CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM CHĂM SÓC DA MẶT HÀN QUỐC CỦA SINH VIÊN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
ThS. Mai Thị Quỳnh Như
TÓM TẮT:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm chăm sóc da mặt Hàn Quốc của sinh viên nữ trường Đại học Duy Tân là nhằm gia tăng việc mua sản phẩm chăm sóc da mặt Hàn Quốc của sinh viên nữ trường Đại học Duy Tân. Mục đích của nghiên cứu này nhằm Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm chăm sóc da mặt Hàn Quốc của sinh viên nữ trường Đại học Duy Tân thông qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với mô hình giả thuyết 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên, gồm: (1) Sản phẩm, (2) Giá cả , (3) địa điểm bán hàng, (4) Quảng cáo-khuyến mãi , (5) Tâm lý , (6) thương hiệu.
Từ khóa: nhân tố, sự hài lòng , mỹ phẩm
1. Đặt vấn đề
Nhu cầu chăm sóc bản thân, mối quan tâm đến ngoại hình ngày càng được coi trọng. Xu hướng sử dụng sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da của các bạn sinh viên nữ tăng cao. Hiện nay, Doanh nghiệp hay các cửa hàngbán sản phẩm chăm sóc damặtHàn Quốc đề ra những chính sách và chiến lượcphù hợp nhằmthu hút được nhiều khách hàng hơn.Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm chăm sóc da mặt Hàn Quốc của sinh viên nữ trường Đại học Duy Tân, từ đó góp phần đưa ra các giải pháp giúp Doanh nghiệp trong việc thiết kế các tính năng, dịch vụ, chính sách hợp lý nhằm đáp ứng các nhu cầu của sinh viên nữ và nhằm gia tăng việc mua sản phẩm chăm sóc da mặt Hàn Quốc của sinh viên nữ trường Đại học Duy Tân.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm chăm sóc da mặt Hàn Quốc của sinh viên nữ trường Đại học Duy Tân.
- Phạm vi nghiên cứu: Sản phẩm chăm sóc da mặt Hàn Quốc.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu nàysử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng trong giai đoạn xây dựng bảng câu hỏi. Phương pháp định lượng được sử dụng thông qua bảng câu hỏi thu thập thông tin, thông tin thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Thang đo được xây dựng dựa trên phương pháp đánh giá với hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA để kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết đã xây dựng.
4. Mô hình nghiên cứu
Dựa trên mô hình nhận thức của khách hàng về chất lượng và sự thỏa mãn, các mô hình nghiên cứu trước kết hợp với thực tế đào tạo tại trường, mô hình nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm chăm sóc da mặt Hàn Quốc của sinh viên nữ trường Đại học Duy Tân bao gồm các nhân tố sau:
.
|
|
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề nghị
5. Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu
5.1 Tổng quan về mẫu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên các sinh viên là những người đang theo học tại khoa kế toán trường Đại học Duy Tân. Dựa trên 400 bản khảo sát được phát ra thì có 285 bảng hợp lệ thì chúng tôi đã thu thập, tổng hợp và xử lí số liệu trên phần mềm SPSS 22.0 phần thống kê mô tả.
(Bảng 1)
Bảng 1: Bảng phân bổ mẫu theo một số thuộc tính
Thuộc tính |
|
Số lượng |
Tỷ lệ |
Bậc học |
Năm 1 |
26 |
9.1 |
Năm 2 |
49 |
17.2 |
|
Năm 3 |
97 |
34.0 |
|
Năm 4 |
113 |
39.6 |
|
Thời gian sử dụng |
Dưới 3 tháng |
99 |
34.7 |
3-6 tháng |
115 |
40.4 |
|
6-12 tháng |
68 |
23.9 |
|
Trên 12 tháng |
3 |
1.1 |
5.2 Kiểm định chất lượng thang đo bằng Hệ số Cronbachs Anpha
Bảng 2: Kết quả phân tích độ tin cậy các nhóm biến bằng hệ số Cronbachs Alpha
STT |
Nhóm biến |
Số biến quan sát |
Cronbach Alpha |
1 |
Sản phẩm |
5 |
α = .878 |
2 |
Giá cả |
4 |
α = .852 |
3 |
Địa điểm |
4 |
α = .752 |
4 |
Quảng cáo |
4 |
α = .911 |
5 |
Thương hiệu |
4 |
α = .904 |
6 |
Tâm lý |
4 |
α = .887 |
Qua kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha ta thấy 6 thành phần thang đo về các nhân tố ảnh hưởng và yếu tố phụ thuộc đều có độ tin cậy lớn hơn 0,6 nên đều tin cậy để sử dụng. Điều đó cho thấy, thang đo được xây dựng có ý nghĩa thống kê và đạt độ tin cậy cần thiết, nên được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA (Bảng 2)
5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA các nhân tố thuộc biến độc lập
Theo mô hình nghiên cứu có 6 thành phần với 25 biến quan sát ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Sau khi khảo sát dùng phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax để phân tích 25 biến quan sát. Đầu tiên ta kiểm định Bartletts và hệ số KMO, kết quả EFA lần 2 còn 23 biến quan sát ( hệ số KMO = .790 khá cao thỏa mãn yêu cầu 0,5 ≤ KMO ≤ 1: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kiểm định Bartlett là 5429.436 với mức ý nghĩa sig = 0,000 <0,05 (bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể), điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố EFA là hoàn toàn thích hợp.
23 biến quan sát được trích thành 6 nhân tố tại Eigenvalues = 1,251 và giá trị tổng phương sai trích = 71,626% ≥ 50%: đạt yêu cầu, khi đó có thể nói rằng 6 nhân tố này giải thích 71,626% biến thiên của biến quan sát. Vậy nên tạm thời kết luận có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên.( Bảng 3)
Bảng 3: Hệ số KMO và kiểm định Bartletts của các nhân tố độc lập
KMO and Bartlett's Test |
||
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. |
.790 |
|
Bartlett's Test of Sphericity |
Approx. Chi-Square |
4326.358 |
Df |
351 |
|
Sig. |
.000 |
5.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA nhân tố thuộc biến phụ thuộc
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với KMO bằng 0,664 >0,5 và kiểm định Bartlett’s có sig = 0,000 <0,05 nên có thể khẳng định dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố. ( Bảng 4)
Bảng 4: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của nhân tố biến phụ thuộc
KMO and Bartlett's Test |
||
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. |
.674 |
|
Bartlett's Test of Sphericity |
Approx. Chi-Square |
347.659 |
df |
3 |
|
Sig. |
.000 |
5.5Phân tích mô hình hồi quy
Sau khi rút được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá, ta tiến hành phân tích hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về . Phân tích hồi quy sẽ được thực hiện với 6 nhân tố độc lập ,giá trị của mỗi nhân tố được dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố đó.
Model Summaryb |
|
||||||||||||
Model |
R |
R Square |
Adjusted R Square |
Std. Error of the Estimate |
Durbin-Watson |
|
|||||||
1 |
.743a |
.552 |
.544 |
.42397 |
1.907 |
|
|||||||
a. Predictors: (Constant), GC, TL, TH, SP, QC |
|
||||||||||||
b. Dependent Variable: QĐ |
|
||||||||||||
ANOVA |
|
||||||||||||
|
Model |
Sum of Squares |
Df |
Mean Square |
F |
Sig. |
|||||||
|
1 |
Regression |
61.797 |
5 |
12.359 |
68.760 |
.000b |
||||||
|
Residual |
50.149 |
279 |
.180 |
|
|
|||||||
|
Total |
111.946 |
284 |
|
|
|
|||||||
|
a. Dependent Variable: QĐ |
||||||||||||
|
b. Predictors: (Constant), GC, TL, TH, SP, QC |
||||||||||||
Phương trình hồi quy tuyến tính mới cụ thể, như sau:
QĐ = 0.199*SP + 0.362*GC + 0.323*QC + 0.172*TH + 0.152*TL
6. Một số kiến nghị
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, các nhà sản xuất cần có những biện pháp thích hợp để điều chỉnh giá cả phù hợp với thị trường và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó người tiêu dùng nên cân nhắc thật kĩ khi mua mỹ phẩm để có lựa chọn thông minh, sáng suốt, phù hợp với bản thân.
Vì khách hàng là sinh viên nên các nhà kinh doanh mỹ phẩm nên nhắm đến các sản phẩm có giá cả vừa phải không quá cao cũng không quá thấp
Các công ty có thể xây dựng chiến lược Marketing và quảng cáo tác động đến các yếu tố cá nhân của người tiêu dùng, từ đó để kích thích nhu cầu và thúc đẩy hành vi mua của khách hàng.
Đưa ra các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng phải đủ hấp dẫn
Đưa ra các chương trình giảm giá, bốc thăm trúng thưởng và có các chương trình ưu đãi cho khách hàng thân thiết.
Nhóm khách hàng nữ là nhóm khách hàng tiềm năng. Các nhà sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh cần phải phối hợp nhau, phát triển mạnh các dòng mỹ phẩm chuyên cho Nữ giới để khai thác lợi nhuận từ nhóm khách hàng này nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó, cần mở rộng hơn các sản phẩm dành cho nam giới để thu hút các sinh viên nam bởi đây vẫn còn là một thị trường đầy tiềm năng vẫn chưa được thai khác nhiều.
Cần phải có những thông tin, đầy đủ về sản phẩm như thông số kỹ thuật, tính năng sản phẩm và xuất xứ hàng hóa. Kèm theo đó là chính sách bảo hiểm cho người mua hàng và khi mua phải sản phẩm không đúng chất lượng.
Ngoài ra, để có thể chinh phục nhóm đối tượng sinh viên hay giới trẻ, các nhà sản xuất và công ty mỹ phẩm Việt Nam cần sáng tạo và đổi mới trong tất cả các sản phẩm được đưa ra trên thị trường, kết hợp độc đáo giữa bí quyết làm đẹp phương Đông và độ nhạy cảm với các giá trị hiện đại phương Tây, áp dụng công thức đã qua thử nghiệm lâm sàng để tạo ra những sản phẩm phù hợp chăm sóc da và sắc đẹp cũng như thường xuyên phân tích các xu hướng của thị trường sẽ tạo ra khả năng thích ứng với các thị trường khác nhau để từ đó có những chiến lược phân phối rộng khắp.
Đây là nhóm người tiêu dùng đặc biệt chú ý đến thương hiệu sản phẩm vì vậy các nhà kinh doanh nên cung cấp các loại mỹ phẩm có tên tuổi trên thị trường
Khi trình bày sản phẩm, nhưng thông tin trên bao bì phải rõ ràng, cẩn trọng bởi nhóm khách hàng này có trình độ, có hiểu biết về mỹ phẩm vì vậy họ khá kỹ lưỡng trong việc tìm kiếm thông tin và thương hiệu cho sản phẩm.
Tận dụng những điểm mạnh trong ca nhạc, phim ảnh,... để có những chiến lược maketing hợp lí nhằm thu hút người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với các xu hướng trang điểm, cũng như giới thiệu thương hiệu mỹ phẩm một cách rộng rãi như: mời diễn viên nổi tiếng làm người mẫu đại diện cho dòng mỹ phẩm mới ra; lồng tên sản phẩm vào các đoạn phim,... Bên cạnh đó, qua phim ảnh, ca nhạc,.... người tiêu dùng nên nắm bắt những cách trang điểm phù hợp với bản thân trong những ngữ cảnh nhất định làm cho bản thân trở nên trẻ trung và cá tính hơn.
Chăm sóc khách hàng là việc cần làm bởi đây là nhóm khách hàng có lòng trung thành với sản phẩm cao nếu họ tìm được sản phẩm vừa ý bằng cách thiết lập các kênh tư vấn được thực hiện bởi những chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực mỹ phẩm hay bác sĩ chuyên khoa da liễu cũng là một việc cần làm nhằm gia tăng niềm tin của khách hàng vào nhãn hiệu. Luôn giải quyết thấu đáo những vướng mắc của khách hàng.
Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển. Việc mua hàng trực tuyến cũng phổ biến hơn. Các bạn sinh viên cũng không cần đến trực tiếp cửa hàng để mua sản phẩm mà có thể mua hàng online qua mạng vừa dễ mua lại đỡ mất thời gian, chỉ cần ngồi ở nhà là có thể mua được sản phẩm mình thích mà không cần đi đâu để mua cả. Do đó mà địa điểm bán hàng cũng không ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm chăm sóc da mặt Hàn Quốc của các bạn sinh viên nữ trường Đại học Duy Tân.
7. Kết luận
Cũng tương tự như bất kỳ nghiên cứu nào, nghiên cứu này cũng có một vài hạn hạn chế, cụ thể là hai hạn chế sau:
Một là, mô hình lý thuyết chỉ được kiểm định với sinh viên nữ trường Đại học Duy Tân đang học năm 1 đến năm 4 tại trường. Có thể có một số khác biệt so với sinh viên nữ tại các trường khác nói riêng và phái nữ nói chung. Vì vậy, tiếp tục kiểm định mô hình lý thuyết với các sinh viên nữ thuộc các trường khác, cũng như kiểm định mô hình với nữ giới theo nhiều độ tuổi cũng như ngành nghề khác nhau để gia tăng tính tổng quát hóa của mô hình cũng là một hướng nghiên cứu tiếp theo.
Hai là, nghiên cứu này chỉ xem xét một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm chăm sóc da mặt Hàn Quốc của sinh viên nữ trường Đại học Duy Tân, ngoài những yếu tố này thì còn có thêm nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến mà nhóm chúng em chưa đề cập đến, đó cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo cho các đề tài khác.
-----------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo
[1] A,H.Hemanth Kumar, S.Franklin John, S.Senith (2014), A Study on factors influencing consumer buying behavior in cosmetic Products, International Journal of Scientific and Research Publications, Volume 4, Issue 9, September 2014 1 ISSN 2250-3153.
[2] R.Leslie Bailey, Under the direction of Jan M. Hathcote (2011), A study of the factors impacting women’s purcharses of anti – aging skincare product, Electronic Version, Approved:Maureen Grasso, Dean of the Graduate School, The University of Georgia, August 2011.
[3] Per Skålén, Sofia Molander (2010), A Study of Factors Affecting on Men’s Skin Care Products Purchasing, Particularly in Karlstad, Sweden.
[4] Kajapriya R, Surya R, M. Phil (2015), An analysis on insight of women consumer’s towards cosmetic products, ISSN: 2249 – 7196 IJMRR/April 2015/ Volume 5/ Issue 4/ Arrticle No – 2/246 – 250 Kajapriya R et.al/ International Journal of Management Research & Review.
[13] Nguyễn Ngọc Đan Thùy (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết đinh mua mỹ phẩm chăm sóc da Dermalogia của người tiêu dùng tạo TP.HCM, Trường Đại học mở TP.HCM.
[14] Lê Diệu My (2017),Các nhân tố văn hóa Hàn Quốc đến quyết định mua mỹ phẩm Hàn Quốc của người tiêu dùng nữ, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
[15] Lê Thị Hoàng Vân (2010), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng mỹ phẩm, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: