ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH KẾ TOÁN – THUẾ ĐẾN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Khánh Vân
Chênh lệch kế toán - thuế xảy ra khi kế toán và thuế ghi nhận doanh thu và chi phí theo các cách khác nhau. Kế toán ghi nhận doanh thu và chi phí theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành còn thuế ghi nhận doanh thu và chi phí theo luật thuế hiện hành. Các hướng dẫn chi tiết để xác định số chênh lệch giữa doanh thu, chi phí được trình bày trong Chuẩn mực kế toán số 17 và các quy định có liên quan. Theo đó, các khoản chênh lệch được chia thành hai loại, đó là chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn.
Chênh lệch tạm thời: Là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và là cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này (Chuẩn mực kế toán số 17). Chênh lệch tạm thời có thể là:
- Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDNtrong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
- Chênh lệch tạm thời được khấu trừ:Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDNtrong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
Sự khác biệt này đã ảnh hưởng đến việc tính toán thuế, lập tờ khai quyết toán thuế TNDN cuối năm tài chính của các doanh nghiệp.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: