợ công không được chú ý.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa kết thúc đợt công tác tham vấn với Chính phủ Việt Nam. Các cuộc họp giữa IMF và các quan chức Việt Nam xoay quanh diễn biến kinh tế gần dây và những chính sách vĩ mô ngắn hạn, các cải cách trong khu vực tài chính và doanh nghiệp nhà nước.
IMF đánh giá cao những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam như lạm phát chung giảm, dự trữ ngoại hối cải thiện đáng kể và xem những triển vọng trong ngắn hạn là tích cực. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng rủi ro vẫn còn hiện hữu và có thể xuất phát từ khu vực ngân hàng, đặc biệt nếu thiếu một gói cải cách toàn diện. Cụ thể, Quỹ tiền tệ Quốc tế mong muốn có những cải cách về nguồn lực tài chính và pháp lý để đẩy nhanh xử lý nợ xấu.
IMF cũng tin rằng có thể cải cách hệ thống ngân hàng nhanh hơn nữa nếu có nỗ lực chung của cả ngành cũng như việc ghi nhận và xử lý nợ xấu thực hiện kỹ lưỡng hơn. Về Công ty Quản lý Tài sản (VAMC), IMF cho rằng cần tăng cường hoạt động của công ty này qua việc tăng vốn và cải cách các văn bản pháp lý liên quan. Hiện vốn điều lệ của VAMC là 500 tỷ đồng. Gần đây, lãnh đạo cấp cao của công ty này từng cho biết có thể đề nghị xin tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng trong tương lai.
Bên cạnh đó, theo IMF, tỷ lệ thu trên GDP của Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm và nợ công tăng. Do đó, những rủi ro có thể xuất phát từ việc vấn đề nợ công không được quan tâm đúng mức. Vì vậy, đoàn công tác khuyến nghị thực hiện một kết hoạch trung hạn nhằm giảm bội chi và nợ công tính theo GDP. "Cần mở rộng cơ sở thu và định hướng lại chi tiêu ngân sách theo hướng tăng chất lượng đầu tư công, chi an sinh xã hội đúng mục tiêu để phát huy những thành tựu giảm nghèo gần đây, hỗ trợ tăng trưởng toàn diện và để chi trả cho phí cải cách hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu”
Theo quan điểm của IMF về ngắn hạn, các chính sách kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn đã xử lý được rủi ro và củng cố các thành tựu về ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó việc NHNN cải thiện được quản lý thanh khoản, góp phần tích cực vào thành tựu chung đó, vị thế chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng hiện nay là phù hợp chừng nào chưa có sức ép về lạm phát.
Về trung hạn, việc tiến dần tới sử dụng lạm phát làm neo danh nghĩa cho chính sách tiền tệ, cùng với cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt Nam trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Mặc dù triển vọng ngắn hạn là tích cực, nhưng vẫn còn có các rủi ro xuất phát từ việc thị trường toàn cầu biến động, lãi suất toàn cầu tăng, căng thẳng địa chính trị trong thời gian gần đây còn kéo dài. Hoạt động kinh tế trong nước vẫn còn trầm lắng do cầu yếu, tiến độ thực hiện cải cách các doanh nghiệp có vốn chính phủ chậm, những khó khăn trong khu vực ngân hàng là những yếu tố làm giảm đà tăng trưởng trưởng tín dụng.
IMF nhấn mạnh, rủi ro trong nước có thể trở thành hiện thực xuất phát từ những khó khăn của khu vực ngân hàng nếu không có một gói cải cách toàn diện đối với ngành ngân hàng, nhất là cải cách khuôn khổ pháp lý ngân hàng cùng tất cả các lĩnh vực liên quan, đồng thời với việc bố trí nguồn ngân sách thỏa đáng để tiến hành cải cách ngân hàng và xử lý nợ xấu.. Bên cạnh đó, cũng cần phải có một chính sách tài khóa trung hạn với mục tiêu giảm bội chi và nợ công tính trên GDP.
Đặc biệt lưu ý, trong trung hạn, cải cách cơ cấu có thể giúp nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững hơn. Trên cơ sở những thành công mà NHNN đã đạt được về giảm thiểu rủi ro hệ thống, cải thiện thanh khoản, tái cơ cấu, có thể đẩy nhanh hơn tiến độ cải cách ngân hàng với sự nỗ lực chung của các Bộ, ngành liên quan.
Đây sẽ là những cơ sở quan trọng để có thể thực hiện cải cách lĩnh vực Ngân hàng hiệu quả, góp phần ngăn chặn kịp thời các rủi ro trong nước xuất phát từ những khó khăn của khu vực ngân hàng, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và khả năng chống đỡ các cú sốc từ bên ngoài.
Ths. Mai Thị Quỳnh Như
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: