Kể từ tháng 4/2023, một số chính sách nổi bật về kinh tế - tiền tệ được áp dụng, chẳng hạn về hoạt động bảo lãnh ngân hàng, sửa đổi một số quy định về thuế giá trị gia tăng, quyết toán kinh phí NSNN bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL,...
1. Áp dụng hoạt động bảo lãnh ngân hàng thông qua phương tiện điện tử
Theo Thông tư 11/2022/TT-NHNN về bảo lãnh ngân hàng từ 01/4/2023 áp dụng hoạt động bảo lãnh ngân hàng qua phương tiện điện tử như sau :
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng được lựa chọn thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng qua việc sử dụng các phương tiện điện tử (hoạt động bảo lãnh điện tử).
Theo đó, việc thực hiện hoạt động bảo lãnh điện tử phải đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền, giao dịch điện tử, hướng dẫn của NHNN về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ thực hiện hoạt động bảo lãnh điện tử đối với toàn bộ hoặc từng khâu trong quy trình bảo lãnh, tự chịu rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng các yêu cầu.
Ngoài ra, căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng phát hành khi xác minh thông tin nhận biết khách hàng qua phương tiện điện tử đối với khách hàng cá nhân tối đa là 4.000.000.000 đồng Việt Nam, trừ các trường hợp sau:
- Thông tin nhận biết khách hàng được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được xác thực điện tử thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử;
- Khách hàng gửi đề nghị cấp bảo lãnh bằng điện xác thực thông qua hệ thống SWIFT;
- Thông tin khách hàng và nghĩa vụ được bảo lãnh được đối chiếu khớp đúng thông qua Cổng thanh toán điện tử hải quan hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Khách hàng sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật khi đề nghị cấp bảo lãnh hoặc ký thỏa thuận cấp bảo lãnh với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Khách hàng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Cập nhật sửa đổi một số quy định về thuế giá trị gia tăng
Đây là nội dung đề cập tại Thông tư 13/2023/TT-BTC ngày 28/02/2023 hướng dẫn thi hành Nghị định 49/2022/NĐ-CP và sửa đổi Thông tư 80/2021/TT-BTC liên quan tới thuế GTGT.
Theo đó, giá tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, sản xuất điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam được sửa đổi áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022.
Bên cạnh đó, Sửa quy định về cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Tài liệu liên quan về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong giai đoạn đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 49/2022/NĐ-CP gồm: Bản sao một trong các hình thức Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận về kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
(Hiện hành, Bản sao Giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định 209/2013/NĐ-CP).
4. Lập sổ theo dõi việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
Đây là nội dung tại Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành ngày 30/11/2022.
Theo đó, NSDLĐ cần lập sổ trang cấp, theo dõi việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân có chữ ký xác nhận của NLĐ hoặc người đại diện của tổ đội, phân xưởng nơi NLĐ làm việc nhận phương tiện bảo vệ cá nhân.
Khuyến khích NSDLĐ thực hiện số hóa việc theo dõi, cấp phát trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo đảm việc xác nhận của NLĐ phù hợp với ứng dụng CNTT.
Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở trước khi quyết định thời hạn sử dụng, số lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho NLĐ.
NSDLĐ cần kiểm tra chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi trang cấp, trong quá trình sử dụng.
Hằng năm, NSDLĐ cần tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở để lập kế hoạch mua sắm (bao gồm cả dự phòng), trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: