PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN THEO PHƯƠNG PHÁP KHÔNG CHIẾT KHẤU
Th.S Lê Thị Huyền Trâm
BM Kiểm toán và phân tích
Phân tích tài chính dự án không chỉ có vai trò quan trọng đối với chủ đầu tư mà còn đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của nhà nước và của các đơn vị tài trợ vốn cho dự án Công tác thẩm định dự án đầu tư thường được tiến hành thông qua nhiều phương pháp chính. Mỗi phương pháp thể hiện một cách thức tiếp cận riêng, hàm chứa phương thức vận dụng riêng, có ưu điểm & khuyết điểm riêng.
Bài viết tìm hiểu thêm về phân tích tài chính dự án theo phương pháp không chiết khấu
Từ khóa: dự án, phương pháp, thẩm định
1. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu (PP- Payback period)
a. Định nghĩa: thời gian hoàn vốn không chiết khấu của dự án là thời gian cần thiết để thu hồi lại số vốn đầu tư đã bỏ ra bằng các khoản tích lũy vốn hàng năm
b. Công thức và ý nghĩa
Để xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư, có 2 trường hợp:
- TH1: Nếu dự án đầu tư tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập đều đặn hàng năm thì thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định theo công thức sau:
Thời gian thu hồi vốn đầu tư = vốn đầu tư / thu nhập hàng năm
- TH2: Dự án tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập không ổn định ở các năm, thời gian thu hòi vốn được tính như sau:
+ Xác định số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm, lần lượt theo thứ tự bằng cách lấy số vốn đầu tư chưa thu hồi ở cuối năm trước (-) số thu nhập của năm tiếp đó
+ Khi số vốn đầu tư còn phải thu hồi nhỏ hơn số thu nhập của năm kế tiếp thì lấy số vốn đầu tư chưa thu hồi chia cho số thu nhập bình quân 1 tháng của năm kế tiếp để tìm ra số tháng còn phải tiếp tục thu hồi vốn đầu tư
Trên cơ sở tính toán như vậy, tổng hợp lại sẽ xác định được số năm và số tháng thu hồi được vốn đầu tư
Với: I = ∑(NPt + Dt )
Trong đó:
I : tổng vốn đầu tư cho dự án
NPt: Lợi nhuận sau thuế hàng năm của dự án
Dt : giá trị khấu hao hàng năm của dự án
Ý nghĩa:
- Trong điều kiện đất nước đang phát triển còn thiếu vốn, chỉ tiêu thời gian hoàn vốn được xác định là quan trọng hàng đầu, nhất thiết phải được xem xét, đánh giá trong thẩm định dự án
- Một dự án đầu tư trước hết cần thu hồi được đủ số vốn đã bỏ ra để sử dụng cho các mục đích sinh lời và mục tiêu phát triển khác
c. Thẩm định chỉ tiêu thời gian hoàn vốn
- Điều kiện thỏa mãn đó là khi: PP ≤ [PP]
Với: PP : là thời gian hoàn vốn không chiết khấu theo kết quả tính toán
[PP]: là thời gian hoàn vốn không chiết khấu cho phép theo quy định do Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định, như sau:
+ Đối với hoạt động thương mại, dịch vụ, đầu tư chiều sâu, tiểu thủ công nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày: thời gian hoàn vốn là ≤5 năm
+Đối với công trình công nghiệp nhẹ: thời gian hoàn vốn là ≤ 7 năm
+ Đối với công trình công nghiệp nặng và cây công nghiệp dài ngày: thời gian hoàn vốn là ≤10 năm
Kết quả tính toán được PP đem so sánh với kết quả [PP], ta có:
- Nếu PP ≤ [PP]: dự án có thời gian thu hồi càng ngắn thì hiệu quả hoạt động của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn
- Nếu PP > [PP]: dự án không đảm bảo thời gian hoàn vốn, do đó dự án cần phải được bổ sung, sửa đổi
2. Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động (WCTt – Working capital Turnover)
a. Định nghĩa: số vòng quay vốn lưu động là tỷ số giữa tổng doanh thu thuần và vốn lưu động hàng năm của dự án
b. Công thức và ý nghĩa
WCTt = St/WCt
Trong đó:
WCTt : số vòng quay vốn lưu động
St: tổng doanh thu hàng năm
WCt: vốn lưu động hàng năm
Ý nghĩa:
- Số vòng quay vốn lưu động cho biết 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được mấy đồng doanh thu
- Chỉ tiêu này biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như hiệu quả của dự án
c. Thẩm định chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động
Điều kiện thỏa mãn khi: WCTt ≥ [WCTt]
Với WCTt : là số vòng quay vốn lưu động tính toán được
[WCTt] : là số vòng quay vốn lưu động cho phép, phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và vùng lãnh thổ hay địa phương
Sau khi tính toán, ta có kết luận như sau:
- WCTt ≥ [WCTt] : dự án có số vòng quay vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả hoạt động của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn
- WCTt ≥ [WCTt] : dự án không đạt yêu cầu
Có thể tính số vòng quay vốn lưu động của dự án hàng năm và tính bình quân cho vòng đời của dự án
Phân tích tài chính dự án đầu tư là cơ sở để các chủ đầu tư, nhà nước hay cơ quan có thẩm quyền quyết định xem một dự án có được đầu tư hay không. Nhà phân tích tài chính sẽ xem xét trên nhiều khía cạnh tài chính và nền kinh tế xã hội hiện nay để đánh giá hiệu quả tài chính dự án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Th.S Huỳnh Lợi( 2010), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê
2. Th.S Võ Ngàn Thơ(2009), Quản trị dự án đầu tư
3. Nguyễn Tấn Bình (2010), Quản trị tài chính ngắn hạn, Nhà xuất bản Thống kê
4. Bùi Xuân Phong (2006) Quản trị dự án đầu tư, NXB Bưu chính viễn thông.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: