TÌM HIỂU VỀ PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP
Th.S Lê Thị Huyền Trâm
BM Kiểm toán và phân tích
Lợi nhuận là một trong các phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không chỉ chịu tác động bởi chất lượng công tác qủan lý kinh doanh mà còn ảnh hưởng bởi quy mô của doanh nghiệp, nghĩa là quy mô sản xuất kinh doanh càng lớn thì sẽ tạo ra tổng mức lợi nhuận càng nhiều, còn quy mô sản xuất kinh doanh càng nhỏ thì tạo ra tổng mức lợi nhuận càng thấp.
Vậy, để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần tính và phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.
1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng thuần
.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu bán hàng thuần trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng cao, thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Vì vậy, để nâng cao chỉ tiêu này thì doanh nghiệp phải nâng cao lợi nhuận bằng cách giảm chi phí, hạ giá thành, tăng giá bán, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
2. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, chỉ tiêu này chưa tính đến ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh
Trong đó: vốn sản xuất kinh doanh bình quân được tính như sau:
V1 , V2 ,...Vn : là số dư vốn xác định kinh doanh đầu và cuối kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu qủa sử dụng vốn càng lớn. Bởi vậy, để nâng cao chỉ tiêu trên, một mặt phải tìm mọi biện pháp để nâng cao lợi nhuận, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu vốn sản xuất.
Vốn sản xuất của doanh nghiệp gồm: vốn cố định, vốn lưu động. Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Giá trị tài sản cố định được tính theo hai cách như sau:
+ Tính theo nguyên giá
Phương pháp này đang áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp, tuy nhiên, tính theo phương pháp này có những ưu, nhược điểm sau:
Ưu diểm: dễ tính, thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng đầy đủ các tài sản cố định hiện có và khai thác triệt để về thời gian, công suất tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh.
Nhược điểm: phản ánh không chính xác giá trị tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận.
+ Tính theo giá trị còn lại
Ưu điểm: loại trừ được phần giá trị còn lại của tài sản cố định đã hao mòn, thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm đến việc bảo dưỡng, sử dụng triệt để năng lực sản xuất của thiết bị sản xuất còn lại vào quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời phản ánh đúng thực lực về thiết bị sản xuất của doanh nghiệp hiện tại.
Nhược điểm: việc xác định đúng giá trị còn lại của tài sản cố định phù hợp với năng lực sản xuất hiện tại là một vấn đề phức tạp.
Trong phân tích ta có thể sử dụng một trong hai cách trên; thông qua cách xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh, ta thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận là: tổng mức lợi nhuận, tổng vốn sản xuất và cơ cấu vốn.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất được xác định như sau:
Hay:
Để nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất thì đồng thời phải nâng cao tỷ suất lợi nhuận theo vốn lưu động và giải quyết hợp lý về cơ cấu của vốn sản xuất. Để giải quyết vấn đề hợp lý về cơ cấu của vốn sản xuất, cần phải thực hiện tốt các mặt sau đây:
+ Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực (máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,...) và vốn cố định không tích cực chỉ trang bị đến mức cần thiết, không trang bị thừa bộ phận là không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mà thời gian thu hồi vốn chậm.
+ Cần đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa tài sản cố định và tài sản lưu động trong sản xuất. Quá trình sản xuất là sự hoạt động thống nhất của tất cả các yếu tố vật chất. Vì vậy, để cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục đòi hỏi phải có sự cân đối giữa các yếu tố sản xuất.
4. Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm
Chỉ tiêu này phản ánh, cứ một đồng chi phí về giá thành sản xuất sản phẩm
trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn. Để nâng cao chỉ tiêu này doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp để tăng lợi nhuận thuần đồng thời giảm giá thành sản xuất sản phẩm.
5. Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. Để nâng cao chỉ tiêu này doanh nghiệp cần tăng lợi nhuận thuần, giảm chi phí sản xuất và trong giai đoạn tiêu thụ, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số của hai chỉ tiêu tùy theo mối liên hệ giữa tổng mức lợi nhuận với một chỉ tiêu có liên quan. Tùy theo mục đích phân tích mà tính các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Th.S Huỳnh Lợi( 2010), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê
2. Th.S Võ Ngàn Thơ(2009), Quản trị dự án đầu tư
3. Nguyễn Tấn Bình (2010), Quản trị tài chính ngắn hạn, Nhà xuất bản Thống kê
4. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – TS Trịnh Văn Sơn, Đào Nguyên Phi-ĐH Huế- 2006
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: