ThS. Nguyễn Thị Hồng Sương
Kế toán quản trị (KTQT) là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu cho các nhà quản lý doanh nghiệp (DN) nhằm mục đích đưa ra các quyết định kinh sản xuất kinh doanh kịp thời và chính xác. Đặc biệt trong nền kinh tế toàn cầu là môi trường kinh doanh càng phức tạp, việc vận dụng KTQT vào các công cụ để phân tích tài chính ngày càng được các nhà quản trị DN cũng như các nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là để đánh giá các chỉ số về hoạt động đầu tư tài chính trong DN nói chung và tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ nói riêng. Ngành hoạt động chính tại công ty là dệt may và sợi, là một trong những trụ cột của nền kinh tế, đảm bảo gia tăng kinh ngạch xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ, đóng góp cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc vận dụng KTQT vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ còn nhiều hạn chế chưa được quan tâm. Bài viết này của tác giả trình bày thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường KTQT với việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ trong bối cảnh cần thiết hiện nay.
Tổng quan về Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ
Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ được thành lập từ 1962, ngành nghề hoạt động chính là sản xuất hàng may mặc và kéo sợi với 17 công ty, nhà máy thành viên và hơn 10.000 lao động. Năng lực sản xuất hàng năm của Hòa Thọ đạt hơn 23 triệu sản phẩm may mặc và 18.000 tấn sợi, trong đó sản phẩm may mặc chủ lực là mặt hàng veston, quần âu, jacket, áo quần bảo hộ lao động; mặt hàng sợi gồm sợi Cotton chải thô, chải kỹ, sợi T/C, sợi Polyester chỉ số Ne20-Ne45. Chủng loại sản phẩm đa dạng, chất lượng đảm bảo, mẫu mã hợp thời trang, sản phẩm Hòa Thọ được khách hàng đánh giá cao, kể cả những thị trường với nhiều tiêu chuẩn khắt khe như Hòa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc....
Với những thành quả đạt được trong nhiều năm qua, Hòa Thọ đã trở thành một trong những doanh nghiệp nòng cốt, có doanh số đứng thứ 2 trong hệ thống các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và tự tin là DN dệt may được khách hàng ưu tiên lựa chọn khi tìm kiếm năng lực sản xuất hàng dệt may tại khu vực miền Trung.
Vai trò của kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính
KTQT là khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng lại ra đời hơn 15 năm trở lại và đang dần trở thành xu thế mới của kế toán hiện đại. Là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường bởi tính linh hoạt và kịp thời của thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ DN.
Thuật ngữ “Kế toán quản trị” cũng chỉ vừa được công nhận trong Luật kế toán Việt Nam ban hành ngày 17/06/2003. “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tài chính theo yêu cầu và quyết định kế toán trong nội bộ đơn vị kế toán” (Luật Kế toán Việt Nam - điều 3, khoản 4) .Vào ngày 12/06/2006, Thông tư số 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính về hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong DN chính thức được ra đời nhằm hướng dẫn cho các DN thực hiện KTQT (Bộ tài chính, 2006).
Hoạt động đầu tư tài chính là hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn lực (tiền, tài sản) nhàn rỗi của DN để đầu tư ra bên ngoài với mục đích tăng doanh thu, thu nhập khác và tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Hoặc có thể hiểu, vốn được huy động từ mọi nguồn lực của DN, bên cạnh việc sử dụng, để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu đã đăng ký. DN còn sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực khác (đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, đầu tư chứng khoán, bất động sản, cho vay vốn…), để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, làm sinh lợi vốn.
Có thể nói vai trò của KTQT trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính trong DN nói chung và tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ nói riêng là rất quan trọng vì KTQT sẽ tham gia vào quá trình lập kế hoạch, hoạch định các chiến lược các chỉ tiêu đầu tư tài chính của DN trong thời gian ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Cụ thể dự toán chỉ tiêu đầu tư tài chính để thực hiện kế hoạch, giúp cho DN chủ động hơn trong quá trình điều hành và ra các quyết định tài chính của DN nhằm phát huy tối đa năng lực vốn có. Qua đó, DN sẽ phân tích sự chênh lệch, tìm hiểu nguyên nhân và có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Thực trạng kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ
Qua khảo sát trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021, Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ phân tích hoạt động đầu tư tài chính gồm: đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, đầu tư vốn góp vào đơn vị khác như sau:
+ Đầu tư năm giữ đến ngày đáo hạn
Đầu tư năm giữ đến ngày đáo hạn là các khoản đầu tư mà Ban điều hành Tổng công ty và các công ty con dự định và có khả nưng năm giữ đến ngày đáo hạn. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn gồm tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn và các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn. Các khoản đầu tư này được ghi nhận theo giá gốc trừ đi dự phòng phải thu khó đòi.
|
31/12/2021 |
01/01/2021 |
||
Giá gốc VNĐ |
Giá trị hợp lý VNĐ |
Giá gốc VNĐ |
Giá trị hợp lý VNĐ |
|
Tiền gởi có kỳ hạn |
119.955.000.000 |
119.955.000.000 |
24.357.800.000 |
24.357.800.000 |
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn bao gồm các khoản tiền gửi tại các ngân hàng có kỳ hạn gốc trên 3 tháng và kỳ hạn còn lại 12 tháng kể từ ngày cuối năm tài chính, với lãi suất năm từ 3,3% đến 5,5% (01/01/2021: từ 4,9% đến 6,9%).
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2021, hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn có giá trị ghi sổ là 30.000 triệu VNĐ (01/01/2021: không có) được thế chấp tại ngân hàng để đảm bảo cho các khoản vay dài hạn.
+ Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
Đầu tư vào các công cụ vốn chủ sở hữu của các đơn vị khác được ghi nhận ban đầu theo giá gốc bao gồm giá mua và các chi phí mua có liên quan trực tiếp. Sau khi ghi nhận ban đầu, các khoản đầu tư được xác định theo giá gốc trừ đi dự phòng giảm giá khoản đầu tư. Dự phòng giảm giá đầu tư được lập khi đơn vị nhận đầu tư phát sinh lỗ dẫn đến Tổng công ty có khả năng mất vốn, trừ khi có bằng chứng rằng giá trị của khoản đầu tư không bị suy giảm. Dự phòng giảm giá đầu tư được hoàn nhập khi đơn vị nhận đầu tư sau đó tạo ra lợi nhuận để bù trừ các khoản lỗ đã được lập dự phòng trước kia. Khoản dự phòng chỉ được hoàn nhập trong phạm vi sao cho giá trị ghi sổ của khoản đầu tư không vượt quá giá trị ghi sổ của chúng khi giả định không có khoản dự phòng nào đã được ghi nhận.
|
31/12/2021 |
|
01/01/2021 |
||||||
|
Địa chỉ |
Số lượng cổ phiếu |
% sở hữu |
% quyền biểu quyết |
Giá trị ghi sổ VNĐ |
Dự phòng VNĐ |
% sỡ hữu |
% quyền biểu quyết |
Giá trị ghi sổ VNĐ |
Đầu tư góp vốn vào |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty liên kết |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty CP May Hòa Thọ - QNam |
Quảng Nam |
642.800 |
32,14% |
32,14% |
15.192.122.289 |
- |
32,14% |
32,14% |
13.610.295.734 |
Công ty CP May Hòa Thọ - Phú Ninh |
Quảng Nam |
400.000 |
20% |
20% |
- |
- |
20% |
20% |
13.610.295.734 |
Đơn vị khác |
|||||||||
Công ty CP bông vải miền Trung |
Khánh Hòa |
65.000 |
7,12% |
7,12% |
855.702.000 |
(209.144.006) |
7,12% |
7,12% |
855.702.000 |
CTy CP TM Dệt may TP. HCM |
TP. HCM |
630.000 |
14% |
14% |
6.300.000.000 |
(6.300.000.000) |
14% |
14% |
6.300.000.000 |
………………….. |
…. |
…. |
… |
… |
…. |
…. |
… |
… |
…… |
|
|
|
|
|
247.947.824.289 |
(6.509.144.006) |
|
|
21.365.997.734 |
Nguồn: Báo cáo hợp nhất Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ
Công ty chưa xác định giá trị hợp lý các khoản đầu tư góp vốn vào các đơn vị để thuyết minh trong báo cáo tài chính hợp nhất do không có giá niêm yết trên thị trường cho các khoản đầu tư này và các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện không có hưỡng dẫn về cách tính giá trị hợp lý sử dụng các kỹ thuật định gia. Giá trị hợp lý các khoản đầu tư này có thể khác giá trị ghi sổ.
Qua phân tích, đánh giá thông tin KTQT cung cấp để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ có chi tiết cho từng khoản đầu tưu theo đối tượng, tính chất đầu tư, lập dự phòng. Bên cạnh đó tác giả nhận thấy, hầu hết KTQT chưa cung cấp thông tin hoạt động đầu tư tài chính chi tiết cho đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn. Cần xác định rõ tỷ trọng đầu tư tài chính cho khoản ngắn hạn và dài hạn chiếm bao nhiêu, cần đánh giá chênh lệch thực tế so với kế hoạch để xem xét những khoản đầu tưu thu được lợi nhuận cao để tiếp tục đầu tưu hoặc bổ sung vốn đầu tư, khoản đầu tư nào không đạt lợi nhuận mong muốn hoặc lỗ để dừng đầu tư.
Hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính
+Thứ nhất, hình thành trung tâm đầu tư
Trung tâm đầu tư là bộ phận có trách nhiệm và quyền lực cao nhất trong tổ chức. Chịu trách nhiệm ở trung tâm đầu tư thường là nhà quản trị cấp cao. Trung tâm này kiểm soát chi phí, thu nhập và đầu tư tài sản cũng như các cơ hội đầu tư, các quyết định sản xuất kinh doanh trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
Trung tâm đầu tư phải nắm rõ mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được và tài sản được đầu tư, một đồng tài sản bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đối với trung tâm đầu tư với trách nhiệm về thành quả và hiệu quả của vốn đầu tư, nên có thể dùng nhiều chỉ tiêu để đánh giá.
+ Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)
ROI |
= |
Lợi nhuận bộ phận |
Vốn đầu tư bình quân |
ROI |
= |
Lợi nhuận bộ phận |
x |
Doanh thu |
Doanh thu |
Vốn đầu tư bình quân |
(1) (2)
ROI |
= |
Tỷ lệ trên doanh thu |
x |
Hệ số quay vòng vốn sử dụng |
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ROI chịu tác động của hai yếu tố: Số vòng quay của vốn đầu tư và Tỷ lệ sinh lãi của doanh thu. Do đó, để ROI cao cần sử dụng các biện pháp để tăng ROI như: Giảm chi phí, tăng doanh thu, hoặc giảm vốn đầu tư.
ROI được sử dụng tương đối phổ biến, là cơ sở cho việc lựa chọn đầu tư, và khi quyết định mở rộng đầu tư thì ưu tiên bộ phận ROI là rất cao. Sử dụng ROI sẽ so sánh được HQHĐ của các bộ phận khác nhau về vốn và quy mô.
+ Chỉ tiêu thu nhập thặng dư (RI)
Thu nhập thặng dư thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của doanh nghiệp. Cách tính thu nhập thặng dư như sau:
Thu nhập thặng dư = Thu nhập từ hoạt động - (lợi nhuận yêu cầu tối thiểu x tài sản lưu động).
Thứ hai, Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư tài chính
Để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư tài chính tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa thọ thì cần phải chia đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn như sau:
+ Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư tài chính ngắn hạn
Để phân tích, đánh giá tình hình biến động của hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn, có thể tính toán và phân tích một số chỉ tiêu sau đây:
- Tỷ suất đầu tư tài chính ngắn hạn so với tổng mức đầu tư tài chính DN:
Công thức xác định:
Tỷ suất đầu tư tài chính ngắn hạn so với tổng mức đầu tư tài chính |
= |
Tổng mức đầu tư tài chính ngắn hạn |
* |
100 |
Tổng mức đầu tư tài chính |
Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng đầu tư tài chính DN thì có bao nhiêu đồng vốn đầu tư tài chính ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng cao, nguồn lợi tức trong thời gian cho DN càng tạo ra nhiều.
- Tỷ suất đầu tư tài chính ngắn hạn so với tổng tài sản ngắn hạn:
Công thức xác định:
Tỷ suất đầu tư tài chính ngắn hạn so với tổng tài sản ngắn hạn |
= |
Tổng mức đầu tư tài chính ngắn hạn |
* |
100 |
Tổng số tài sản ngắn hạn |
Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng dành cho đầu tư tài chính ngắn hạn. Chỉ tiêu này phản ánh xu thế mở rộng hay thu hẹp của hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp.
+ Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư tài chính dài hạn
Để phân tích tình hình biến động về cơ cấu hoạt động đầu tư tài chính dài hạn, có thể tính và phân tích các chi tiêu sau đây:
- Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn so với mức tổng đầu tư tài chính.
Công thức xác định:
Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn so với tổng mức tài chính |
= |
Tổng mức đầu tư tài chính dài hạn |
* |
100 |
Tổng mức đầu tư tài chính |
Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng đầu tư tài chính doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng dành cho hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ nguồn lợi tức lâu dài được tạo ra cho doanh nghiệp càng nhiều.
+ Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn so với tổng số tài sản dài hạn:
Công thức xác định:
Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn so với tổng tài sản dài hạn |
= |
Tổng mức đầu tư tài chính dài hạn |
* |
100 |
Tổng số tài sản dài hạn |
Chỉ tiêu này phản ánh, trong 1 đồng TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn thì các khoản đầu tư hoạt động tài chính dài hạn chiếm bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ việc vận dụng vốn dài hạn cho việc đầu tư tài chính của doanh nghiệp càng nhiều.
KẾT LUẬN
Đầu tư tài chính hiện đang là xu thế được nhiều người quan tâm. Đầu tư tài chính tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ việc sử dụng số vốn nhàn rỗi để đầu tư ra bên ngoài, hình thức này còn giúp các nhà quản trị có cơ hội trau dồi thêm kiến thức cũng như cách thức hoạt động của thị trường. Với sự phức tạp của thị trường, đầu tư tài chính nên yêu cầu nhà đầu tư cần phải nắm chắc kiến thức trong ngành để tránh những rủi ro nguy hiểm xảy ra. Do đó, các nhà quản trị cần đưa ra phương hướng và biện pháp đúng đắn để hoạt động đầu tư tài chính có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao.
-----------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo
[1] Lê Minh Trí (2020),Tăng cường kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam. Tạp chí công thương.
[2] TS. Phạm Thị Thủy, TS. Nguyễn Thị Lan Anh (2018), Báo cáo tài chính - Phân tích – dự báo và định giá, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
[3] PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc (2008), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
[4] Báo cáo tài chính hợp nhất Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ năm 2021. Link truy cập:
https://data.masvn.com/vi/Com_Document_Detail/1/1/HTG/#tabselect
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: