Đinh Thị Thu Hiền
Trái ngược với tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn là những tài sản của doanh nghiệp có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi dài hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh, ít khi thay đổi hình thái giá trị trong quá trình kinh doanh trong đó chỉ tiêu tài sản cố định chiếm ưu thế. Tài sản dài hạn được xem là nguồn vốn cố định, khả năng hoán chuyển lâu, các chỉ tiêu về tài sản dài hạn chủ yếu tham gia vào sản xuất kinh doanh, giá trị được dịch chuyển dần qua các năm kinh doanh, do đó việc phân tích đánh giá các chỉ tiêu thuộc tài sản dài hạn nhằm giúp doanh nghiệp xác định mức biến động, cơ cấu trong tổng tài sản, từ đó NQT có thể đánh giá và đưa ra các biện pháp hợp lý trong sử dụng vốn dài hạn.
- So sánh ngang: rchỉ tiêu phân tích = Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc
- So sánh dọc:
Tỷ trọng tài sản dài hạn i |
= |
Giá trị tài sản dài hạn i |
x 100% |
Tổng tài sản |
- Tỷ trọng các khoản phải thu dài hạn
Tỷ trọng các khoản phải thu dài hạn |
= |
Giá trị các khoản phải thu dài hạn |
x 100% |
Tổng tài sản |
Các khoản phải thu dài hạn lấy mã số 210 trên Báo cáo tình hình tài chính
Ý nghĩa: tổng tài sản của doanh nghiệp thì các khoản phải thu dài hạn chiếm bao nhiêu phần trăm.
Tương tự với khoản phải thu ngắn hạn, các khoản phải thu dài hạn được hiểu là lượng vốn bị chiếm dụng trong thời gian dài hơn so với 12 tháng hoặc dài hơn so với chu kỳ kinh doanh bao gồm các khoản phải thu khách hàng dài hạn, phải thu nội bộ dài hạn.. Đây là tỷ trọng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh từ lĩnh vực sản xuất, thương mại đến dịch vụ… nếu tỷ trong có xu hướng tăng dần chứng tỏ lượng vốn bị chiếm dụng ngày càng lớn, chính sách tín dụng và các biện pháp thu hồi vốn chưa thật sự hiệu quả, ảnh hưởng nhiều đến tính liên tục của quá trình kinh doanh và ngược lại. Hầu hết các doanh nghiệp đều phải lập khoản dự phòng cho việc xử lý nợ phải thu khó đòi, do đó việc lượng vốn bị chiếm dụng luôn đặt doanh nghiệp vào tình thế bị động và rủi ro cao. Trong các chỉ tiêu liên quan đến khoản phải thu dài hạn, khoản phải thu khách hàng dài hạn luôn là chỉ tiêu được quan tâm nhiều nhất bởi sức ảnh hưởng của chỉ tiêu này thường tác động mạnh đến việc sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Tỷ trọng tài sản cố định
Tỷ trọng tài sản cố định |
= |
Giá trị còn lại của tài sản cố định |
x 100% |
Tổng tài sản |
Giá trị còn lại của tài sản cố định (mã số 220) được tính bằng cách lấy nguyên giá tài sản cố định trừ hao mòn lũy kế trên Báo cáo tình hình tài chính
Ý nghĩa: tổng tài sản của doanh nghiệp thì tài sản cố định chiếm bao nhiêu phần trăm.
Tỷ trọng tài sản cố định phụ thuộc vào những yếu tố như:
+ Phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
+ Phụ thuộc vào chính sách đầu tư và chu trình kinh doanh cũng như phương pháp tính khấu hao mà doanh nghiệp áp dụng.
Đối với những doanh nghiệp có chính sách đầu tư mới thì trong giai đoạn mới đầu tư tỷ trọng này thường cao do lượng vốn đầu tư lớn và khấu hao chưa nhiều. Khi xem xét chỉ tiêu này cần đi sâu xem xét tỷ trọng của từng bộ phận tài sản cố định (tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính), qua đó đánh giá chính xác hơn tình hình đầu tư và cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp.
Tỷ trọng tài sản cố định chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp còn được gọi là “Tỷ suất đầu tư tài sản cố định” phản ánh giá trị còn lại của toàn bộ tài sản cố định đã và đang đầu tư chiếm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định càng lớn doanh nghiệp càng có điều kiện ổn định để phát triển kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Tùy thuộc vào đặc điểm và lĩnh vực hoạt động sản xuất-kinh doanh mà trị số chỉ tiêu “ Tỷ suất đầu tư tài sản cố định” giữa các ngành nghề khác nhau thì khác nhau đáng kể. Chẳng hạn: ngành công nghiệp thăm dò và khai thác dầu khí: 90%, ngành luyện kim: 70% và ngành công nghiệp thực phẩm: 10%...
- Tỷ trọng bất động sản đầu tư
Tỷ trọng bất động sản đầu tư |
= |
Giá trị bất động sản đầu tư |
x 100% |
Tổng tài sản |
Bất động sản đầu tư lấy trên mã số 230 trên Báo cáo tình hình tài chính
Ý nghĩa: tổng tài sản của doanh nghiệp thì bất động sản đầu tư chiếm bao nhiêu phần trăm.
Bất động sản đầu tư của doanh nghiệp bao gồm quyền sử dụng đất (do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua lại), nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng nắm giữ. Các tài sản này được doanh nghiệp ghi nhận là bất động sản đầu tư khi doanh nghiệp nắm giữ để cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để bán trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường hay sử dụng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xem xét tỷ trọng của bất động sản đầu tư chiếm trong tổng tài sản cần liên hệ với các chính sách và các chủ trương về kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp cũng như hiệu quả kinh doanh lĩnh vực này để đánh giá.
- Tỷ trọng tài sản dở dang dài hạn
Tỷ trọng tài sản dở dang dài hạn |
= |
Giá trị tài sản dở dang dài hạn |
x 100% |
Tổng tài sản |
Tài sản dở dang dài hạn lấy trên mã số 240 trên Báo cáo tình hình tài chính
Ý nghĩa: tổng tài sản của doanh nghiệp thì tài sản dở dang dài hạn chiếm bao nhiêu phần trăm.
Tài sản dở dang dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn tại thời điểm báo cáo. Khoản chi phí phát sinh thường vượt khỏi chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, do nhiều nguyên nhân có thể là từ quá trình sản xuất chậm trễ, gián đoạn hoặc tạm ngừng, hoặc các dự án đầu tư nhưng chậm tiến độ chậm triển khai… các công trình chưa bàn giao chưa đưa vào sử dụng .. Thông thường tỷ trọng tài sản dở dang dài hạn xuất hiện nhiều ở các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp, xây dựng công trình và thường chiếm tỷ trọng cao qua các năm, điều này thường ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh vì lượng vốn bỏ ra nhiều, chưa thu được lợi ích, tuy nhiên nếu chi phí xây dựng cơ bản dơ dang tăng cuối năm so với đầu năm và tỷ trọng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng cuối năm so với đầu năm. Trong khi đó các bộ phận khác giảm cho thấy tập trung lượng vốn dài hạn cho đầu tư xây dựng mới nhằm nâng cao khả năng sản xuất trong tương lai, đáp ứng nhu cầu tăng lên của thị trường
- Tỷ trọng đầu tư tài chính dài hạn
Tỷ trọng đầu tư tài chính dài hạn |
= |
Giá trị đầu tư tài chính dài hạn |
x 100% |
Tổng tài sản |
Đầu tư tài chính dài hạn lấy mã số 250 trên Báo cáo tình hình tài chính
Ý nghĩa: Tổng tài sản của doanh nghiệp thì đầu tư tài chính dài hạn chiếm bao nhiêu phần trăm.
Đầu tư tài chính được hiểu là khoản đầu tư có thời gian thu hồi vốn sau 12 tháng, bao gồm các khoản như: các khoản góp vốn liên doanh, các khoản đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư trái phiếu vào đơn vị khác… mục đích chính của khoản đầu tư được xác định là sinh lời trong tương lai, đây được xem là hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn lực về tiền nhàn rỗi trong thời gian dài nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư dài hạn càng nhiều chứng tỏ hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại, khoản đầu tư này chứng tỏ về quy mô của doanh nghiệp càng được mở rộng, tạo lợi thế trong việc tồn tại và phát triển bền vững, tuy nhiên khoản đầu tư tài chính dài hạn phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh doanh, phụ thuộc vào lượng vốn nhàn rỗi, phụ thuộc vào hoạt động của đối tượng được đầu tư do đó, nhà quản trị nên cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định, luôn tồn tại rủi ro tiềm tàng trong quá trình đầu tư, đặc biệt là những khoản đầu tư có thời gian dài.
Để thuận tiện cho việc đánh giá về biến động và cơ cấu của tài sản, khi phân tích có thể sử dụng bảng tính sau:
Bảng 3.1: Phân tích cấu trúc tài sản
Chỉ tiêu |
Đầu năm |
Cuối năm |
Cuối năm so với đầu năm |
|||
Số tiền
|
(%) |
Số tiền
|
(%) |
Số tiền
|
(%) |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
A. Tài sản ngắn hạn |
|
|
|
|
|
|
I. Tiền và tương đương tiền |
|
|
|
|
|
|
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn |
|
|
|
|
|
|
III. Phải thu ngắn hạn |
|
|
|
|
|
|
IV. Hàng tồn kho |
|
|
|
|
|
|
V. Tài sản NH khác |
|
|
|
|
|
|
B. Tài sản dài hạn |
|
|
|
|
|
|
I. Khoản phải thu dài hạn |
|
|
|
|
|
|
II. Tài sản cố định |
|
|
|
|
|
|
III. Bất động sản đầu tư |
|
|
|
|
|
|
IV. Tài sản dở dang dài hạn |
|
|
|
|
|
|
V. Đầu tư tài chính dài hạn |
|
|
|
|
|
|
Tổng tài sản |
|
|
|
|
|
|
Ví dụ minh họa:
Để thực hành phân tích cấu trúc tài sản, tiến hành phân tích cấu trúc tài sản của Công ty cổ phần Xây lắp thương mại 2 có giao dịch trên thị trường chứng khoán với mã giao dịch là ACS trong 2 năm 2018 và 2019 với ngành nghề kinh doanh về xây dựng và bất động sản, nguồn số liệu được lấy cụ thể ở các chỉ tiêu thuộc báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán) đã được kiểm toán, cụ thể như sau:
Bảng cấu trúc tài sản của ACS năm 2018 và 2019
Đvt: tỷ đồng
CHỈ TIÊU |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Chênh lệch |
|||
SỐ TIỀN |
TỶ TRỌNG |
SỐ TIỀN |
TỶ TRỌNG |
SỐ TIỀN |
TỶ TRỌNG |
|
A.Tài sản ngắn hạn |
423,545 |
54.00 |
912,675 |
94.25 |
489,130 |
115.48 |
I.Tiền và các khoản tương đương tiền |
114,466 |
14.59 |
146,431 |
15.12 |
31,965 |
27.93 |
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn |
4,903 |
0.63 |
|
0.00 |
-4,903 |
-100 |
III.Các khoản phải thu ngắn hạn |
161,777 |
20.63 |
155,172 |
16.02 |
-6,605 |
-4.08 |
IV.Hàng tồn kho |
97,876 |
12.48 |
531,317 |
54.87 |
433,441 |
442.85 |
V.Tài sản ngắn hạn khác |
44,523 |
5.68 |
79,755 |
8.24 |
35,232 |
79.13 |
B.Tài sản dài hạn |
360,765 |
46.00 |
55,728 |
5.75 |
-305,037 |
-84.55 |
I.Tài sản cố định |
19,404 |
2.47 |
22,652 |
2.34 |
3,248 |
16.74 |
II.Bất động sản đầu tư |
1,253 |
0.16 |
1,152 |
0.12 |
-101 |
-8.06 |
III.Tài sản dở dang dài hạn |
300,222 |
38.28 |
|
0.00 |
-300,222 |
-100 |
IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn |
11,020 |
1.41 |
5,726 |
0.59 |
-5,294 |
-48.04 |
V.Các khoản phải thu dài hạn |
766 |
0.10 |
145 |
0.01 |
-621 |
-81.07 |
VI.Tài sản dài hạn khác |
28,100 |
3.58 |
26,053 |
2.69 |
-2,047 |
-7.28 |
Tổng cộng tài sản |
784,310 |
100.00 |
968,403 |
100.00 |
184,093 |
23.47 |
Nguồn https://finance.vietstock.vn/ACS/tai-chinh.htm
Bên cạnh việc dựa vào bảng 3.2, có thể vẽ biểu đồ thể hiện cấu trúc tài sản của ACS qua 2 năm 2018 và 2019, thấy rõ hơn về sự khác biệt, biến động của từng chỉ tiêu tài sản trong tổng tài sản.
Biểu đồ: Cấu trúc tài sản của ACS
Qua phân tích thấy rằng xét về mặt biến động, tổng tài sản năm 2019 tăng hơn so với năm 2018 là 189,093 (triệu đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 23.47%. Sự thay đổi về tổng tài sản ở năm 2019 do biến động của các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, cụ thể như sau:
-Tài sản ngắn hạn: Năm 2019 tăng so với năm 2018 là 489,130 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 115.48%. Trong đó, hàng tồn kho năm 2019 có biến động tăng mạnh, cụ thể tăng 433,441 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng thêm là 442.85 %, nguyên nhân là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở các dự án tính đến 31/12/2019 phát sinh lớn như dự án chung cư Bình Quới (nguyên nhân được xác định căn cứ vào Thuyết minh BCTC) với số tiền tính đến 31/12/2019 đã nghiệm thu là 438,876 (triệu đồng). Đồng thời có sự giảm đi của các khoản phải thu ngắn hạn với giá trị giảm đi là 6,605 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm đi là 4.08%. Các chỉ tiêu còn lại có sự gia tăng nhưng không đáng kể như tài sản ngắn hạn khác, tiền và các khoản tương đương tiền, sự giảm đi của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
-Tài sản dài hạn: năm 2019 có biến động giảm so với 2018 với mức giảm là 305,037 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm thêm là 84.55%. Mặc dù có sự tăng lên về tài sản cố định hữu hình nhưng sự tăng lên này nhỏ hơn sự giảm đi của các chỉ tiêu như các khoản đầu tư tài chính dài hạn, bất động sản đầu tư.. trong đó các khoản phải thu dài hạn có sự giảm sút mạnh nhất với mức giảm là 621 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm đi là 81.07% do thu từ các khoản ký quỹ, ký cược. Đồng thời tài sản dở dang dài hạn gảm 300,222 triệu đồng do Dự án Chung cư 686 Bình Quới dự kiến hoàn thành trong năm 2020, do đó toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang năm 2019 được xem là ngắn hạn ( theo Thuyết minh BCTC).
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Thị Thủy (2018), Báo cáo tài chính: Phân tích – Dự báo và Định giá, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Nguyễn Văn Công, (2017), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
3. Lê Đức Toàn (2011), Giáo trình Quản trị tài chính, Đại học Duy Tân
4. Nguyễn Năng Phúc (2013), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
5. Trương Bá Thanh (2005), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh Tế Đà Nẵng.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: