TỔ CHỨC NGHỀ NGHIỆP VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ VÀ CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRÊN THẾ GIỚI
Tóm tắt
Mặc dù mới du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX nhưng hoạt động kiểm toán ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể và đã trở thành một ngành khoa học đang được xã hội quan tâm. Trong hệ thống khoa học kiểm toán, kiểm toán nội bộ trong thời gian gần đây cũng đã dành được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản ly doanh nghiệp bởi chính vai trò và lợi ích mà nó mang lại cho tổ chức. Trong giới hạn bài viết xin đề cập đến vấn đề Hiệp hội nghề nghiệp kiểm toán nội bộ và hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ trên thế giới, bởi đây là một trong những vấn đề quan trọng góp phần cho sự phát triển hoạt động kiểm toán nội bộ trên thế giới nói chung và kiểm toán nội bộ ở Việt Nam nói riêng.
I. Hiệp hội nghề nghiệp kiểm toán nội bộ trên thế giới.
Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán nội bộ là tổ chức của những người làm nghề kiểm toán nội bộ. Tổ chức này hoạt động mang tính chất tự quản, cơ cấu tổ chức nội bộ của từng tổ chức do tổ chức đó quyết định hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện khi hình thành tổ chức.
Hiện nay trên thế giới có Hiệp hội Kiểm toán Nội bộ Hoa Kỳ hay còn goi là Viện kiểm toán nội bộ (Viện KTNB) (The Institute of Internal Auditors – IIA), là Hiệp Hội Kiểm Toán Nội Bộ duy nhất hiện nay, được thành lập từ năm 1941 tại Hoa Kỳ và có trụ sở chính tại đây
Nhiệm vụ của Viện KTNB là:
- Tuyên truyền, vận động và phát huy giá trị của các chuyên gia kiểm toán nội bộ vào các tổ chức thành viên.
- Cung cấp cơ hội đào tạo một cách toàn diện và chuyên nghiệp về nghề nghiệp kế toán – kiểm toán
- Xây dựng và phát triển, các tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hành chuyên môn KTNB , và các chương trình chứng nhận khác.
- Nghiên cứu, phổ biến, và phát huy kiến thức liên quan đến kiểm toán nội bộ và vai trò của nó trong việc kiểm soát, quản lý rủi ro cho các học viên và các bên liên quan.
- Đào tạo học viên và các thành viên khác có liên quan về thực hành tốt nhất trong kiểm toán nội bộ.
- Cầu nối chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về KTNB từ tất cả các nước trên thế giới.
Trong đó, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kiểm toán nội bộ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của IIA. Hiện này, IIA cũng đã phát triển lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực KTNB đến Việt Nam. Chương trình đào tạo của IIA với chứng chỉ CIA – Certified Internal Auditor giúp phát triển kỹ năng nghiệp vụ chuyên nghiệp cho người làm việc về kiểm toán – kiểm soát nội bộ và quản trị công ty. Đây là chứng chỉ duy nhất về kiểm toán viên nội bộ được công nhận toàn cầu.
II. Chuẩn mực nghề nghiệp về kiểm toán nội bộ trên thế giới.
Kiểm toán nội bộ được thực hiện trong những doanh nghiệp khác nhau về qui mô, cấu trúc, độ phức tạp cũng như mục đích hoạt động. Chính sự khác biệt này có thể có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hành nghề nghiệp của kiểm toán nội bộ trong từng tổ chức, từng môi trường pháp ly khác nhau. Chính vì vậy sự ban hành Chuẩn mực quốc tế cho việc hành nghề chuyên nghiệp kiểm toán nội bộ của IIA là cần thiết.
IIA ban hành chuẩn mực kiểm toán nội bộ lần đầu tiên vào năm 1978 và những chuẩn mực này hầu như không đổi trong một thời gian dài, và sau đó đã được chỉnh sửa hoàn toàn vào tháng 6 năm 2001. Kể từ đó, những chuẩn mực đó dần dần được nâng cao sau năm lần sửa đổi tiếp theo 10/2001, 1/2004, 1/2007, 1/2009, 1/2011. Những lần sửa đổi đã có tác động đến việc phát triển các chuẩn mực, tăng từ 2.216 chuẩn mực từ tháng 6 năm 2001 lên 5241 chuẩn mực vào tháng 1 năm 2011. Các chuẩn mực của IIA được phát triển theo một quy trình cẩn thận và minh bạch được thực hiện bởi Ủy ban chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế và được giám sát bởi một Ủy ban giám sát.
Trước khi các chuẩn mực này được phê chuẩn, văn bản có hiệu lực nhất là bản tuyên bố về trách nhiệm của KTVNB được IIA ban hành lần đầu tiên năm 1947, và liên tục được sửa chữa lại năm 1957, 1971, 1976, 1981 và lần gần đây nhất vào năm 1999 mục đích là nhằm cung cấp một cách vắn tắt những nhận thức chung về vai trò và trách nhiệm KTVNB. Vì vậy các chuẩn mực nghề nghiệp hoạt động KTNB được xem là các tiêu chuẩn để đánh giá và định lượng các nghiệp vụ hoạt động KTNB. Các chuẩn mực là mẫu mực để hành nghề của hoạt động KTNB. Các tổ chức đã hoặc đang chuẩn bị thiết lập chức năng KTNB cần tuân theo và ủng hộ các chuẩn mực hành nghề KTNB, cần coi chúng là cơ sở chỉ đạo và định lượng chức năng đó.
Hệ thống chuẩn mực cũ ban hành năm 1978 bao gồm: (1) Lời nói đầu, (2) Lời giới thiệu, (3) Tóm tắt các chuẩn mực chung và riêng, (4) Năm chương đề cập đến các lĩnh vực liên quan. Trong lời nói đầu, đáng chú ý là định nghĩa về kiểm toán nội bộ, trong đó khẳng định kiểm toán nội bộ là một chức năng xác minh độc lập trong một tổ chức. Mục tiêu của kiểm toán nội bộ là trợ giúp các thành viên để họ thực thi trách nhiệm một cách có hiệu quả. Phần giới thiệu chủ yếu nhằm hai mục đích: Là nền tảng cho các chuẩn mực và các hướng dẫn phải tuân thủ. Các chuẩn mực chung và riêng được tóm tắt và trình bày như sau:
100 - Tính độc lập - Kiểm tóan viên nội bộ phải độc lập với những hoạt động mà họ kiểm toán
110 - Địa vị trong tổ chức - Địa vị trong tổ chức của kiểm toán nội bộ phải tương xứng để cho phép hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán.
120 - Khách quan - Kiểm toán viên phải khách quan khi làm các cuộc kiểm toán.
200 - Tinh thông nghề nghiệp - Kiểm toán viên nội bộ phải được đào tạo thành thạo và được bồi dưỡng nghề nghiệp
300 - Phạm vi công việc - Phạm vi kiểm toán nội bộ phải bao gồm các việc xem xét và đánh giá tính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức và chất lượng thành tích thực hiện nhiệm vụ được giao.
400 - Quá trình công việc kiểm toán – Công việc kiểm toán phải bao gồm vạch kế hoạch kiểm toán, xem xét và đánh giá thông tin, thông báo những kết quả và điều tra nghiên cứu kỹ.
500 - Quản lý bộ phận kiểm toán nội bộ - Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải quản lý đúng đắn bộ phận kiểm toán nội bộ.
Hệ thống chuẩn mực mới, được xây dựng vào năm 1999 và có hiệu lực vào năm 2002, và được sửa đổi vào các lần sau về cơ bản bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Chuẩn mực thuộc tính (Attribute Standards): Tập trung vào các đặc trưng của hoạt động Kiểm toán nội bộ cũng như Kiểm toán viên nội bộ, được đánh số từ 1000.
- Chuẩn mực thực hành (Performance Standards): Mô tả bản chất của hoạt động Kiểm toán nội bộ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm toán (đánh số từ 2000).
- Chuẩn mực ứng dụng (Implement Standards): Là những Chuẩn mực hướng dẫn việc áp dụng 2 loại chuẩn mực trên vào các hoạt động cụ thể chẳng hạn kiểm toán tuân thủ, phát hiện gian lận,… Chuẩn mực ứng dụng được chia thành Chuẩn mực đảm bảo và Chuẩn mực tư vấn:
+ Chuẩn mực bảo đảm (Assurance standards): Đánh giá một cách khách quan các bằng chứng để có sự đánh giá độc lập về rủi ro trong quản lý, kiể m soát và các quá trình quản lý, được ký hiệu bằng chữ A sau số của chuẩn mực.
+ Chuẩn mực tư vấn (Consulting Standards): Tập trung vào các dịch vụ tư vấn, được ký hiệu bằng chữ C sau số của chuẩn mực.
Nội dung của hệ thống chuẩn mực này được mô tả như sau:
Chuẩn mực thuộc tính
1000 Mục đích, trách nhiệm và quyền hạn: Mục đích, trách nhiệm và quyền hạn của KTNB phải quy định rõ và được phê chuẩn. Bao gồm:
1000.A1: Chức năng đảm bảo đối với tổ chức phải được quy định rõ.
1000.C1: Chức năng tư vấn đối với tổ chức phải được quy định rõ.
1100 - Tính độc lập và khách quan.
1110 - Độc lập về tổ chức: Chủ nhiệm kiểm toán nội bộ chỉ có trách nhiệm báo cáo với cấp quản lý có đủ thẩm quyền.
1110.A1: Kiểm toán nội bộ có quyền tự do quyết định phạm vi kiểm toán, tổ chức thực hiện kiểm toán và báo cáo kết quả.
1120 - Khách quan đối với cá nhân.
1130 - Những tình huống làm ảnh hưởng đến tính độc lập và khách quan.
1200 - Trình độ chuyên môn thành thạo.
1300 - Đánh giá chất lượng kiểm toán.
Chuẩn mực thực hành
2000 - Quản lý hoạt động kiểm toán.
2010 - Lập kế hoạch.
2020 - Trình bày và phê duyệt.
2030 - Quản lý các nguồn lực.
2040 - Các chính sách và quy trình.
2050 - Hợp tác.
2060 - Báo cáo cho các nhà quản lý cấp cao.
2100 - Bản chất của công việc
2110 - Quản lý rủi ro
2120 - kiểm soát nội bộ
2130 - Sự chỉ đạo
2200 - Các nhiệm vụ
2300 - Thực hiện các cam kết
2400 - Thông tin nhanh chóng
2500 - Hệ thống kiểm tra
2600 - Rủi ro quản lý chấp nhận được
So với hệ thống chuẩn mực cũ, có thể thấy điểm khác biệt quan trọng, cơ bản của chuẩn mực mới là sự khẳng định kiểm toán nội bộ không chỉ là một hoạt động kiểm tra mà còn là một hoạt động tư vấn. Đặc biệt Chuẩn mực mới đã nhấn mạnh rằng kiểm toán nội bộ chính là một hoạt động góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo
2. Tài liệu đào tạo kiểm toán nội bộ của Trung tâm đào tạo Nguồn lực Việt
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: