ThS Lê Thị Huyền Trâm – ThS Đinh Thị Thu Hiền – ThS Nguyễn Thị Quỳnh Giao
Khoa Kế toán – Đại học Duy Tân
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp dệt may. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, dựa trên các kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, kiểm định nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy, kết quả của nghiên cứu đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Dệt may gồm: (1) Sự tham gia của người sử dụng hệ thống (TGSD), (2) Sự hỗ trợ của nhà quản lý (HTNQL), (3) Sư tham gia của chuyên gia bên ngoài (CGBN), (4) Kiến thức của nhà quản lý (KTNQL), (5) Văn hóa doanh nghiệp (VHDN)
Từ khóa Nhân tố, tính hữu hiệu, hệ thống thông tin kế toán, doanh nghiệp Dệt may…
1. Giới thiệu
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng giúp các DN có những đánh giá về hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin kế toán trong thời kỳ phát triển hội nhập. Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - chính trị của miền Trung đang có tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm vừa qua, thu hút các DN trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố. Trong đó ngành dệt may tiếp tục là một trong những ngành có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp toàn thành phố, vào sự phát triển kinh tế của thành phố. Thực tế trong quá trình phát triển, ngành dệt may thành phố Đà Nẵng tuy có đóng góp nhiều trong việc góp phần làm tăng giá trị sản xuất, tăng thu lợi nhuận, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Với tầm quan trọng như vậy việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp dệt may là một yêu cầu có ý nghĩa chiến lược
Từ trước đến nay có nhiều nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào ở trong và ngoài nước xem xét về các nhân tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp dệt may. Đây là lý do mà bài viết này được thực hiện và trình bày trong nội dung các phần tiếp theo dưới đây.
2. Tổng quan về tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp
2.1. Những nội dung cơ bản về hệ thống thông tin kế toán
Hệ thống thông tin kế toán là một hệ thống con trong hệ thống thông tin doanh nghiệp.
Định nghĩa về hệ thống thông tin kế toán đã xuất hiện rất nhiều trong các nghiên cứu trong và ngoài nước, phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng hệ thống thông tin kế toán là hệ thống thông tin thực hiện việc thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu đầu vào nhằm cung cấp thông tin kế toán, tài chính hữu ích để phục vụ cho việc ra quyết định.
- Theo đặc điểm thông tin cung cấp cho người dùng hệ thống thông tin kế toán được chia thành 2 loại: hệ thống thông tin kế toán tài chính và hệ thống thông tin kế toán quản trị:
+ Hệ thống thông tin kế toán tài chính: Cung cấp thông tin tài chính tuân thủ theo các quy định, chế độ, nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán bên ngoài doanh nghiệp là chủ yếu.
+ Hệ thống thông tin kế toán quản trị: Cung cấp thông tin có tính dự báo về những vấn đề có thể xảy ra ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp cho đối tượng chủ yếu là các nhà quản trị của doanh nghiệp.
2.2. Tính hữu hiệu trong hệ thống thông tin kế toán
Dựa trên lý thuyết mô hình hệ thống thông tin thành công của DeLone & Mclean và Ismail (2009) để đưa ra khái niệm tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán được đánh giá qua các chỉ tiêu: chất lượng hệ thống thông tin kế toán cao (độ tin cậy của hệ thống cao, tính năng và chức năng của hệ thống đáp ứng yêu cầu cao, các báo cáo cung cấp kịp thời), chất lượng thông tin được cung cấp từ hệ thống thông tin kế toán cao (thông tin rõ ràng, đầy đủ, hữu ích và chính xác), mức độ sử dụng thông tin đầu ra của hệ thống thông tin kế toán cao (tần suất sử dụng thông tin cao, số lượng thông tin cần truy vấn nhiều, tần suất lập báo cáo nhiều), sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán, sử dụng hệ thống thông tin kế toán tăng lên tính hữu hiệu trong công việc cá nhân, sử dụng hệ thống thông tin kế toán tác động tích cực đến tổ chức doanh nghiệp.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT có tác động tích cực đến bộ máy quản lý tại các Doanh nghiệp: (1) Sự tham gia của người sử dụng hệ thống (TGSD), (2) Sự hỗ trợ của nhà quản lý (HTNQL), (3) Sư tham gia của chuyên gia bên ngoài (CGBN), (4) Kiến thức của nhà quản lý (KTNQL), (5) Văn hóa doanh nghiệp (VHDN)
Mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện hiện tại của các doanh nghiệp Dệt may được tác giả đề xuất như sau:
Sự hỗ trợ của nhà quản lý |
Văn hóa doanh nghiêp |
Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài |
Tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong Doanh nghiệp Dệt may |
Kiến thưc của nhà quản lý |
sử dụng hệ thống
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Dệt may
Trên cơ sở mục tiêu của nghiên cứu, dựa vào các lý thuyết nền về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Dệt may
Giả thiết H1 - Sự tham gia của người sử dụng trong quá trình phát triển hệ thống thông tin làm gia tăng tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán
Giả thiết H2 - Sự hỗ trợ của nhà quản lý có vai trò tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán.
Giả thiết H3 - Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán
Giả thiết H4 - Kiến thức của nhà quản lý có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán
Giả thiết H5 – Mối quan hệ đồng nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống, môi trường văn hóa tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tổ chức nói chung và hệ thống thông tin kế toán nói riêng
3. Dữ liệu thu thập và phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu thu thập từ cuộc khảo sát được tiến hành trong năm 2021 với ý kiến của các nhà quản lý trong các doanh nghiệp Dệt may tại TP Đà Nẵng. Sau khi loại đi các phiếu khảo sát không hợp lệ, còn lại tổng số 280 phiếu đạt độ tin cậy để đưa vào phân tích.
4. Kết quả và bàn luận
Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất mô hình gồm 5 biến độc lập (gồm có 23 biến quan sát) và 1 biến phụ thuộc (3 biến quan sát).
* Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Để kiểm tra độ tin cậy của thang đo, tác giả sử dụng kiểm định Cronbach's Anpha. Qua các phân tích kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo. Mô hình đã loại bỏ 2 biến quan sát không đảm bảo chất lượng là biến CGBN1 và CGBN4, còn lại 5 thang đo đảm bảo chất lượng tốt, với 21 biến đặc trưng. Tổng hợp các thang đo đạt chất lượng thể hiện ở bảng 1
Bảng 1. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT
Thang đo |
Trung bình thang đo nếu loại biến |
Phương sai thang đo nếu loại biến |
Tương quan biến tổng |
Cronbach Alpha nếu loại biến |
Tham gia của người sử dụng hệ thống, α=0.851 |
||||
TGSD1 |
10.7893 |
7.450 |
.723 |
.796 |
TGSD2 |
10.7286 |
7.603 |
.681 |
.815 |
TGSD3 |
10.6857 |
7.772 |
.647 |
.829 |
TGSD4 |
10.7821 |
7.648 |
.712 |
.802 |
Sự hỗ trợ của nhà quản lý, α=0.895 |
||||
HTNQL1 |
15.1143 |
8.689 |
.754 |
.870 |
HTNQL2 |
15.0464 |
8.890 |
.770 |
.867 |
HTNQL3 |
15.0250 |
8.842 |
.704 |
.881 |
HTNQL4 |
15.1000 |
8.786 |
.800 |
.861 |
HTNQL5 |
15.1429 |
8.438 |
.701 |
.884 |
Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài, α=0.814 |
||||
CGBN2 |
15.9071 |
5.002 |
.548 |
.794 |
CGBN3 |
15.9071 |
4.887 |
.695 |
.752 |
CGBN5 |
15.9071 |
4.773 |
.726 |
.742 |
CGBN6 |
15.7786 |
5.012 |
.556 |
.792 |
CGBN7 |
15.8571 |
4.954 |
.518 |
.806 |
Kiến thức của nhà quản lý, α=0.835 |
||||
KTNQL1 |
11.5036 |
5.771 |
.736 |
.762 |
KTNQL2 |
11.5714 |
5.708 |
.626 |
.810 |
KTNQL3 |
11.5286 |
5.770 |
.621 |
.812 |
KTNQL4 |
11.5750 |
5.815 |
.689 |
.781 |
Văn hóa doanh nghiệp, α=0.706 |
||||
VHDN1 |
7.6321 |
2.104 |
.554 |
.584 |
VHDN2 |
7.6821 |
1.744 |
.517 |
.641 |
VHDN3 |
7.6214 |
2.157 |
.517 |
.626 |
Tính hữu hiệu của HTTTKT, α=0.815 |
||||
THH1 |
7.3821 |
.975 |
.658 |
.754 |
THH2 |
7.3857 |
.955 |
.639 |
.775 |
THH3 |
7.4036 |
.973 |
.704 |
.709 |
Sau khi phân tích Cronbach Alpha, 21 biến được đưa vào để phân tích nhân tố.
* Kiểm định tính thích hợp của EFA
KMO and Bartlett's Test |
||
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. |
.807 |
|
Bartlett's Test of Sphericity |
Approx. Chi-Square |
2500.220 |
df |
210 |
|
Sig. |
.000 |
Hình 2. Kiểm định về tính thích hợp của phương pháp và dữ liệu thu thập (KMO and Bartlett's Test)
Hệ số KMO = 0,807, thỏa mãn điều kiện: 0,5 < KMO < 1, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.
* Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện
Kiểm định Barlett có Sig.<=0,05, nghĩa là các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.
* Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
Total Variance Explained |
|||||||||
Component |
Initial Eigenvalues |
Extraction Sums of Squared Loadings |
Rotation Sums of Squared Loadings |
||||||
Total |
% of Variance |
Cumulative % |
Total |
% of Variance |
Cumulative % |
Total |
% of Variance |
Cumulative % |
|
1 |
4.320 |
20.573 |
20.573 |
4.320 |
20.573 |
20.573 |
4.320 |
20.573 |
20.573 |
2 |
2.997 |
14.274 |
34.846 |
2.997 |
14.274 |
34.846 |
2.997 |
14.274 |
34.846 |
3 |
2.830 |
13.477 |
48.323 |
2.830 |
13.477 |
48.323 |
2.830 |
13.477 |
48.323 |
4 |
2.037 |
9.698 |
58.021 |
2.037 |
9.698 |
58.021 |
2.037 |
9.698 |
58.021 |
5 |
1.788 |
8.513 |
66.534 |
1.788 |
8.513 |
66.534 |
1.788 |
8.513 |
66.534 |
6 |
.712 |
3.392 |
69.926 |
|
|
|
|
|
|
7 |
.676 |
3.218 |
73.144 |
|
|
|
|
|
|
8 |
.633 |
3.014 |
76.158 |
|
|
|
|
|
|
9 |
.561 |
2.670 |
78.829 |
|
|
|
|
|
|
10 |
.539 |
2.568 |
81.396 |
|
|
|
|
|
|
11 |
.492 |
2.345 |
83.741 |
|
|
|
|
|
|
12 |
.453 |
2.157 |
85.898 |
|
|
|
|
|
|
13 |
.441 |
2.102 |
88.000 |
|
|
|
|
|
|
14 |
.422 |
2.010 |
90.010 |
|
|
|
|
|
|
15 |
.389 |
1.851 |
91.861 |
|
|
|
|
|
|
16 |
.339 |
1.616 |
93.477 |
|
|
|
|
|
|
17 |
.316 |
1.504 |
94.981 |
|
|
|
|
|
|
18 |
.296 |
1.407 |
96.388 |
|
|
|
|
|
|
19 |
.283 |
1.350 |
97.738 |
|
|
|
|
|
|
20 |
.267 |
1.272 |
99.010 |
|
|
|
|
|
|
21 |
.208 |
.990 |
100.000 |
|
|
|
|
|
|
Extraction Method: Principal Component Analysis. |
Hình 3. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong DN Dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng
Cột Cumulative cho biết trị số phương sai trích là 66,534%, điều này có nghĩa là 66,534% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát.
Kết quả của mô hình EFA
Sử dụng phương pháp xoay nguyên góc (Varimax) các nhân tố. Kết quả lần xoay nhân tố được thể hiện như sau:
Rotated Component Matrixa |
|||||
|
Component |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
HTNQL4 |
.875 |
|
|
|
|
HTNQL2 |
.846 |
|
|
|
|
HTNQL1 |
.842 |
|
|
|
|
HTNQL3 |
.801 |
|
|
|
|
HTNQL5 |
.800 |
|
|
|
|
CGBN5 |
|
.850 |
|
|
|
CGBN3 |
|
.827 |
|
|
|
CGBN6 |
|
.718 |
|
|
|
CGBN2 |
|
.711 |
|
|
|
CGBN7 |
|
.692 |
|
|
|
TGSD1 |
|
|
.849 |
|
|
TGSD4 |
|
|
.847 |
|
|
TGSD2 |
|
|
.815 |
|
|
TGSD3 |
|
|
.795 |
|
|
KTNQL1 |
|
|
|
.848 |
|
KTNQL4 |
|
|
|
.821 |
|
KTNQL3 |
|
|
|
.779 |
|
KTNQL2 |
|
|
|
.769 |
|
VHDN1 |
|
|
|
|
.830 |
VHDN3 |
|
|
|
|
.773 |
VHDN2 |
|
|
|
|
.769 |
Hình 4. Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa)
* Kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy
Coefficientsa |
||||||||
Model |
Unstandardized Coefficients |
Standardized Coefficients |
t |
Sig. |
Collinearity Statistics |
|||
B |
Std. Error |
Beta |
Tolerance |
VIF |
||||
1 |
(Constant) |
.289 |
.242 |
|
1.192 |
.234 |
|
|
Tham gia nguoi su dung |
.150 |
.024 |
.286 |
6.259 |
.000 |
.959 |
1.042 |
|
Ho tro nha quan ly |
.162 |
.030 |
.251 |
5.330 |
.000 |
.901 |
1.110 |
|
Chuyen gia ben ngoai |
.181 |
.039 |
.209 |
4.643 |
.000 |
.988 |
1.013 |
|
Kien thuc nha quan ly |
.209 |
.029 |
.346 |
7.240 |
.000 |
.877 |
1.140 |
|
van hoa doanh nghiep |
.192 |
.032 |
.270 |
5.970 |
.000 |
.980 |
1.020 |
|
a. Dependent Variable: Tinh huu hieu |
Hình 5. Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy (Coefficientsa)
Hình 5, cột mức ý nghĩa (Sig.) cho thấy: Tất cả các biến đều có Sig. <0,01. Như vậy, Sự tham gia của người sử dụng hệ thống (TGSD), Hỗ trợ của nhà quản lý (HTNQL), Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài (CGBN), Kiến thức nhà quản lý (KTNQL), Văn hóa doanh nghiệp (VHDN), tương quan có ý nghĩa tính hữu hiệu của HTTTKT trong các doanh nghiệp Dệt may với độ tin cậy 99%. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong các doanh nghiệp Dệt may như sau:
Tính hữu hiệu của HTTTKT = 0,286 (Sự tham gia của người sử dụng hệ thống) + 0,251 (Hỗ trợ của nhà quản lý) + 0,209 (Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài) + 0,346 (Kiến thức nhà quản lý + 0,270 (Văn hóa doanh nghiệp)
|
* Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình:
Mức độ giải thích của mô hình
Model Summaryb |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Model |
R |
R Square |
Adjusted R Square |
Std. Error of the Estimate |
Durbin-Watson |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 |
.672a |
.451 |
.441 |
.35169 |
2.061 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
a. Predictors: (Constant), van hoa doanh nghiep, Ho tro nha quan ly, Chuyen gia ben ngoai, Tham gia nguoi su dung, Kien thuc nha quan ly |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
b. Dependent Variable: Tinh huu hieu |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hình 6. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summaryb) Hình 6 cho thấy, R2 Hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0,441. Như vậy, 44,1% các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tính hữu hiệu của HTTTKT trong các doanh nghiệp Dệt may được thể hiện thông quan 5 biến độc lập. Mức độ phù hợp
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hình 7. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai – ANOVA)
Hình 7, Sig. <0,01, có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%
Bảng 2. Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức vận dụng KTQT trong các Doanh nghiệp Dệt may
STT |
Biến độc lập |
Giá trị |
Tỷ trọng |
Thứ tự ảnh hưởng |
1 |
Tham gia của người sử dụng hệ thống |
0,286 |
21,0 |
2 |
2 |
Sự hỗ trợ của nhà quản lý |
0,251 |
18,4 |
4 |
3 |
Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài |
0,209 |
15,3 |
5 |
4 |
Kiến thức của nhà quản lý |
0,346 |
25,4 |
1 |
5 |
Văn hóa doanh nghiệp |
0,270 |
19,9 |
3 |
|
Tổng |
1,362 |
100% |
|
Thông qua kiểm định, có thể khẳng định rằng các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong các doanh nghiệp Dệt may theo thứ tự tầm quan trọng là: “Kiến thức của nhà quản lý”, “Tham gia của người sử dụng hệ thống”, “Văn hóa doanh nghiệp”, “Sự hỗ trợ của nhà quản lý”, “Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài”.
5. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, về sự tham gia của người sử dụng hệ thống: Người sử dụng là người trực tiếp thao tác trên hệ thống thông tin, do đó cần tích cực phân tích, tổng hợp nhằm xác định nhu cầu thông tin của doanh nghiệp từ đó trao đổi, đưa ra các giải pháp với nhà cung cấp nhằm nâng cao chất lượng hệ thống, đảm bảo tính hữu hiệu của thông tin. Ngoài ra, người dùng cũng không ngừng cải thiện kỹ năng tin học, cập nhật kiến thức tin học để theo kịp sự phát triển của hệ thống. Ở góc độ doanh nghiệp thì cần thiết phải quan tâm đến chất lượng đội ngũ tham gia, tạo điều kiện để nhân viên học tập cập nhật kiến thức mới về công nghệ thông tin.
Thứ hai, về sự hỗ trợ của nhà quản lý: Yếu tố hỗ trợ của nhà quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp. Nhà quản lý căn cứ vào định hướng, chiến lược phát triển để xác định rõ nhu cầu thông tin từ đó đưa ra các phương án xây dựng, đầu tư hệ thống phù hợp và hiệu quả. Ngoài ra nhà quản lý cũng không ngừng cập nhật kiến thức về công nghệ để từ đó nắm bắt và đưa ra các hướng giải quyết phù hợp, xác định mục tiêu phát triển. Bên cạnh đó có thể hiểu và hỗ trợ công tác triển khai hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống.
Thứ ba, về sự tham gia của các chuyên gia bên ngoài: Sự tham gia của các chuyên gia bên ngoài, của nhà cung cấp là nhân tố tác động mạnh đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán. Chuyên gia bên ngoài là người nắm rất rõ về quy trình tổ chức hệ thống thông tin kế toán khi xây dựng các phần mềm hỗ trợ cho DN. Do đó cần thiết phải kết nối với chuyên gia bên ngoài để gắn kết hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình tạo ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả. Việc kết nối với các chuyên gia cũng tháo gỡ được rất nhiều trở ngại trong quá trình triển khai thực hiện hệ thống, ngoài ra nhân viên trong doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội hơn trong việc học tập, cập nhật các phần mềm quản lý thông tin, từ đó nâng cao kỹ năng sử dụng thành thạo hệ thống thông tin trong doanh nghiệp.
Thứ tư, về kiến thức của nhà quản lý: Nhà quản lý nắm vững về các quy định, các chính sách kế toán, am hiểu về công nghệ thông tin cũng như các phần mềm quản lý thông tin thì sẽ góp phần lớn trong việc mang lại sự hữu hiệu cho hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp. Do đó cần thiết nhà quản lý doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao kiến thức về lĩnh vực công nghệ thông tin và kế toán, tích cực tham gia các khoá đào tạo về hệ thống thông tin để nhận định được tầm quan trọng của nó trong hiệu quả quản lý, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, qua đó thực hiện đầu tư đúng mức cho hệ thống quản lý thông tin kế toán nhằm nâng cao chất lượng quản lý thông tin kế toán trong doanh nghiệp.
Thứ năm, về văn hoá doanh nghiệp: Đây cũng là yếu tố tác đông không nhỏ đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán. Cơ bản hệ thống thông tin phải được tổ chức, triển khai và sử dụng bởi một bộ máy nhiều người. Do đó yếu tố văn hoá doanh nghiệp, yếu tố kết nối giữa người lao động trong doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của người lao động sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của người lao động với công việc của mình, góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin.
6. Kết luận
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Dệt may trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết hợp giữa lý luận và kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đã đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp các DN có thể nhìn nhận được các nhân tố ảnh hưởng để tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán, từ đó cải thiện, nâng cao tính hữu hiệu về hệ thống thông tin kế toán, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Phi Hổ, 2012. Phương pháp nghiên cứu định lượng & những nghiên cứu thực tiễn trong Kinh tế phát triển – Nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Phương Đông.
2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS- tập 1. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức.
3. Lê Thị Ni, 2014. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thị Phương Thảo, 2014. Xây dựng hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Tạp chí tài chính số 4.
5. Ashari, 2008. Factors affecting accounting information systems success implementation (An empirical study on Central Java Small and Mediumcompany). Master thesis. Diponegoro University.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: