Dương Thị Thanh Hiền
Vốn lưu động ròng là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Không chỉ kế toán mà CEO, chủ doanh nghiệp cũng cần nắm thông tin về vốn lưu động ròng. Vốn lưu động là yếu tố giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được vận hành liên tục và thường xuyên. Như vậy, có thể coi vốn lưu động là yếu tố đặc biệt quan trọng trong tài chính doanh nghiệp. Việc nắm vững về khái niệm, ý nghĩa cũng như cách quản lý vốn lưu động là điều cần thiết.
1. Vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động (tên tiếng anh là Working capital), được coi là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các hoạt động hàng ngày như: Tiền thanh toán hóa đơn điện nước, thanh toán cho nhà cung cấp, trả lương cho nhân viên, chi phí mặt bằng,...
Vốn lưu động là số tiền doanh nghiệp đầu tư để tạo ra tài sản lưu động của doanh nghiệp như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn…. Bên cạnh tài sản cố định thì các tài sản lưu động khác nhau cũng là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống tài sản của mỗi doanh nghiệp.
Tại từng doanh nghiệp với kết cấu và loại hình khác nhau sẽ có cơ cấu tài sản lưu động phù hợp. Tuy nhiên, nhìn chung cơ cấu tài sản lưu động tại các doanh nghiệp hiện naVốn lưu động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tại các doanh nghiệp bởi lẽ: (1) Các tài sản lưu động là những yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần vốn lưu động để duy trì và vận hành liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh. (2) Vốn lưu động có tính thanh khoản cao nên dễ dàng huy động nhanh hơn. Nếu doanh nghiệp cần nguồn vốn gấp để đầu tư mở rộng quy mô có thể cân nhắc lựa chọn vốn lưu động. (3) Vốn lưu động cấu thành nên giá thành của sản phẩm giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. (4) Vốn lưu động giúp đánh giá hiệu quả quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.
Đặc điểm của vốn lưu động: (1) Vốn lưu động là vốn đầu tư cho các tài sản lưu động có tính thanh khoản cao nên vốn lưu động có tính dịch chuyển trong dòng tiền. (2) Vốn lưu động biểu hiện bằng các tài sản lưu động có thể là nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh nên sẽ dịch chuyển 1 lần toàn bộ giá trị vào giá trị của sản phẩm hoặc quá trình sản xuất kinh doanh. (3) Sản xuất kinh doanh là một chu kỳ khép kín, vốn lưu động vận động từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Ví dụ: nguyên liệu cấu thành nên sản phẩm, sau 1 quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên liệu trở thành sản phẩm với giá trị cao hơn giá trị ban đầu.y sẽ bao gồm tài sản lưu động sản xuất và lưu thông.
2. Vốn lưu động ròng
Vốn lưu động ròng là phần giá trị chênh lệch giữa nguồn tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng được đánh giá là thước đo tính thanh khoản của một doanh nghiệp và khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn, cũng như hoạt động cấp vốn của doanh nghiệp đó. Trong đó:
Tài sản lưu động: Bao gồm tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông là tài sản ngắn hạn và những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: tiền mặt, hàng hóa, các khoản nợ phải thu ngắn hạn.
Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn là nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp, phải trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ hoạt động bình thường.
Các số liệu này có thể được tính toán dựa trên bảng cân đối kế toán, hoặc doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ quản trị tài chính có theo dõi số liệu tức thời, chính xác hơn phục vụ điều hành.
Xác định vốn lưu động ròng không phải điều quá khó khăn khi đã nắm được định nghĩa về vốn lưu động ròng. Công thức tính vốn lưu động ròng như sau:
Vốn lưu động ròng |
= |
Tài sản lưu động |
– |
Nợ ngắn hạn |
Ví dụ: Tại công ty A có các số liệu như sau: Tài sản lưu động: 6 tỷ và Nợ ngắn hạn: 4 tỷ
Như vậy vốn lưu động ròng của doanh nghiệp A như sau:
Vốn lưu động ròng |
= |
6 tỷ |
– |
4 tỷ |
= |
|
Như công thức xác định chúng ta thấy xảy ra các trường hợp sau đây:
Vốn lưu động ròng có giá trị < 0: Vốn lưu động ròng đại diện cho khả năng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu vốn lưu động ròng có giá trị < 0 thì rất nguy hiểm bởi nó đồng nghĩa với việc nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp không đủ để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cũng phải chịu áp lực để tìm nguồn vốn thay thế nếu không sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn lưu động ròng > 0: Đây là dấu hiệu tốt khi nguồn vốn thường xuyên vừa đủ chi trả các khoản nợ ngắn hạn, mà còn có dư thừa vốn để đầu tư và tài trợ thêm các tài sản khác.
Vốn lưu động ròng = 0: Nhìn chung, trường hợp này vẫn khá an toàn bởi nguồn vốn thường xuyên hoàn toàn có khả năng tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là trường hợp phản ánh kém bền vững nên các doanh nghiệp cần cân nhắc để cải thiện tính an toàn và ổn định.
3. Vai trò của vốn lưu động ròng đối với doanh nghiệp
Vốn lưu động là khoản chi phí dự tính dùng để mua sắm hàng hóa, dịch vụ, làm vốn luân chuyển,… đảm bảo cho kỳ hoạt động kinh doanh, sản xuất diễn ra liên tục. Bên cạnh tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị,… thì đây cũng là một trong những yêu cầu tiên quyết để công ty có thể đi vào hoạt động được tốt.
Bên cạnh đấy, vốn lưu động còn có sức ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của các công ty. Nếu doanh nghiệp tự chủ trong việc sử dụng vốn, khi có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất thì việc huy động thêm vốn đầu tư là việc làm cần thiết. Lúc này, nguồn vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng sức hút và nâng cao tính cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Vốn lưu động, vai trò của nó trong các doanh nghiệp như một chỉ số phản ánh “sức khỏe tài chính” ngắn hạn, hiệu quả hoạt động và quản lý ngân sách của các công ty; Vai trò quan trọng của việc quản lý hiệu quả nguồn vốn lưu động đối với các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế. Đề xuất các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp tính toán, lựa chọn và điều chỉnh mức vốn lưu động phù hợp với quy mô, ngành nghề,... của doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: