Đinh Thị Thu Hiền
Tài sản cố định trong doanh nghiệp vừa thể hiện quy mô của doanh nghiệp vừa thể hiện nguồn tư liệu lao động chủ yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của TSCĐ cho quá trình này. Nếu cung cấp dư thừa nguyên vật liệu, dồi dào về lao động tuy nhiên không có TSCĐ thì quá trình sản xuất có thể diễn ra chậm hoặc bị gián đoạn. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sản xuất sản phẩm và kết quả của quá trình sản xuất. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ sẽ giúp giải quyết những vấn đề trên. Qua phân tích, doanh nghiệp sẽ có những đánh giá khái quát tình hình sử dụng TSCĐ có biện pháp sử dụng và quản lý tài sản cố định khoa học, hợp lý nhằm huy động đến mức tối đa, không ngừng tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm,...
1.Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định
Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản cố định
Phương pháp phân tích là so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu năm cả về nguyên giá lẫn tỷ trọng của từng loại để biết được sự biến động về tài sản cố định và phải dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để có nhận xét đánh giá.
Phân tích cơ cấu tài sản cố định là xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản cố định chiếm trong tổng số có hợp lý không, để từ đó khai thác được những tiềm năng đang tiềm ẩn và khắc phục những yếu kém trong việc bố trí cơ cấu tài sản cố định.
Tài sản cố định trong doanh nghiệp xét theo phạm vi có thể chia làm 3 nhóm:
+ Tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh (dùng cho sản xuất và qủan lý)
+ Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng.
+ Tài sản cố định không dùng, chưa dùng, chờ thanh lý.
Để minh họa cho phương pháp phân tích tình hình biến động tài sản cố định, ta sử dụng số liệu về tài sản cố định của doanh nghiệp sản xuất qua bảng phân tích sau:
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (1.000 đồng)
Loại tài sản cố định |
Đầu năm |
Cuối năm |
Chênh lệch |
|||
N.giá |
% |
N.giá |
% |
Mức |
% |
|
1.Tsản CĐ dùng trong s.xuất -Trong đó phương tiện kthuật 2.Tsản cố định dùng ngoài s.x - Tsản c.đ dùng cho b.hàng - Tài sản cố định cho qủan lý |
750 350 500 150 350 |
60 28 40 12 28 |
1.089 660 561 198 363 |
66 40 34 12 22 |
+339 +310 +61 +48 +13 |
+45,2 +88,6 +12,2 +32,0 +3,7 |
Tổng cộng |
1.250 |
100 |
1.650 |
100 |
+400 |
+32,0 |
Qua phân tích ta thấy tài sản cố định năm nay tăng nhiều so với năm trước 32%, tương ứng với mức tăng 400 triệu đồng. Điều này chứng tỏ quy mô tài sản cố định của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Cụ thể như sau:
- Tài sản cố định dùng cho sản xuất tăng mạnh 45,2%, trong đó phương tiện kỹ thuật tăng 88,6% tương ứng 310 triệu đồng, doanh nghiệp chú ý quan tâm đến tăng năng lực sản xuất trực tiếp, nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
- Tài sản cố định dùng ngài sản xuất tăng 12,2%, trong đó tài sản cố định bán hàng tăng 32%, tương ứng 48 triệu đồng. Như vậy, doanh nghiệp đã đầu tư tăng thêm tài sản cố định để phục vụ cho công tác bán hàng nhằm tăng thêm doanh thu.
- Về sự biến động kết cấu tài sản cố định: tỷ trọng tài sản cố định dùng cho sản xuất tăng 6% (66% - 60%) trong đó các phương tiện kỹ thuật tăng mạnh 12% (40% - 28%).
Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất có xu hướng giảm 6% (34% - 40%), riêng đối với tài sản cố định dùng cho bán hàng tăng về số tuyệt đối là 48 triệu đồng, còn về tỷ trọng thì không thay đổi (12%), điều này chứng tỏ mức tăng tương ứng với quy mô chung.
Phân tích tình hình trang bị kỹ thuật của tài sản cố định
Tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định được hiểu là giá trị hao mòn khi tham gia vào chu kỳ kinh doanh. Nếu TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh thì mức độ hao mòn sẽ lớn, giá trị còn lại ít đi và chuyển dần vào giá trị sản phẩm. Nếu TSCĐ của doanh nghiệp có mức hao mòn lớn thì doanh nghiệp sẽ có biện pháp để trang bị mới phục vụ cho kinh doanh, và ngược lại. Do đó, để đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định ta phải căn cứ vào hệ số hao mòn của tài sản cố định, ta có chỉ tiêu phân tích sau:
H: Hệ số hao mòn tài sản cố định
HM: Giá trị hao mòn luỹ kế
NG: Nguyên giá TSCĐ
Hệ số hao mòn càng gần 1, chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp càng cũ, do đó doanh nghiệp cần đổi mới và trang bị lại tài sản cố định.
Hệ số hao mòn tài sản cố định càng nhỏ hơn 1, chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp càng mới hoặc được đổi mới nhiều.
Phương pháp phân tích là so sánh hệ số hao mòn tài sản cố định ở các thời điểm cuối kỳ so với đầu năm, ta sẽ đánh giá được sự biến động về tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định, từ đó có biện pháp như: trang bị đổi mới, sửa chữa tài sản cố định.
Để phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, ta lập bảng phân tích sau:
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Loại tài sản cố định |
NG (1.000đồng) |
H.mòn (1.000đồng) |
HSH.mòn ( %) |
|||
Đ.N |
C.N |
Đ.N |
C.N |
Đ.N |
C.N |
|
1.TSCĐ dùng trong s.x -Phương tiện k.thuật -Nhà cửa, vật kiến trúc 2.TSCĐ dùng ngoài s.x -TSCĐ bán hàng -TSCĐ qủan lý |
750.000 400.000 350.000 500.000 150.000 350.000 |
805.000 425.000 380.000 522.000 172.000 350.000 |
232.500 122.000 110.500 142.500 42.000 100.500 |
281.750 148.750 133.000 222..510 68.600 153.910 |
31,00 30,50 31,57 28,50 28,00 28,71 |
35,00 35,00 35,00 42,63 40,00 43,70 |
Tổng cộng |
1.250.000 |
1.327.000 |
375.000 |
504.260 |
30,00 |
38,00 |
Qua phân tích ta thấy, các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp có hệ số hao mòn lớn. đầu năm là 30 % và cuối năm là 38%. Tuy nhiên mức hao mòn của các loại tài sản này vẫn còn nhỏ nên có thể doanh nghiệp chưa cần thiết trang bị và thay mới. Trong các loại tài sản thì TSCĐ dung trong sản xuất tăng 4% trong đó phương tiên kỹ thuật tăng cao nhất với mức tăng là 4,5%. TSCĐ dùng ngoài sản xuất có hệ số hao mòn tăng cao nhất trong đó TSCĐ bán hàng và quản lý có mức tăng về hệ số hao mòn rất lớn.
Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định được xem là xác định hiệu quả mang lại từ TSCĐ trong quá trình tạo ra kết quả sản xuất. Nếu 1 đồng TSCĐ tham gia vào kinh doanh tạo ra càng nhiều đồng kết quả thì hiệu quả mang lại càng cao và TSCĐ được xem là sử dụng hợp lý. Để biết được cần sử dụng công thức sau:
Hs: Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Gs: Giá trị sản xuất
Ng: Nguyên giá TSCĐ bình quân
Trong đó, nguyên giá tài sản cố định có thể tính toàn bộ tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh hoặc chỉ tính tài sản cố định dùng trong sản xuất.
+ Trường hợp tính theo tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc quản lý và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.
+ Trường hợp tính theo tài sản cố định dùng cho sản xuất: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định dùng trong sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Nó phản ánh tình hình sử dụng tài sản cố định đối với bộ phận tài sản cố định dùng cho sản xuất. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc qủan lý và sử dụng tài sản cố định dùng trong sản xuất của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.
Để phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ, cần áp dụng phương pháp so sánh tính ra mức chênh lệch qua 2 kỳ.
- Phương pháp phân tích: êHs = Hs1 - Hs0
Nếu êHs > 0: hiệu suất sử dụng tài sản cố định tốt hơn
Nếu êHs < 0: hiệu suất sử dụng tài sản cố định kém hơn
Nếu êHs = 0: hiệu suất sử dụng tài sản cố không thay đổi
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định thay đổi sẽ làm cho giá trị sản xuất thay đổi, ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị sản xuất như sau: Gs=Ng*Hs
Đối tượng phân tích: êGs = Gs1 - Gs0
Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất là: nguyên giá TSCĐ bình quân và hiệu suất sử dụng TSCĐ
* Nguyên giá TSCĐ ảnh hưởng đến Gs:
* Hiệu suất sử dụng TSCĐ ảnh hưởng đến Gs
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp tăng hay giảm thường do một số nguyên nhân sau:
+ Tình trạng kỹ thuật tài sản cố định mới hay cũ.
+ Cơ cấu tài sản cố định có hợp lý không.
+ Tình trạng cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất có bảo đảm chất lượng, kịp thời và đầy đủ không.
+ Tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định.
BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (1.000 đồng)
Chỉ tiêu |
Năm trước |
Năm nay |
Chênh lệch |
|
Mức |
Tỷ lệ % |
|||
1.Gía trị sản xuất 2.Nguyên giá TSCĐ bình quân 3.Hiệu suất s.dụng TSCĐ |
68.460 1.050 65,2 |
77.292 1.130 68,4 |
+ 8.832 + 80 + 3,2 |
+ 12,9 + 7,6 + 4,9 |
Bước 1: Chỉ tiêu phân tích: Gs0=68.460 Gs1=77.292
Bước 2: Đối tượng phân tích rGs = 8.832
Bước 3: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến giá trị sản xuất
Nguyên giá TSCĐ: rGs(Ng)= ( 1.130 - 1.050) x 65,2 = 5.216 triệu đồng
Hiệu suất sử dụng TSCĐ: rGs(Hs)= 1.130 x ( 68,4 - 65,2 ) = + 3.616 triệu đồng
Bước 4:Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: 5.216 + 3.616 = 8.832 triệu đồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Nguyễn Tấn Bình,(2004),Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống Kê
- Nguyễn Văn Công,(2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đại học kinh tế quốc dân
- Phạm Thị Gái,(2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học kinh tế quốc dân
- Nguyễn Năng Phúc,(2008) Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: