GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ngành Ngân hàng hiện tại đang ở trong giai đoạn phát triển nóng trên thị trường tài chính Việt Nam, các Ngân hàng thương mại đang không ngừng gia tăng và mở rộng thị trường của mình. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ tình hình kinh tế thế giới cũng như những diễn biến của tình hình kinh tế trong nước dẫn đến việc các Ngân hàng thương mại đang gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề phát triển thị phần, mở rộng thị trường giao dịch của mình. Để phát triển và cạnh tranh, điều các Ngân hàng thương mại cần có ở đây là các giải pháp mở rộng và phát triển một cách nhanh chóng thị trường giao dịch nhưng cũng phải đảm bảo yếu tố an toàn trong giao dịch tài chính của mình.
Từ khóa: Thị trường giao dịch, ngân hàng thương mại.
1. Kinh nghiệm của các định chế tài chính nước ngoài trong việc phát triển thị trường
Hầu hết các hệ thống Ngân hàng thương mại tại các nước phát triển đã hình thành và hoạt động một cách lành mạnh và ổn định trong một thời gian dài, các Ngân hàng thương mại này đều dạt tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ở mức cao hơn khi đem so sánh với các Ngân hàng thương mại ở trong nước.
Đối với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, cần phải nhìn về lịch sử hình thành và phát triển của các Ngân hàng thương mại cổ phần nước ngoài một chút, trong những năm 80 của thế kỷ trước, các Ngân hàng thương mại này đều có một hệ thống giao dịch yếu về công nghệ, khả năng quản trị rủi ro kém, phát triển mở rộng thị trường khá nóng nên có một mật độ chi nhánh dày đặc và các ông chủ đứng đằng sau của các Ngân hàng này thường là các tổ chức phi ngân hàng. Điều này khá giống với thị trường tài chính Việt Nam trong lúc này, một trong những chính sách của Chính phủ của các nước này khi ấy nhằm giới hạn về mức độ tăng trưởng tổng tài sản; mức lãi suất áp dụng với các khoản tiền gửi, cho vay bị quản lý chặt chẽ. Thêm vào đó, là những điều kiện khắt khe đối với các ngân hàng nước ngoài muốn tham gia vào thị trường của các nước này. Sau này, để tăng cường sức cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng, Chính phủ các quốc gia phát triển đã thực hiện một loạt các chính sách nhằm khuyến khích các ngân hàng thương mại tại đây phát triển, như mở rộng mạng lưới; áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Tuy nhiên sau đó có rất nhiều sự thay đổi trong quá trình phát triển hoạt động thương mại của hệ thống ngân hàng của các quốc gia này. Trong đó, việc mở rộng mạng lưới Ngân hàng được cho là sự thay đổi dễ nhận thấy nhất, mạng lưới của hệ thống Ngân hàng thương mại của các Quốc gia này liên tục tăng tục do ngân hàng muốn tận dụng ưu thế về khả năng tiếp cận và tính tiện lợi của mạng lưới nhằm thu hút khách hàng trong một môi trường kinh doanh chịu sự điều tiết chặt chẽ của Chính phủ.
Bên cạnh đó, các chính sách của Chính phủ cũng đã mở ra rất nhiều đối với các Ngân hàng 100% vốn nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường các nước này, sự cạnh tranh ngày một tăng lên buộc các Ngân hàng thương mại phải đưa ra những giải pháp để giảm thiểu rủi ro do cạnh tranh có thể đem lại, giải pháp thấy rõ nhất là tái tập trung mạng lưới của các Ngân hàng thương mại.
Ở những thời kỳ tăng trưởng nóng, các Ngân hàng thương mại đã tập trung cho vay bất động sản và các khách hàng ngoại quốc, nỗ lực tăng trưởng các khoản mục sinh lời trên bảng cân đối của mình. Nhưng khi nền kinh tế của các quốc gia này rơi vào suy thoái sau đó, cùng với khả năng quản trị rủi ro yếu, thì hệ thống ngân hàng các nước này đã phải hứng chịu các khoản lỗ lớn từ bất động sản. Vấn đề cấp bách lúc đó được đặt ra là: các ngân hàng thương mại cần phải làm gì để chống chọi lại xu hướng đi xuống của doanh thu và lợi nhuận? Giải pháp lúc đó được đồng thuận là hợp lý hóa hệ thống ngân hàng, giảm thiểu chi phí tối đa. Điều này đồng nghĩa với việc đội ngũ nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng bị cắt giảm và ngân hàng đóng cửa các chi nhánh hoạt động không hiệu quả. Thêm vào đó, nguyên nhân dẫn tới tái cấu trúc hợp lý hóa hệ thống ngân hàng là sự áp dụng mạnh mẽ những tiến bộ về công nghệ ngân hàng đã khiến giảm bớt đi mạng lưới chi nhánh ngân hàng được mở rộng quá mức thời kỳ trước.
Trong giai đoạn này, kênh phân phối điện tử là một giải pháp thay thế tích cực cho các Ngân hàng thương mại: chi phí đầu tư rẻ, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn, khả năng phục vụ 24/7... là những ưu thế nổi trội của kênh phân phối điện tử. Các Ngân hàng thương mại khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch điện tử thông qua chính sách phí, góp phần chuyển dịch từ các chi nhánh truyền thống sang kênh giao dịch hiện đại hơn.
Đến nay, mặc dù các kênh phân phối điện tử được sử dụng rất rộng rãi nhưng các Ngân hàng thương mại truyền thống vẫn chứng minh được giá trị to lớn của mình. Tuy nhiên, hệ thống mạng lưới Ngân hàng thương mại chỉ được phát triển mở rộng khi các ngân hàng này đi vào hoạt động ổn định, đáp ứng được những yêu cầu cao về áp dụng tiến bộ công nghệ và năng lực quản trị rủi ro. Chính vì thế mà tốc độ mở rộng mạng lưới phát triển chậm, không còn mạnh mẽ như thời kỳ trước .
2. Thực trạng phát triển thị trường của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Các ngân hàng trong nước hiện nay cũng đang nỗ lực mở rộng mạng lưới Chi nhánh của mình nhằm củng cố và mở rộng thị phần và gia tăng rào cản đối với các ngân hàng nước ngoài muốn tham gia vào thị trường nội địa. Mặc dù số lượng Chi nhánh tăng mạnh nhưng mức độ phân bố ở nước ta không đồng đều, chủ yếu tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm là Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Các Ngân hàng thương mại cũng đã đầu tư mạnh mẽ hạ tầng công nghệ ngân hàng (số lượng máy ATM, số thiết bị chấp nhận thẻ POS, các gói sản phẩm có chứa hàm lượng công nghệ cao...) để nâng cao sức cạnh tranh cũng như chất lượng phục vụ khách hàng.
Có thể thấy việc phát triển thị trường của các Ngân hàng thương mại trong nước đang dừng lại ở việc tìm cách mở rộng thêm chi nhánh và phòng giao dịch đến các địa bàn mới. Cộng thêm với việc sáp nhập các Ngân hàng nhỏ để gia tăng thị phần và gia tăng lượng khách hàng.
Bên cạnh đó, để đảm bảo nội lực vững vàng và phát triển bền vững, một số Ngân hàng thương mại trong nước đã và đang tích cực triển khai các dự án Yêu cầu tối thiểu về quản lý rủi ro. Về cơ bản, dự án quản lý rủi ro tối thiểu bao hàm đầy đủ nội dung của quản lý rủi ro như: khung quản lý rủi ro, quy trình/chính sách quản lý rủi ro, các báo cáo rủi ro, kiểm toán. Cấu phần về quản lý rủi ro cũng được cụ thể hóa theo các nhóm như sau: với khung quản trị rủi ro thì cơ chế hoạt động của Ủy ban Rủi ro, Ủy ban Tài sản Nợ – Có được đánh giá và điều chỉnh; Trách nhiệm quản lý rủi ro của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Kiểm toán nội bộ, Tổng giám đốc được đánh giá và cập nhật; Các chính sách về rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động đã được một số Ngân hàng thương mại xây dựng và ban hành. Đây là những hoạt động nhằm nâng cao khả năng dự báo rủi ro, bắt kịp với chuẩn mực quốc tế của các Ngân hàng thương mại trong nước
3. Giải pháp kết hợp giữa kinh nghiệm của các nước phát triển và thực tế thị trường tài chính tại Việt Nam
Để mở rộng thị trường giao dịch của các Ngân hàng thương mại, việc gia tăng số lượng Chi nhánh và phòng giao dịch thực tế phát triển tại các Ngân hàng nước ngoài đã chứng minh đây là cách làm cũ, không còn phù hợp với xu thế phát triền của Ngân hàng hiện đại. Việc quan trọng ở đây là phát triển được các thị trường tài chính sử dụng công nghệ cao, mang hàm lượng chất xám lớn để phục vụ khách hàng. Cắt giảm bớt số lượng Chi nhánh và phòng giao dịch không đem lại nhiều hiệu quả cho việc phát triển của Ngân hàng thương mại trong nước
Việc giảm số lượng chi nhánh mang lại lợi ích to lớn cho các ngân hàng (tiết kiệm được chi phí tiền lương, chi phí trang thiết bị, chi phí hoạt động...). Tuy nhiên cần phải chú ý tới vấn đề vị trí địa lý khi thu hẹp các chi nhánh và phòng giao dịch không hiệu quả, vì đối với những khu vực cách xa khu dân cư, vấn đề cắt giảm chi nhánh hay phong fgiao dịch cũng mang lại những bất tiện nhất định. Để khắc phục các tác động tiêu cực do đóng cửa các Chi nhánh gây ra, hệ thống ngân hàng thương mại nước ngoài đã sử dụng nhiều loại kênh phân phối dịch vụ mới thay thế, như: ATM, EFTPOS ( EPTPOS terminals – Các điểm đầu cuối ), Phone banking và Internet banking. Nhiều ngân hàng đã mở thêm các chi nhánh đặt trong các cửa hàng, một số khác thì liên kết với hệ thống bưu điện, hợp tác với các hãng bán lẻ lớn và các hiệu thuốc. Các trung tâm giao dịch nông thôn cũng được thiết lập để hỗ trợ người dân vùng nông thôn (Rural transaction centres - RTCs). Các RTCs cung cấp các giao dịch ngân hàng cơ bản, dịch vụ bưu điện, dịch vụ y tế, điện thoại và internet. Những dịch vụ này đáp ứng được nhu cầu của người dân ở các vùng xa có trình độ dân trí chưa cao
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro
Các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật áp dụng cho các định chế tài chính nước ngoài của các nước phát triển cũng ban hành văn bản giám sát các tập đoàn kinh tế lớn. Khung giám sát này bao gồm các nguyên tắc quản lý rủi ro cơ bản ở cấp độ tập đoàn cũng như các yêu cầu để đảm bảo một tập đoàn kinh tế duy trì số vốn đầy đủ để ngăn chặn sự lan truyền các nguy cơ tiềm ẩn và rủi ro khác trong tập đoàn.
Các ngân hàng thương mại lớn tại các quốc gia này sẽ phải tuân thủ các quy định nói trên. Các Ngân hàng này đang duy trì một mạng lưới quốc tế lớn mạnh – bao gồm mạng lưới ngân hàng bán lẻ ở New Zealand, Indonesia và Việt Nam; Ngoài ra họ còn tiến hành đầu tư ngân hàng ở Trung Quốc. Cùng với việc triển khai hoạt động kinh doanh nhân thọ ở New Zealand, Indonesia và thành lập một công ty liên doanh ở Trung Quốc, thì các Ngân hàng thương mại này cũng điều hành các chi nhánh ngân hàng ở London, Thượng Hải, Singapore, Aucland và Mumbai, cũng như thiết lập văn phòng tại Bắc Kinh và Hà Nội. Trong một cấu trúc tập đoàn phức hợp như vậy, việc theo dõi tất cả rủi ro có thể xảy ra là một thành phần quan trọng của quản lý rủi ro.
Theo yêu cầu hiện hành của các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ các nước ban hàng, khuôn khổ quản lý rủi ro căn cứ vào một loạt các báo cáo khẩu vị rủi ro, báo cáo này được thiết kế để đưa ra các hướng dẫn liên quan đến mức chấp nhận rủi ro của một đơn vị kinh doanh cụ thể. Hàng năm, mỗi lĩnh vực chịu rủi ro của từng tập đoàn sẽ được yêu cầu xây dựng một báo cáo thận trọng về khẩu vị rủi ro của lĩnh vực đó, đảm bảo phải phù hợp với chiến lược chung của tập đoàn, từ đó đưa ra khung quản lý rủi ro tổng thể. Để tính toán mức độ rủi ro thực tế của tập đoàn trên phạm vi toàn doanh nghiệp, các Ngân hàng thương mại nước ngoài sử dụng các kỹ thuật, thước đo đã được thiết lập để xác định các rủi ro đơn lẻ, nhưng đảm bảo kết quả phải được tổng hợp. Trong thực tế, các hoạt động quản lý rủi ro là không hề dễ dàng. Vì thế, các Ngân hàng thương mại nước ngoài đang không ngừng nỗ lực để giải quyết vấn đề này. Nhóm quản lý rủi ro tại các Ngân hàng thương mại nước ngoài thường xuyên so sánh kết quả đạt được với các giới hạn được xác định là vành đai an toàn – một phần khẩu vị rủi ro. Đồng thời, đảm bảo những biện pháp được thực hiện nhằm giảm bớt các rủi ro vượt quá giới hạn cho phép.
Tài liệu tham khảo:
(1):https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/14/kinh-nghiem-tu-ngan-hang-australia-ve-mo-rong-mang-luoi-va-quan-tri-rui-ro.html?p=1
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: