TÌM HIỂU THÊM VỀ VIỆC SỬ DỤNG TỶ SỐ LỢI ÍCH/CHI PHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
Lê Thị Huyền Trâm
BM Kế toán quản trị
Đầu tư dài hạn là một quyết định bỏ vốn trong hiện tại nhằm mục đích thu được những lợi ích lâu dài trong tương lai. Đối với các cá nhân và doanh nghiệp thì đầu tư chủ yếu là nhằm mục đích kinh tế. Quyết định đầu tư dài hạn có ảnh hưởng lớn đến qui mô cũng như đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn đầu tư và sinh lợi phải trải qua nhiều năm nên phải đối diện với vô số điều không chắc chắn, khó dự đoán và độ rủi ro cao. Do vậy, cần sử dụng các phương pháp tính toán đặc thù liên quan đến nó làm cơ sở cho việc ra quyết định trong đó tỷ số lợi ích/ chi phí thường được sử dụng trong việc lựa chọn dự án đầu tư. Bài viết đưa ra một số trao đổi khi sử dụng chỉ tiêu lợi ích/chi phí.
1. Khái quát về tỷ số lợi ích/ chi phí (Benefit/Cost – B/C)
Tỷ số lợi ích/ chi phí là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được với giá trị hiện tại chiphí bỏ ra
Nếu dự án có B/C lớn hơn hoặc bằng 1 thì dự án đó có hiệu quả về mặt tài chính. Trong trường hợp có nhiều dự án loại bỏ nhau thì B/C là một tiêu chuẩn để xếp hạng theo nguyên tắc xếp vị trí cao hơn cho dự án có B/C lớn hơn.
Công thức như sau:
Ưu nhược điểm của chỉ tiêu B/C
+ Ưu điểm: nổi bật là cho biết hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra.
+ Nhược điểm:
-Phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu lựa chọn để tính toán.
-Đây là chỉ tiêu đánh giá tương đối nên dễ dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các dự án loại bỏ nhau, có thể bỏ qua dự án có NPV lớn (vì thông thường phương án có NPV lớn thì có B/C nhỏ). Chính vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu B/C phải kết hợp với chỉ tiêu NPV và các chỉ tiêu khác nữa.
-B/C lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào quan niệm về lợi ích và chi phí của người đánh giá. Cho nên khi sử dụng chỉ tiêu B/C để lựa chọn dự án phải biết rõ quan niệm của người đánh giá về lợi ích và chi phí.
2. Nội dung phân tích dự án theo tỷ số B/C
Khi so sánh lựa chọn dự án đầu tư dựa trên chỉ số B/C cần lưu ý là thông thường những dự án đầu tư có vốn đầu tư ban đầu lớn, thường tạo công suất lớn, thu nhập dự án cao và hiện giá thuần NPV có giá trị cao, tuy nhiên do vốn đầu tư ban đầu cao, làm cho B/C đạt không cao (do vốn đầu tư nhiều và ở mẫu số của tỉ lệ B/C).
Nếu dùng chỉ tiêu B/C để xếp hạng các dự án, đôi khi hay thay đổi vị thế của các dự án nếu vốn đầu tư ban đầu của các dự án khác nhau.
Xét 3 dự án đều có thời hạn hoạt động là 5 năm, chi phí cơ hội của vốn là 8%/năm. Thông tin về vốn đầu tư ban đầu, lợi ích, chi phí hoạt động hàng năm cho ở bảng sau.
Bảng Vốn đầu tư ban đầu, lợi ích và chi phí hoạt động của các DA (ĐVT: 1000đ)
Hạng mục 0 1 2 3 4
DA1
Lợi ích |
|
1300 |
1500 |
1700 |
1400 |
Chi phi |
800 |
950 |
1050 |
1320 |
1150 |
Lợi ích ròng |
-800 |
350 |
450 |
380 |
250 |
DA2 Lợi ích |
|
2600 |
2900 |
3350 |
2750 |
Chi phi |
1620 |
1800 |
2250 |
2600 |
2330 |
Lợi ích ròng |
-1620 |
800 |
650 |
750 |
420 |
DA3 Lợi ích |
|
700 |
800 |
950 |
650 |
Chi phi |
450 |
460 |
590 |
700 |
610 |
Lợi ích ròng |
-450 |
240 |
210 |
250 |
40 |
Từ các thông tin của DA, kết quả NPV; Hiện giá lợi ích; Hiện giá chi phí đầu tư và B/C
như sau:
Bảng: NPV, Hiện giá lợi ích, Hiện giá chi phí đầu tư và B/C của các DA.
Khoản mục DA1 DA2 DA3
NPV |
395.22 |
581.25 |
179.87 |
Hiện giá lợi ích |
1,195.3 |
2,202.1 |
630.1 |
Hiện giá chi phí |
800 |
1620 |
450 |
B/C |
1.49 |
1.36 |
1.40 |
3. Kết luận
Tỷ số lợi ích/ chi phí được xem là phương pháp giúp đánh giá khả năng sinh lời của dự án. Tuy nhiên khi so sánh lựa chọn dự án đầu tư dựa trên chỉ số B/C cần lưu ý những hạn chế của chỉ tiêu này: Nếu dùng chỉ tiêu B/C để xếp hạng các dự án, cần phải kết hợp thêm các phương pháp khác để quyết định đúng đắn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.PGS.TS Trương Bá Thanh (2009), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất bản giáo dục.
2. TS Phan Đức Dũng ( 2008), Kế toán Quản trị, NXB Thống Kê
3. Th.S Võ Ngàn Thơ(2009), Bài giảng Quản trị dự án đầu tư
4. Bùi Xuân Phong. 2006. Quản trị dự án đầu tư. NXB Bưu chính viễn thông.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: