CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
Th.S Mai Thị Quỳnh Như
Khoa Kế toán – Đại học Duy Tân
Mục đích của nghiên cứu này đó là nhằm xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành Kế toán tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thông qua phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trên cơ sở khảo sát 300 sinh viên ở nhiều bậc học, giới tính khác nhau với mô hình giả thuyết có5nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về bảo vệ môi trường: (1) Đạo đức cá nhân, (2) Quy định của Nhà nước và pháp luật về ngành nghề, (3) Đạo đức công ty, (4) Năng lực hành nghề, (5) Hiểu biết về văn hóa xã hội. Kết quả thống kê định lượng cho thấy hainhân tố có ảnh hưởng lớn nhất nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên đó là: Năng lực hành nghề và hiểu biết văn hóa xã hội.Bên cạnh đó các yếu tố còn lại cũng có ảnh hưởng đáng kểđến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp. Bài viết cũng đã đưa ra một số các hàm ý chính sách nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: nhận thức, đạo đức nghề nghiệp, Đà Nẵng.
1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhiều doanh nghiệp được thành lập, số lượng các nhà đầu tư tăng lên nhiều lần; cùng với đó, nhu cầu về kiểm tra kiểm soát để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và nhu cầu sử dụng thông tin tài chính của nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế ngày càng tăng lên. Theo đó, kế toán ra đời và phát triển ngày một mạnh mẽ hơn để đáp ứng những nhu cầu đó.
Thế giới đã bước sang kỷ nguyên số với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi phương thức hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Số lượng cung lao động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của Việt Nam vẫn giữ ở mức cao. Bên cạnh đó, thông tin tài chính của các tổ chức doanh nghiệp Việt Nam luôn bị cảnh báo về sai phạm và độ không trung thực.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài báo là sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Để đa dạng hóa đối tượng thì tác giả đã lấy mẫu ngẫu nhiên cho những đối tượng có giới tính, bậc học khác nhau. Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện 4 tháng từ tháng 30/08/2018 – 30/12/2018.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể cung cấp cho người đọc một cái nhìn xuyên suốt, đề tài sử dụng phương pháp hỗn hợp hay chính là phương pháp nghiên cứu có sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính được tiến hành trong giai đoạn đầu nhằm xác định mô hình và các biến số đo lường cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng: được thực hiện dựa trên nguồn thông tin có được từ việc khảo sát bằng câu hỏi để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Thang đo Likert năm mức độ được sử dụng để đo lường giá trị các biến số. Vì đây là nghiên cứu định lượng, cách thức lấy mẫu là thiết kế chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện. Bảng câu hỏi sẽ được sử dụng để làm công cụ thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho phân tích định lượng nói trên. Mô hình hệ số tương quan Alpha của Cronbach (Cronbach’s Alpha) và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được dùng để đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua hệ số tươngquan Pearson. Diễn giải số liệu thông qua một số công cụ thống kê mô tả và thống kê suy luận và được thực hiện nhờ vào phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 22.0.
4. Mô hình nghiên cứu
Dựa trêncác nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến nhận thức về đaọ đức nghề nghiệp , mô hình nghiên cứu nhận thức về đạo đức của sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được hình thành và trình bày trong:
+ Đạo đức cá nhân: Đối với người hành nghề kế toán là họ phải ý thức được công việc và nhận thức đúng đắn về công việc của mình đang làm, bên cạnh đó họ phải ý thức rõ ràng về quyền và trách nhiệm của người làm nghề kế toán. Họ phải biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với uy tín nghành nghề và phải tự điều chỉnh hành vi của mình để không gây tổn hại cho uy tín nghề nghiệp của mình
+ Đạo đức công ty: Là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể. Đạo đức công ty chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động công ty. Đạo đức không phải mơ hồ, nó thực sự gắn liền với lợi ích kinh doanh của công ty
+ Hiểu biết về văn hóa xã hội:là quá trình nhận thức, sự tích lũy thông qua quan sát, học hỏi, trải nghiệm, nghiên cứu văn hóa.
+ Năng lực hành nghề: tổ hợp thuộc tính tâm sinh lý và trình độ chuyên môn đã được chứng thực hoàn thành một hoặc nhiều công việc theo các tiêu chuẩn tương ứng trong bối cảnh hoạt động thực tế của nghề. Quá trình hình thành năng lực hành nghề phải gắn với luyện tập, thực hành và trải nghiệm các công việc thuộc nghề và bảo đảm thực hiện có hiệu quả. Nó bao gồm cả khả năng chuyển tải kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thói quen làm việc vào các tình huống trong phạm vi của nghề. Nó cũng bao gồm cả sự tổ chức thực hiện, sự thay đổi, cách tân và tính hiệu quả cá nhân cần có để làm việc với đồng nghiệp, với người lãnh đạo, quản lý cũng như với khách hàng của mình.
+ Quy định về Pháp luật và ngành nghề: Người làm nghề kế toán cần phải hiểu biết, tuân thủ thực hiện các quy định của Luật Kế toán, các quy phạm pháp luật khác có liên quan cũng như chuẩn mực, chế độ kế toán.
Năng lực hành nghề |
H1 H2
H3 H4 H5
|
Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp. |
Đạo đức cá nhân |
Đạo đức công ty |
Hiểu biết về văn hóa xã hội |
Quy định về Pháp luật và ngành nghề |
5. Kết quả nghiên cứu
Tổng quan về mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu này tác giả chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, phát trực tiếp cho sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Sau bước khảo sát định lượng sơ bộ tác giả tiến hành khảo sát chính thức thời gian lấy mẫy từ30/08/2018 – 30/12/2018.
Số phiếu phát ra là 300 phiếu ,thu về293phiếu (tỷ lệ đạt 97,77%), loại bỏ7phiếu không hợp lệ. Vì vậy kích thước mẫu cuối cùng là 293và một số đặc điểm chính như sau:
Bảng 1: Bảng phân bố mẫu theo một số thuộc tính của người được khảo sát
Thuộc tính |
Số lượng |
Tỷ lệ(%) |
|
Giới tính |
Nam |
46 |
15.7 |
|
Nữ |
247 |
84.3 |
Bậc học |
Năm 2 |
19 |
6.5 |
|
Năm 3 |
143 |
48.8 |
|
Năm 4 |
131 |
44.7 |
Kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’Alpha
Bảng 2: Kết quả phân tích độ tin cậy các nhóm biến bằng hệ số Cronbach’Alpha
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
STT |
Nhóm biến |
Số biến quan sát |
Cronbach Alpha |
1 |
Đạo đức cá nhân |
6 |
.814 |
2 |
Quy định Nhà nước và pháp luật về ngành nghề
|
4 |
.898 |
3 |
Đạo đức công ty |
5 |
.878 |
4 |
Hiểu biết văn hóa xã hội |
4 |
.796 |
5 |
Năng lực hành nghề |
4 |
.848 |
6 |
Nhận thức đạo đức nghề nghiệp |
3 |
.808 |
Qua kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha ta thấy 5thành phần thang đo về đánh giá sự hài lòng về dịch vụ và yếu tố phụ thuộc đều có độ tin cậy lớn hơn 0.6 nên đều tin cậy để sử dụng.Điều đó cho thấy thang đo được xây dựng có ý nghĩa trong thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết.Nên được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích nhân tố khám phá EFA các nhân tố thuộc biến độc lập
Trước tiên để kiểm tra xem các nhân tố độc lập có phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA hay không, ta tiến hành kiểm định Bartlett’s và hệ số KMO:
Bảng 3. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của các nhân tố độc lập |
||
---|---|---|
Hệ số KMO |
.906 |
|
Kiểm định Bartlett's |
4061.830 |
3570.899 |
276 |
231 |
|
.000 |
,000 |
Dựa vào Bảng 3, có giá trị KMO là 0.906> 0.5 và giá trị Sig của kiểm định Bartlett’s bằng 0.000 < 0.05 cho thấy các biến có tương quan với nhau nên mô hình là phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
Phương pháp trích trong phân tích nhân tố yêu cầu các giá trị trích Eigenvalue phải lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. 5 nhân tố được trích ra đều có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 và điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ4có Eigenvalue là 1.125> 1. Tổng phương sai trích của 5 nhân tố bằng 67.229% > 50% điều này cho thấy khả năng sử dụng 5nhân tố thành phần này giải thích được 67.229% biến thiên của các biến quan sát. Từ kết quả của ma trận xoay loại 2 biến ĐĐCN 5, ĐĐCN 6 vì hệ số tải nhỏ hơn 0,5 do đó không tải lên nhân tố nào.
Tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA sau khi loại đi biến .ĐĐCN 5,ĐĐCN 6
Bảng 4. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của các nhân tố độc lập |
||
Hệ số KMO |
.895 |
|
Kiểm định Bartlett's |
Chi bình phương |
3228.414 |
df |
190 |
|
Sig. |
.000 |
Sau khi phân tích thì hệ số KM0 = 0.895 thõa mãn điều kiện 0,5<KMO<1 cho thấy phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu.
Kết quả kiểm định Bartlett's là 3228.414với mức ý nghĩa Sig = 0,000 <0,05 cho thấy các biến có tương quan tuyến tính với nhau. Kết quả ma trận xoay cho thấy 20 biến quan sát được gom thành 5 nhân tố, các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,5.
Phân tích nhân tố khám phá EFA nhân tố sự nhận thức
Thang đo gồm 3 biến quan sát, sau khi phân tích thì hệ số KM0 = 0.691 thõa mãn điều kiện 0,5<KMO<1 cho thấy phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu.
Kết quả kiểm định Bartlett's là 3570.899 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 <0,05 cho thấy các biến có tương quan tuyến tính với nhau
Bảng 5. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của nhân tố sự nhận thức |
||
---|---|---|
Hệ số KMO |
.0.691 |
|
Kiểm định Bartlett's
|
283.369 |
3570.899 |
3 |
10 |
|
.000 |
.000 |
Phân tích đã rút trích từ 3biến đánh giá sự thích ứng thành một nhân tố chính có Eigenvalue bằng 2.180và tổng phương sai trích 72,665 % >50%.(Bảng 5)
Bảng 6 Tổng phương sai trích của nhân tố sự nhận thức
|
|
||||||
STT |
Hệ số Eigenvalues |
Hệ số tải trọng bình phương |
|||||
Tổng |
% Phương sai |
% Phương sai tích luỹ |
Tổng |
% Phương sai |
% Phương sai tích luỹ |
||
1 |
2.180 |
72.665 |
72.665 |
2.180 |
72.665 |
72.665 |
|
2 |
.506 |
16.873 |
89.539 |
|
|
|
|
3 |
.314 |
10.461 |
100.000 |
|
|
|
|
|
|
||||||
Sau khi kiểm định bằng Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, thì 5nhân tố ban đầu gom thành 5 nhân tố.Như vậy 23biến quan sát nhóm thành 5nhân tố độc lập và 1biến đánh giá nhóm thành 1 nhân tố đánh giá sự nhận thức của sinh viên.
Phân tích mô hình hồi quy
Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá, ta tiến hành phân tích hồi qui để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với nghề nghiệp. Phân tích hồi qui sẽ được thực hiện với 5nhân tố độc lập là: Đạo đức cá nhân , Quy định của Nhà nước & Pháp luật về ngành nghề, Đạo đức công ty , Năng lực hành nghề,Hiểu biết về văn hóa xã hội .
Phương trình hồi qui tuyến tính đa biến của nghiên cứu này có dạng:
Mô hình hồi quy chưa chuẩn hóa:
NT = 0.733 + 0.83DDCN+ 0.279HBXH + 0.206NLHN+ 0.124DDCT+ 0.070QD
Mô hình hồi quy đã chuẩn hóa:
nt = 0,333HBXH + 0,3NLHN
6. Kiến nghị
Thông qua việc phân tích hồi quy tuyến tính để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nhận thức đạo đức nghề nghiệpcủa sinh viên Khoa Kế toán ngành Kế tóa trên đại bàn thành phố Đà Nẵng.Kết quả thực nghiệm cho thấy có 2nhân tố ảnh hưởng chính tác động đến quyết đinh nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên bao gồm: hiểu biết xã hội, năng lực hành nghề .Từ kết quả nghiên cứu và một số nhân xét trên, xin trình bày một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, nâng cao năng lực hành nghề
-Trong quá trình học tập thì cần phải trao dồi các kiến thức cũng như những hiểu biết về Luât kế toán. Thường xuyên theo dõi và cập nhật những quy định, chuẩn mực mới nhất của Luật kế toán.
-Phải có những hiểu biết nhất định về pháp luật, đặc biệt là hiểu biết và khả năng tuân thủ, giải thích các quy định pháp lí về kinh tế- tài chính. Bên cạnh đó cần có kỹ năng và sự nhạy cảm, sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ, đặc biệt là năng lực xử lý các nghiệp vụ kinh tế tài chính trong một nền kinh tế năng động và hội nhập. Kế toán viên cần phải thường xuyên duy trì, cập nhật, bổ sung kiến thức và nâng cao trình độ để thực hiện thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn của kiểm toán trong môi trường pháp lý và tiến bộ khoa học kỹ thuật đồng thời xuyên cập nhật Luật kế toán để đảm bảo công việc được thực hiện một cách chính xác nhất.
- Nhà trường cần thiết kế trong chương trình đào tạo những nội dung chuyên môn có tính chất đặc thù về môi trường pháp lý và môi trường hoạt động tại Việt Nam để người học có thể thực hiện được công việc chuyên môn một cách thành thạo sau khi tốt nghiệp.
Thứ hai, nâng cao hiểu biết về văn hóa xã hội.
+ Mỗi sinh viên cần phải có ý thức tự giác, tiếp thu các vấn đề có liên quan đến đạo đức cá nhân. Có tinh thần học tập tốt, rèn luyện đạo đức tốt. Tự tu dưỡng đạo đức là biện pháp quan trọng giúp mỗi cá nhân nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành.
+ Sinh viên phải tự chủ động đưa ra các quyết định về thái độ, hành động và chịu trách nhiệm về bản thân thay vì nhận được sự chỉ bảo, bao bọc thường xuyên của gia đình. Sinh viên sẽ tiếp thu và tích lũy tri thức chuyên ngành, đồng thời mở rộng cơ hội, khả năng sáng tạo và phát huy những tiềm lực tri thức của mình, sống một cuộc sống mới chủ động hơn, xác lập các mối quan hệ xã hội, tham gia vào quá trình xã hội hoá…
+ Nhà trường cần bổ sung thêm một số nguyên tắc cơ bản về đạo đức trong ứng xử của sinh viên và hình thức xử lý đối với những sinh viên vi phạm ở những cấp độ khác nhau. Bước đầu, có thể tiến hành điều tra xã hội học nhằm thu nhận ý kiến từ cả hai phía sinh viên và giảng viên nhằm đưa ra được bộ qui tắc vừa phù hợp, mềm dẻo và có tác dụng tích cực nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.JI và cộng sự (2013) . Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân đến đạo đức nghề nghiệp của người làm PR. Tạp chí Interdisclinary journal of comtemporary research in business, 3, 30-37
2.Alexandre André Feil2 và cộng sự (2017). Sinh viên đạo đức và kế toán chuyên nghiệp.Tạp chí Cadernos Ebape.Br, 5, 60-65
3.Vedad Akman ( 2014) . Đạo đức và nghề kế toán tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tạp chí Interdisclinary journal of comtemporary research in business, 3, 50-57
4.Kokthunarinan & Marko Hermawan(2016) .Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên kế toán nhận thức về đạo đức kế toán - Một nghiên cứu thực nghiệm ở Indonesia. Tạp chí Journal of Business Ethics, 14, 433-444.
5..Nguyễn Tiến Hiệp (2016). Những yếu tố tác động đến đạo đức công vụ nước ta hiện nay, Học viện hành chính quốc gia.
6.Nguyễn Thị Bích Trâm-Lê Thị Thanh Xuân (2015).Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của lực lượng lao động mới, Đại học công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Thu Trang- Trần Tiến Khoa- Lê Thị ThanhXuân (2014). Đạo đức nghề nghiệp – Tổng quan lý thuyết và nhận thức của sinh viên đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
8. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
9. Kiểm toán Nhà nước (2014), Quyết định số 01/2014/QĐ-KTNN, Chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước số 30 Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp
10.Nguyễn Thị Khánh Vân (2018).Các quy định về đạo đức nghề nghiệp liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Đại học Duy Tân
11.Vũ Mai Phương(2017), Đào tạo kế toán, kiểm toán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Khoa học và công nghệ, 3, 40-45
12.Nunnally, J. (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw-Hill).
13.Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 24)
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: