TÌM HIỂU VỀ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Th.S Lê Thị Huyền Trâm
BM Kiểm toán và phân tích
Lao động là yếu tố rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh. Người lao độ ng luôn mong muốn lao động của mình đạt hiệu quả, nghĩa là luôn muốn nâng cao năng suất lao động (NSLÐ). Vì thế, nhiệm vụ của phân tích là ngoài phân tích về mặt số lượng cần phải phân tích về chất lượng thông qua phân tích năng suất lao động.
1. Phương pháp phân tích
Năng suất lao động là tổng hợp chi phí lao động xã hội, bao gồm lao động vật hóa và lao động sống tính trên một đơn vị sản phẩm.
Như vậy, năng suất lao động càng cao thì chi phí lao động xã hội tính trên một đơn vị sản phẩm càng thấp và ngược lại.
Đối với doanh nghiệp sản xuất năng suất lao động được xác định:
Trong các DN thường sản xuất nhiều loại sản phẩm, vì thế dùng thước đo hiện vật để tính năng suất sẽ khó khăn và phức tạp. Do vậy, người ta thường dùng thước đo giá trị để xác định năng suất lao động. Công thức (1) trên thường dùng giá trị sản phẩm sản xuất để xác định năng suât. Tuy nhiên, để đảm bảo tính so sánh được thì thước đo giá trị phải được tính theo giá cố định và giá trị sản xuất dùng để tính năng suất lao động phải được loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu.
Sở dĩ như vậy là vì: giá trị sản xuất là sự kết tinh của lao động quá khứ (vật hóa: nguyên vật liệu, khấu hao, ...) và lao động sống. Sự kết tinh này trong một sản phẩm giữa các kỳ phân tích sẽ khác nhau, nên chỉ tiêu năng suất lao động tính ra sẽ khác nhau. Việc khác nhau này không phải do thay đổi lao động mới sáng tạo ra mà do giá trị lao động quá khứ của xã hội đã tạo ra trước đó.
Vì lượng thời gian lao động hao phí có thể sử dụng nhiều đơn vị thời gian khác nhau, như giờ, ngày, năm, ...Do đó, chỉ tiêu năng suất lao động được biểu hiện bằng nhiều loại năng suất khác nhau. Phần lớn năng suất lao động trong các DN được chia làm 3 loại đó là:
Năng suất lao động bình quân giờ: (Ng)
Năng suất lao động bình quân ngày: (Nn)
Năng suất lao động bình quân năm: (Ncn)
Trong đó: Tg: tổng số giờ làm việc của toàn bộ công nhân
Tn : tổng số ngày làm việc của toàn bộ công nhân
Gs: giá trị sản xuất
: số lao động bình quân
Số lao động bình quân = (số lao động đầu kỳ + số lao động cuối kỳ)/2
- Năng suất lao động giờ: là tỷ lệ giữa giá trị sản xuất với tổng số giờ làm việc trong DN. Nó phản ánh giá trị sản xuất bình quân 1 giờ làm việc của công nhân sản xuất trực tiếp.
Năng suất lao động giờ biến động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nhưng có thể quy về các nhân tố sau:
+ Do trình độ thành thạo về kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo của công nhân.
+ Do trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao hay thấp, tình trạng máy móc thiết bị mới hay cũ.
+ Do phẩm chất, quy cách, số lượng vật liệu cung cấp cho sản xuất có đầy đủ không.
+ Do trình độ quản lý, tổ chức sản xuất, bố trí nơi làm việc, sử dụng các đòn bẩy kích thích lao động.
- Năng suất lao động ngày: là tỷ lệ tỷ lệ giữa giá trị sản xuất với tổng số ngày làm việc trong DN. Năng suất lao động nói lên khối lượng sản xuất thực hiện trong một ngày công. Nó không chỉ phản ánh năng suất lao động giờ mà còn phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao động trong ngày. Giữa chỉ tiêu năng suất lao động ngày và năng suất lao động giờ có mối liên hệ như sau:
Qua công thức này: nếu tốc độ tăng của năng suất lao động ngày càng cao hơn tốc độ tăng của năng suất lao động giờ thì chứng tỏ số giờ làm việc trong ngày đã tăng lên và ngược lại. Do vậy, từ đây ta có thể đánh giá tình hình sử dụng ngày công trong kỳ phân tích.
- Năng suất lao động năm: là tỷ lệ giữa giá trị sản xuất với tổng số lao động bình quân trong DN, nó phản ánh khối lượng sản phẩm sản xuất được trong năm của một công nhân. Giữa chỉ tiêu năng suất lao động năm và năng suất lao động ngày được biểu hiện qua công thức.
Qua công thức này, nếu tốc độ tăng năng suất lao động năm cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động ngày, thì chứng tỏ số ngày làm việc bình quân một công nhân sản xuất trong năm tăng lên và ngược lại. Từ mối liên hệ này cho phép ta đánh giá được tình hình sử dụng số ngày công lao động của công nhân sản xuất trong năm.
Trong quá trình phân tích chúng ta cần thiết lập mối quan hệ giữa 3 loại NSLÐ để sử dụng các phương pháp thích hợp trong việc xem xét tác động của từng nhân tố đến kết quả sản xuất. Mối quan hệ của các loại năng suất như sau:
Năng suất LĐ ngày = số giờ làm việc bình quân ngày x Ng = g. Ng
Năng suất LĐ năm (Ncn) = số ngày làm việc bình quân 1 lao động trong năm x Nn= n. Nn = g. n. Ng
Giá trị sản xuất (Gs) = Tổng giờ làm việc x Ng= Tổng ngày làm việc x Nn Gs = Tổng số lao động bq x Ncn = LÐ. Ncn
Từ đó ta có mối quan hệ: Gs = LÐ. g. n. Ng
Thông qua 3 lại năng suất lao động được trình bày trên ta có thể thiết lập được phương trình biểu hiện mối liên hệ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.
Hay:
= =
=>
Nếu các chỉ tiêu về lao động thay đổi sẽ làm cho giá trị sản xuất thay đổi, bằng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch ta có thể đánh giá được ảnh hưởng từng nhân tố đến giá trị sản xuất.
Đối tượng phân tích:
Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:
+ Số công nhân bình quân ():
+ Số ngày làm việc bình quân ():
+ Số giờ làm việc bình quân ( ):
+ Năng suất lao động bình quân giờ ():
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
= + + +
Trong 3 chỉ tiêu: năng suất lao động giờ, ngày, năm thì năng suất lao động năm phản ánh đầy đủ nhất chất lượng và thời gian làm việc của công nhân. Vì thế, nó được sử dụng để phản ánh chung năng suất lao động toàn doanh nghiệp.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động có thể sáng tạo ra một số sản phẩm vật chất có ích trong một đơn vị thời gian nhất định, hoặc thời gian lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao năng suất lao động là biện pháp chủ yếu hạ giá thành sản phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Th.S Huỳnh Lợi( 2010), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê
2. Th.S Võ Ngàn Thơ(2009), Quản trị dự án đầu tư
3. Nguyễn Tấn Bình (2010), Quản trị tài chính ngắn hạn, Nhà xuất bản Thống kê
4. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – TS Trịnh Văn Sơn, Đào Nguyên Phi-ĐH Huế- 2006
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: