Việc phân tích tình hình chất lượng sản xuất sản phẩm có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng sản xuất các loại sản phẩm mà áp dụng phương pháp thích hợp.
Có 2 đối tượng sản phẩm sản xuất là loại sản phẩm sản xuất được phân thành nhiều thứ hạng phẩm cấp và loại sản phẩm chỉ có một thứ hạng phẩm cấp (sản phẩm sản xuất không cho phép sai sót về mặt kỹ thuật, nếu có sai sót đều loại bỏ).
Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có nhiều thứ hạng chất lượng khác nhau là do chất lượng vật liệu hoặc trình độ kỹ thuật của công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất sản phẩm thứ hạng dưới kém hơn sản phẩm thứ hạng trên về mặt công dụng, thẫm mỹ, về tiêu chuẩn kỹ thuật, nên có giá bán thấp hơn, do đó làm giảm giá trị sản lượng và lợi nhuận cúa doanh nghiệp. Nội dung phân tích này được áp dụng trong trường hợp sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra có phân thành các thứ hạng phẩm cấp. Ta thường thấy các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có đặc điểm này như: doanh nghiệp chế biến chè, doanh nghiệp chế biến đồ gốm,...sản phẩm được phân thành loại 1, loại 2, 3... và tất cả sản phẩm đều được tiêu thụ trên thị trường. Rõ ràng là sản phẩm thứ hạng phẩm cấp cao càng nhiều thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được nâng lên. Cho nên, tăng sản phẩm có thứ hạng phẩm cấp cao là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp sản xuất.
Khi phân tích chất lượng sản xuất sản phẩm trong trường hợp trên, người ta thường sử dụng những chỉ tiêu sau:
- Hệ số phẩm cấp bình quân
Sử dụng hệ số phẩm cấp bình quân chỉ tính riêng cho từng loại sản phẩm có phân chia thứ hạng phẩm cấp khác nhau. Hệ số phẩm cấp sản phẩm là tỷ số giữa tổng sản lượng từng thứ hạng phẩm cấp tính theo giá kế hoạch của từng thứ hạng phẩm cấp với tổng sản lượng từng thứ hạng phẩm cấp tính theo giá kế hoạch của phẩm cấp có thứ hạng cao nhất.
Công thức tính như sau:
Hp : Hệ số phẩm cấp bình quân
Qi : số lượng sản phẩm của thứ hạng phẩm cấp i
Pki : đơn giá kế hoạch của thứ hạng phẩm cấp i
PkI : đơn giá kế hoạch của thứ hạng phẩm cấp loại 1
Với công thức trên, khi Qi lấy số liệu kỳ nào thì tương ứng Hp ở kỳ đó.
Phương pháp đánh giá.
Hp = 1: chứng tỏ các sản phẩm đều loại 1
Hp <1: chứng tỏ sản phẩm sản xuất có những thứ hạng phẩm cấp lọai 2, loại 3,...
Hp càng gần 1, chứng tỏ chất lượng sản phẩm sản xuất càng cao.
Để phân tích, đánh giá tình hình chất lượng sản xuất sản phẩm qua chỉ tiêu hệ số phẩm cấp bình quân, người ta so sánh hệ số phẩm cấp bình quân của kỳ phân tích với kế hoạch (hoặc kỳ trước).
DHp = Hp1 - Hpk
Nếu DHp > 0: thể hiện chất lượng sản xuất sản phẩm tăng
Nếu DHp < 0: thể hiện chất lượng sản xuất sản phẩm giảm
Sự tăng, giảm về chất lượng sản xuất sản phẩm thể hiện qua phân tích trên là do tổng hợp của nhiều nguyên nhân thường là:
+ Tình trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bị
+ Chất lượng nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm
+ Trình độ tay nghề của công nhân
+ Tình trạng áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất...
Khi hệ số phẩm cấp bình quân thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá trị sản xuất sản phẩm, thể hiện qua công thức sau: DGs = ( Hp1 - Hpk ) x SQ1i .PkI
DGs : mức tăng, giảm của giá trị sản xuất sản phẩm
Q1i : số lượng sản phẩm thực tế của phẩm cấp hạng i
Qua công thức trên, ta thấy nếu cùng một khối lượng sản phẩm sản xuất nhưng nếu tăng được hệ số phẩm cấp bình quân thì làm tăng được giá trị sản xuất. Do vậy, người ta có thể nói: nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời cũng có nghĩa là nâng cao giá trị sản xuất của doanh nghiệp.
VD. Tại một doanh nghiệp có tài lệu về tình hình sản xuất sản phẩm A như sau:
Phẩm cấp |
Đơn giá |
Số lượng sản xuất trong kỳ (cái) |
|
Kế hoạch |
Thực tế |
||
Loại I Loại II Loại III |
30.000 26.000 22.000 |
1400 400 200 |
1.600 200 200 |
Căn cứ tài liệu trên, phân tích tình hình chất lượng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
- Xác định hệ số phẩm cấp bình quân:
Chất lượng sản phẩm thay đổi làm cho giá trị sản xuất tăng là:
DGs = ( Hp1 - Hpk ) x SQ1i .PkI
(0,96 - 0,9467) x 2.000 x 30.000 = 798.000 (gần bằng 800.000)
- Chỉ tiêu tỷ trọng sản phẩm từng thứ hạng
Chỉ tiêu phân tích được xác định như sau:
Chỉ tiêu này được dùng để phân tích trong trường hợp sản phẩm được chia thành hai thứ hạng phẩm cấp: hạng I và hạng II hoặc loại tốt và loại thường.
Phương pháp phân tích qua chỉ tiêu này là so sánh tỷ trọng sản phẩm từng thứ hạng thực tế với kế hoạch (hoặc kỳ trước). Nếu thứ hạng sản phẩm hạng I tăng cao hơn tức là tỷ trọng thứ hạng II giảm xuống, ta kết luận là chất lượng sản xuất sản phẩm thực tế tăng hơn so với kế hoạch (hoặc kỳ trước) và ngược lại.
- Chỉ tiêu giá đơn vị bình quân
Trong trường hợp sản phẩm được chia thành các thứ hạng phẩm cấp thì sản phẩm có thứ hạng càng cao sẽ có giá bán càng cao. Do đó ta có thể sử dụng giá đơn vị bình quân tính cho từng loại sản phẩm với các loại sản phẩm với các thứ hạng có phẩm cấp khác nhau để phân tích chất lượng sản xuất sản phẩm.
Sử dụng phương pháp đơn giá bình quân để phân tích chất lượng sản xuất sản phẩm được thực hiện qua hai bước sau:
- Bước 1: Xác định đơn giá bình quân của kỳ phân tích và kỳ gốc:
Trong đó: Qi : Khối lượng sản phẩm sản xuất i
Pki : Đơn giá bán kế hoạch sản phẩm i
- Bước 2: Xác định ảnh hưởng do chất lượng sản phẩm thay đổi đến giá trị sản xuất theo công thức: êGs = (1 - k ) x
Qua công thức trên chúng ta thấy, nếu giá cả sản phẩm thay đổi chủ yếu là do chất lượng sản phẩm thì lúc đó giá trị sản xuất tăng khi chất lượng được nâng lên và ngược lại.
Từ ví dụ trên, ta phân tích thông qua chỉ tiêu giá đơn vị bình quân như sau:
Giá trị sản xuất sản phẩm tăng do ảnh hưởng của giá đơn vị bình quân tăng:
(28.800 - 25.800) x 2.000 = 800.000 đồng.
Ta thấy kết quả phân tích giống kết quả phân tích theo chỉ tiêu hệ số phẩm cấp bình quân.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: