MÔ HÌNH CHUNG CHO PHÂN TÍCH CHÊNH LỆCH CHI PHÍ CHUẨN
ThS. Nguyễn Thị Hồng Sương – Khoa Kế toán
Nội dung mô hình chung cho phân tích chênh lệch chi phí chuẩn
Tại sao các tiêu chuẩn được tách thành hai loại: giá cả và số lượng? Chênh lệch giá và chênh lệch lượng thường có nguyên nhân khác nhau. Ngoài ra, các nhà quản trị chịu trách nhiệm mua và sử dụng đầu vào cũng khác nhau.
Chẳng hạn. trong trường hợp vật liệu, giám đốc vật tư chịu trách nhiệm về giá của nó và giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm về số lượng vật liệu thực sự được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Do đó, điều quan trọng là phải phân biệt rõ ràng các sai lệch so với các tiêu chuẩn về giá (trách nhiệm của giám đốc vật tư) và sai lệch so với các tiêu chuẩn về số lượng ( trách nhiệm của giam đốc sản xuất).
Sau đây là mô hình chung có thể được sử dụng để phân tích chênh lệch chi tiêu cho một chi phí biến đổi thành chênh lệch giá và chênh lệch lượng. Mô hình chung này có thể luôn luôn được sử dụng để tính chênh lệch lao động trực tiếp và chênh lệch chi phí sản xuất chung biến đổi. Tuy nhiên, nó có thể được sử dụng để tính toán chênh lệch vật liệu trực tiếp chỉ khi số lượng vật liệu thực tế được mua bằng với số lượng vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất.
Hình 1 – Mô hình chung cho phân tích chênh lệch chi phí chuẩn
Thứ nhất, Có thể sử dụng để tính chênh lệch giá và chênh lệch lượng cho từng yếu tố chi phí biến đổi: vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung biến đổi, mặc dù có các tên khác nhau.
+ Chênh lệch giá được gọi là chênh lệch giá vật liệu trong trường hợp vật liệu trực tiếp, chênh lệch đơn giá lao động trong trường hợp là lao động trực tiếp và chênh lệch tỷ lệ chi phí sản xuất chung biến đổi trong trường hợp chi phí sản xuất chung biến đổi.
+ Chênh lệch lượng được gọi là chênh lệch lượng vật liệu trong trường hợp vật liệu trực tiếp, chênh lệch hiệu quả lao động trong trường hợp lao động trực tiếp và chênh lệch hiệu quả chi phí sản xuất chung biến đổi trong trường hợp chi phí sản xuất chung biến đổi.
Thứ hai, cả 3 cột (1,2,3) đều dựa trên sản lượng sản xuất thực tế trong kỳ. Cột (3) thuật ngữ số lượng tiêu chuẩn cho phép (SQ), khi tính chênh lệch vật liệu trực tiếp hoặc giờ chuẩn cho phép (khi tính chênh lệch lao động trực tiếp và chênh lệch chi phí sản xuất chung biến đổi) đề cập đến lượng đầu vào nên được sử dụng để sản xuất số lượng thành phẩm thực tế trong kỳ. Nó được tính bằng cách nhân sản lượng thực tế với số lượng (hoặc số giờ) tiêu chuẩn trân mỗi đơn vị. Số lượng (hoặc số giờ) tiêu chuẩn được phép nhân với giá (hoặc đơn giá) tiêu chuẩn trên mỗi đơn vị đầu vào để có được tổng chi phí theo dự toán linh hoạt.
Minh họa: Công ty thực sự sản xuất 100 đơn vị thành phẩm trong kỳ và số lượng vật liệu tiêu chuẩn trên một đơn vị thành phẩm là 5.000 đồng thì số lượng tiêu chuẩn cho phép (SQ) sẽ là 100 * 5.000 = 50.000 đồng trên một đơn vị) Nếu giá tiêu chuẩn của công ty cho mỗi vật liệu trực tiếp là 20.000 thì tổng chi phí vật liệu trực tiếp trong dự toán linh hoạt này sẽ là 50.000 * 20.000 = 1.000.000.000 đồng.
Thứ ba, Chênh lệch chi tiêu, được tính bằng cách lấy tổng chi phí cột (1) trừ tổng chi phí cột (3)
+ Chênh lệch giá được tính bằng cách lấy cột (1) – cột (2)
Nếu kết quả dương thì được coi là chênh lệch bất lợi và ngược lại kết quả âm là chênh lệch thuận lợi.
-> Chênh lệch giá bất lợi cho biết giá thực tế (AP) trên mỗi đơn vị đầu vào cao hơn giá tiêu chuẩn (SP) trên mỗi đơn vị.
-> Chênh lệch giá thuận lợi cho biết giá thực tế (AP) trên mỗi đơn vị đầu vào thấp hơn giá tiêu chuẩn (SP) trên mỗi đơn vị.
+ Chênh lệch lượng được tính bằng cách lấy cột (2) – cột (3)
-> Chênh lệch lượng bất lợi cho biết số lượng thực tế (AQ) trên mỗi đơn vị đầu vào cao hơn số lượng tiêu chuẩn cho phép (SQ)
-> Chênh lệch lượng thuận lợi cho biết giá thực tế (AQ) trên mỗi đơn vị đầu vào thấp hơn số lượng tiêu chuẩn cho phép(SQ).
KẾT LUẬN
Chi phí tiêu chuẩn là một yếu tố quan trọng trong quản trị theo cách tiếp cận hiện đại. Nếu chi phí phù hợp với tiêu chuẩn, nhà quản trị có thể tập trung vào các vấn đề khác. Khi chi phí vượt đáng kể so với tiêu chuẩn, nhà quản trị được cảnh báo rằng có thể tồn tại các vấn đề cần thận trọng. Với nền tảng mô hình chung phân tích chi phí tiêu chuẩn này làm cơ sở để tính chênh lệch giá và chênh lệch lượng cho các chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung biến đổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS -TS. Nghiêm Văn Lợi hiệu đính, Kế toán quản trị, Nhà xuất bản tài chính
2. Phạm Văn Dược & Huỳnh Lợi (2009), “Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị”, NXB Tài chính
3. Nguyễn Ngọc Quang (2016), “Giáo trình Kế toán quản trị”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, tái bản lần 2
.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: