Đinh Thị Thu Hiền – Khoa Kế toán – Đại học Duy Tân
Tóm tắt:
Công cuộc cải cách nền kinh tế chuyển hướng sang thời kỳ 4.0, thời kỳ của cách mạng số đang diễn ra rất náo nhiệt và thu hút được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực hoạt động với nhiều loại hình trong đó có cả những ngân hàng thương mại trên lãnh thổ Việt Nam. Hệ thống các ngân hàng thương mại ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên sự gia tăng đó còn làm gia tăng tính cạnh tranh nhằm nắm giữ thị phần và phát triển bền vững. Đứng trước thực trạng đó, để tồn tại và phát triển các ngân hàng áp dụng nhiều phương án, phương pháp trong đó có việc sử dụng công cụ phân tích tài chính. Quá trình phân tích này giúp cho các ngân hàng thương mại (NHTM) đánh giá, nhận xét được quá trình kinh doanh của toàn bộ ngân hàng và từng bộ phận đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm gia tăng hoàn thiện hơn hoạt động của các ngân hàng và phục vụ tốt hơn cho các đối tượng khách hàng.
Từ khóa: NHTM, phân tích tài chính, cạnh tranh, giải pháp…
Nội dung cơ bản về phân tích tài chính trong các NHTM
Ở những giai đoạn trước, tại Việt Nam các ngân hàng nhà nước thống trị hoạt động kinh doanh, các NHTM chưa thật sự là phổ biến, công tác phân tích tài chính chưa thật sự được chú trọng. Do đó, chưa hình thành các nội dung về phân tích tài chính trong các NHTM. Công tác này được phát triển mạnh mẽ, chú trọng về chất lượng khi có sự hình thành và tham gia vào các hoạt động của NHTM, công tác phân tích nhằm đưa ra các kết quả từ đó giúp các ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng hoàn được thiện hơn và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế. Hiện tại, không thể phủ nhận tầm quan trọng của phân tích tài chính trong hoạt động của các NHTM. Công cụ phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị ngân hàng trong việc nhận diện bộ kết quả hoạt động của NHTM trong kỳ hoạt động một cách khách quan và tương đối trung thực. Trong thực tế, việc phân tích cũng giúp nhà quản trị hiểu rõ nguyên nhân gây ra sự biến động của các chỉ tiêu, các khoản mục trên báo cáo tài chính (BCTC); nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản mục đó, để từ đó có các biện pháp đối phó thích hợp, hạn chế nhược điểm và phát huy ưu điểm của NHTM, nâng cao tính cạnh tranh; giúp các nhà quản trị NHTM nhận biết và dự đoán trước những rủi ro cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai.
Hầu hết các nội dung phân tích cơ bản được thể hiện qua:
Thứ nhất: Phân tích cấu trúc tài chính ngân hàng: Cấu trúc tài chính NH tập trung phân tích các nội dung về cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và tính cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn. Mục tiêu lớn nhất trong nội dung phân tích này là xác định sự biến động và cơ cấu của từng chỉ tiêu trong tài sản, nguồn vốn, xác định tính ổn định của nguồn tài trợ và tính tự chủ về mặt tài chính đồng thời xác định tính chất cân bằng thể hiện thông qua tính bền vững, tương đối bền vũng và kém bền vững.
Thứ hai: Phân tích về hiệu quả hoạt động: Các hoạt động chủ yếu của NHTM gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đây được xem là nội dung quan trọng nhất đối với các ngân hàng thương mại vì hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến các hoạt động của ngân hàng như huy động vốn, cho vay… thông thường những ngân hàng sẽ dựa vào hiệu quả hoạt động để đánh giá từng hoạt động hoặc toàn bộ hoạt động của ngân hàng để có những nhận xét đánh giá tổng quát nhất, chi tiết và cụ thể nhất làm tiền đề cho các kỳ hoạt động sau. Có thể kể đến một số chỉ tiêu dùng để phân tích như: khả năng sinh lời từ tài sản (ROA), khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu (ROE), hiệu quả sử dụng vốn lưu động…
Thứ ba: Phân tích về rủi ro trong các hoạt động của ngân hàng: Khác với các ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại có mức độ rủi ro cao, vốn hoạt động mang tính chất tự chủ là chính. Do đó, trong quá trình hoạt động không tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra dặc biệt là rủi ro dẫn đến phá sản. Vậy, phân tích rủi ro luôn là nội dung dành sự quan tâm dặc biệt đối với các ngân hàng. Rủi ro có thể được phân tích riêng cho từng hoạt động hoặc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tổng quát các hoạt động. Thông qua các chỉ tiêu có thể đánh giá mức độ rủi ro cao hay thấp, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục đưa rủi ro về tối thiểu nhất. Có thể kể đến các chỉ tiêu như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, khả năng thu hồi nợ trong hoạt động cho vay…
Thực trạng công tác phân tích tài chính tại các ngân hàng thương mại
Như đã nói ở trên, công tác phân tích tài chính ở các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên quan trọng, do đó nhiều ngân hàng đã tham gia vào công tác phân tích tài chính và coi đó là một báo cáo quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng thương mại có quy mô như Viettin Bank, BIDV, Á Châu ACB bank, An Bình Bank..đã quan tâm nhiều đến công tác phân tích tài chính thông qua các kết quả phân tích ở các báo cáo tài chính. Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, có hơn 80% các Ngân hàng thương mại quan tâm đến hiệu quả hoạt động của mình thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính trong đó có cả các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần. Bên cạnh đó, trong các báo cáo của Hiệp hội cũng nhận định “Các ngân hàng thương mại nên chú trọng đến công tác phân tích tài chính và coi đó như một báo cáo quan trọng và có ý nghĩa lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”.
Có thể minh họa rõ hơn thông qua số những đánh giá nhận định của Ngân hàng Viettin Bank. Ngày 1/4/2022, tại ngân hàng Viettin Bank tổ chức Hội nghị cập nhật kết quả kinh doanh năm 2021, tổng kết đánh giá toàn bộ hoạt động với sự góp mặt của tất cả các thành viên có liên quan, Hôi nghị đã đưa ra những nhận định trong bối cảnh môi trường kinh doanh năm 2021 còn nhiều khó khăn, thách thức từ ảnh hưởng của dịch bệnh, VietinBank đã: Nỗ lực thực hiện các biện pháp cải thiện cơ cấu tài sản sinh lời; gia tăng tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn ngắn ngày nhằm tiết kiệm chi phí vốn. VietinBank đã đạt được những kết quả tích cực cả về quy mô và hiệu quả, hoàn thành và vượt các mục tiêu kế hoạch đề ra, cụ thể:
- Dư nợ tín dụng của VietinBank tăng 11,1% so với cuối năm 2020. Trong đó dư nợ bình quân tăng 12,3% so với cuối năm 2020; tỷ trọng dư nợ bình quân của phân khúc có tỉ suất sinh lời cao như Bán lẻ và KH doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ (VVN) tăng tích cực từ 54% năm 2020 lên 57% năm 2021.
- Nguồn vốn huy động thị trường I của VietinBank hợp nhất đạt 1,16 triệu tỷ đồng, tăng hơn 17,3% so với năm 2020. Tiền gửi CASA tăng trưởng hơn 20%; tỷ trọng tiền gửi CASA/tổng nguồn vốn tăng từ mức 19,6% năm 2020 lên hơn 20% năm 2021.
- Tổng thu nhập hoạt động năm 2021 của VietinBank tăng 17,2% so với năm 2020. Thu nhập ngoài lãi tiếp tục tăng trưởng, chiếm 21,4% tổng thu nhập hoạt động. Trong đó, thu thuần dịch vụ tăng 13,7% so với năm 2020; thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ (KDNT) đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, tiếp tục đứng top đầu về cả doanh số và thị phần KDNT trên thị trường; thu XLRR đạt 3.245 tỷ đồng, tăng 85,2% so với năm 2020.
- Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,26%. VietinBank tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, tỷ lệ bao nợ xấu đạt 180,4%.
- Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VietinBank năm 2021 đạt 17.589 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2020, tạo nguồn lực tài chính vững mạnh để VietinBank tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng cường khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế; đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tạo đà tăng trưởng bền vững của VietinBank.
(Nguồn: BCTC hợp nhất Q1/2021 Ngân hàng Viettin Bank)
Qua thực tế công tác phân tích của Ngân hàng Viettinbank, nhận thấy có rất nhiều chuyển biến tích cực đến từ phía quan điểm nhìn nhận của nhà quản trị, họ quan tâm nhiều hơn đến việc đánh giá nhận xét các chỉ tiêu quan trọng trong quá trình hoạt động, hiện thực cho thấy công tác phân tích này trở thành 1 điều lệ thường niên ở các kỳ kinh doanh và hơn hết là sự chuyển biến tích cực đến từ phía người thực hiện công tác phân tích và nguồn dữ liệu được sử dụng. Người thực hiện công tác phân tích phải có chuyên môn sâu về các nội dung về phương pháp phân tích và biết cách đánh giá, nêu bật được kết quả và nguyên nhân tác động đến một nội dung phân tích nào đó. Về nguồn dữ liệu được sử dụng trong phân tích cần thiết phải có tính trung thực, hợp lý cao, mức độ tin cậy lớn và được kiểm chứng bởi các bên độc lập.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công có được, cũng cần nói đến những hạn chế còn tồn tại trọng quá trình thực hiện. Nổi bật nhất đó là công tác phân tích chỉ mới được chú trọng ở những ngân hàng có quy mô, có hoạt động kinh doanh nổi trội, các ngân hàng khác chưa thật sự tập trung và chưa phát huy hết những điểm mạnh mà công cụ phân tích mang lại. Tiếp đó, một số ngân hàng đã sử dụng công cụ phân tích tuy nhiên chưa thường xuyên, chưa nhiều nội dung phân tích và chưa sử dụng đúng những phương pháp cần thiết để mang lại hiệu quả cao nhất. Người thực hiện công tác chưa nhiều kinh nghiệm, việc phân tích đôi khi mang tính chất bắt buộc nhưng không có kết quả.
Những giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại các NHTM
Thứ nhất: Hoàn thiện quá trình thu thập thông tin. Thu thập thông tin là quá trình thật sự quan trọng, quyết định đến kết quả của hoạt động kinh doanh trong các ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thật sự là rất phức tạp với nhiều lĩnh vực, nhiều mảng do đó, để phân tích có kết quả cao cần thu thập thông tin liên quan đến từng lĩnh vực, từng mảng riêng theo quy trình nhất định. Quy trình đó có thể được thực hiện theo hướng xem xét nội dung cần phần tích, xác định thông tin cần thu thập và tiến hành thu thập. Thông tin có thể được thu thập từ nhiều chi nhánh, nhiều bộ phận do đó cần biết phân tích nội dung nào để tiến hành thu thập đảm bảo đầy đủ cho quá trình phân tích và nhận xét.
Thứ hai: hoàn thiện về nội dung phân tích: Trong phân tích có rất nhiều nội dung phân tích, mỗi ngân hàng cần xác định nên phân tích những nội dung nào, bổ sung thêm nội dung nào để hoàn chỉnh hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cần xác định những đối tượng nào sẽ sử dụng kết quả của quá trình phân tích để mở rộng hơn về nội dung, tối ưu hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhìn nhận đánh giá và có những quyết định đúng đắn đến từ phía các đối tượng đó.
Thứ ba: Hoàn thiện về phương pháp phân tích: Mỗi nội dung chỉ tiêu phân tích đều có những phương pháp riêng, các phương pháp có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau nhằm vừa đánh giá ở mặt tổng quát vừa đi sâu chi tiết nhằm đánh giá được ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu cần phân tích. Các phương pháp thường được sử dụng trong phân tích như so sánh, loại trừ, liên hệ cân đối, dupont, tỷ số…. hầu hết các phương pháp đều dễ thực hiện, nên việc kết hợp nhiều phương pháp không làm mất nhiều thời gian nhưng hiệu quả mang lại cao.
Thứ tư: Hoàn thiện về nguồn nhân lực: Nhân lực là đối tượng trực tiếp thực hiện công tác phân tích, sử dụng các kinh nghiệm đã có để tác động vào nguồn thông tin, thông qua các phương pháp cho ra kết quả tốt nhất, phục vụ cho nhu cầu của NQT và các đối tượng quan tâm khác. Do đó, nguồn nhân lực cần đảm bảo về mặt kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng đánh giá nhìn nhận cao, nguồn nhân lực có thể đến từ bên trong các ngân hàng hoặc các chuyên gia bên ngoài.
Kết luận
Có thể thấy, trong thời kỳ hội nhập tất cả các thành phần kinh tế đều tham gia nhằm gia tăng sự phát triển ổn định và lâu dài. Muốn thực hiện được nhiệm vụ đó cần có những công cụ hỗ trợ, công cụ phân tích tài chính là một trong những công cụ đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp nói chung mà các ngân hàng nói riêng cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho công cụ này. Nhưng, để vận hành tốt công cụ này cần có những thay đổi trong quan điểm của NQT, cần có một quy trình hoàn chỉnh từ khâu bắt đầu cho đến xử lý và khâu kết thúc. Cần thực hiện các giải pháp đi sâu vào từng khâu để hoàn thiện hơn về công tác thực hiện quá trình phân tích, giúp công cụ phát huy tốt vai trò của mình và đưa ra những nhận định, đánh giá hiệu quả nhất cho từng đối tượng sử dụng.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Thị Thủy (2018), Báo cáo tài chính: Phân tích – Dự báo và Định giá, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Nguyễn Văn Công, (2017), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
3. Lê Đức Toàn (2011), Giáo trình Quản trị tài chính, Đại học Duy Tân
4. Nguyễn Năng Phúc (2013), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
5. https://pinetree.vn/post/20210730/cac-chi-so-trong-phan-tich-bao-cao-tai-chinh-cua-ngan-hang/
COMPLETE FINANCIAL ANALYSIS AT VIETNAM COMMERCIAL BANKS
Summary:
The economic reform is moving towards the 4.0 period, the period of the digital revolution is taking place very actively and attracting the attention of many fields of activity with many types including banks. trade in the territory of Vietnam. The system of commercial banks is growing in both quantity and quality, but that increase also increases competition in order to hold market share and develop sustainably. Facing that situation, in order to survive and develop, banks apply many methods and methods, including the use of financial analysis tools. This analysis process helps commercial banks to evaluate and comment on the business process of the entire bank and each department, and at the same time offer solutions to improve their operations. banks and better serve customers.
Keywords: commercial banks, financial analysis, competition, solutions...
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: