Bài Viết - ThS. Đào Thị Đài Trang - MỘT SÓ LƯU Ý KHI LẬP BÀO CÁO TÀI CHÍNH CUỐI NĂM
MỘT SÓ LƯU Ý KHI LẬP BÀO CÁO TÀI CHÍNH CUỐI NĂM
Để lập được báo cáo tài chính đúng và đủ, kế toán viên cần lưu ý kiểm tra các số liệu sau:
-
Kết chuyển khoản lợi nhuận chưa phân phối đầu năm
Trường hợp có lãi
|
Nợ TK 4212
Có TK 4211
|
Trường hợp lỗ
|
Nợ TK 4211
Có TK 4212
|
-
. Ghi nhận và nộp lệ phí môn bài
Ghi nhận lệ phí môn bài phải nộp
|
Nợ TK 6422 (TT133)/TK 6425 (TT200)
Có TK 3339 (TT133)
|
Nộp lệ phí môn bài
|
Nợ TK 3339
Có TK 1121/1111
|
-
Sổ tiền mặt
Số dư đầu kỳ tài khoản 111:
-
Đảm bảo số dư không bị âm tại bất kỳ thời điểm nào trong năm;
-
Trường hợp số dư âm cần kiểm tra lại trình tự của các nghiệp vụ thu tiền, chi tiền và tìm biện pháp xử lý;
-
Các biện pháp xử lý âm quỹ tiền mặt:
-
Làm thủ tục tăng vốn điều lệ, ghi: Nợ TK 111, 112/Có TK 411;
-
Hạch toán các khoản mua hàng hóa, dịch vụ trên TK 331 và trả sau khi có nguồn tiền mặt (cần lưu ý thời hạn trả tiền thực tế, thời hạn trả quy định trên hợp đồng để tránh phát sinh chi phí trả chậm);
-
Làm hợp đồng vay mượn tiền giám đốc có lãi và không có lãi suất, đây là cách đa số kế toán viên vẫn thường sử dụng để có nguồn tiền tạm thời. Tuy nhiên, cần lưu ý trả đủ tiền và lãi đúng hạn trên hợp đồng, ghi: Nợ TK 111/Có TK 3388, 341.
-
Sổ tiền gửi ngân hàng
-
Đảm bảo số dư không bị âm tại bất kỳ thời điểm nào trong năm;
-
Đối chiếu sổ tiền gửi ngân hàng TK 112 với sổ phụ, sao kê ngân hàng, kiểm tra kỹ số dư hàng tháng và số dư cuối kỳ.
5. Tính và nộp thuế TNDN tạm tính
-
Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để xác định số thuế TNDN tạm tính phải nộp vào NSNN hàng quý theo quy định, ghi: Nợ TK 8211/Có TK 3334;
-
Khi nộp tiền thuế TNDN vào NSNN, ghi: Nợ TK 3334/Có TK 111/112.
6. Thuế GTGT khấu trừ
Kiểm tra số dư của chỉ tiêu [43] trên tờ khai GTGT tháng 12 hoặc quý 4 so với số dư cuối kỳ của TK 1331:
-
Thông thường khi kê khai đúng và đủ hóa đơn phát sinh hàng tháng/quý thì số dư sẽ bằng nhau;
-
Số dư TK 1331 sẽ lớn hơn số dư trên chỉ tiêu [43] trong trường hợp hóa đơn mua vào kê khai chưa đúng, đủ.
7. Công nợ phải thu
-
Xem, đối chiếu tổng hợp và chi tiết công nợ phải thu cho đúng với thực tế;
-
Làm biên bản đối chiếu công nợ đối với các khoản phải thu khách hàng đến ngày 31/12 (bên nợ TK 131);
-
Kiểm tra các khoản đã thu có thuộc trường hợp phải xuất hóa đơn theo quy định hay không (bên có TK 131).
8. Công nợ phải trả
-
Làm biên bản đối chiếu công nợ đối với các khoản phải trả nhà cung cấp đến ngày 31/12 (bên nợ TK 331);
-
Kiểm tra các khoản phải trả có hợp đồng có bị trễ hạn hay chưa (bên có TK 331).
9. Hàng tồn kho
-
Kiểm tra nhập hàng đúng số lượng và đúng giá;
-
Xuất hàng đủ số lượng, đã tính giá xuất kho (không xuất quá số lượng trong kho);
-
Lưu ý trích lập dự phòng hàng tồn kho (nếu có).
10. Tiền tạm ứng
Kiểm tra và đối chiếu để hoàn lại tiền ứng chưa xài hết (TK 141).
11. Phân bổ chi phí trả trước và công cụ dụng cụ (CCDC)
-
Đảm bảo các chi phí trả trước, CCCD đã được ghi nhận và phân bổ đầy đủ (TK 242);
-
Số tiền phân bổ hàng tháng trên bảng phân bổ phải khớp với sổ cái (TK 242).
12. Tài sản cố định và phân bổ tài sản cố định (TSCĐ)
Đã khấu hao tài sản cố định phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, kiểm tra chi phí hợp lý và không hợp lý.
13. Các khoản thuế phải nộp
-
Thuế GTGT: Căn cứ vào tờ khai thuế GTGT tháng/quý và chứng từ nộp thuế để hạch toán, kiểm tra;
-
Thuế TNCN: Kiểm tra thuế TNCN phải nộp hàng tháng/quý khớp với tờ khai thuế TNCN, lập quyết toán năm làm căn cứ lập BCTC.
14. Tiền lương và các khoản trích theo lương
-
Đối chiếu số liệu đã hạch toán với bảng lương và chứng từ thanh toán lương;
-
Đối chiếu quá trình đóng bảo hiểm với số liệu từ cơ quan BHXH.
15. Doanh thu
-
Kiểm tra và đảm bảo hạch toán đủ, đúng tài khoản;
-
Xác định doanh thu chịu thuế và doanh thu không chịu thuế TNDN để thuận tiện cho việc lập quyết toán thuế TNDN.
16. Giá vốn hàng bán
-
Xác định giá vốn được trừ và không được trừ;
-
Kiểm tra lại số liệu đã hạch toán với định mức, căn cứ tính giá thành (lưu ý không vượt quá định mức cho phép);
-
Kết chuyển giá vốn.
17. Các khoản chi phí phát sinh
-
Chi phí bán hàng & chi phí quản lý doanh nghiệp: Kế toán kiểm tra hồ sơ, chứng từ và hóa đơn liên quan đến chi phí đã đầy đủ và hợp lệ hay chưa nhằm xác định chi phí hợp lý và không hợp lý;
-
Chi phí lãi vay: Kiểm tra hồ sơ đầy đủ chi phí có bị khống chế vì thuộc giao dịch liên kết không (căn cứ Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ban hành ngày 05/11/2020) nhằm xác định chi phí hợp lý và không hợp lý.
Lưu ý:
Các hóa đơn có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên hoặc các hóa đơn mua vào trong cùng 1 ngày từ 1 nhà cung cấp có tổng trị giá từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán chuyển khoản từ tài khoản công ty mới được đưa vào chi phí bán hàng & chi phí quản lý doanh nghiệp.
18. Các tài khoản khác
Để có thể tổng hợp đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ phát sinh, kế toán căn cứ vào nghiệp vụ phát sinh thực tế tại doanh nghiệp và hồ sơ, chứng từ để kiểm tra, rà soát lại số liệu kế toán trước khi lập BCTC và quyết toán thuế.
19. Kết chuyển lãi lỗ hàng tháng, số dư cuối kỳ
Kết chuyển toàn bộ doanh thu, chi phí phát sinh sang TK 911 (xác định kết quả kinh doanh), đảm bảo tài khoản doanh thu, tài khoản giá vốn và tài khoản chi phí không có số dư cuối kỳ.
20. Xác định và hạch toán số thuế TNDN phải nộp
Cuối năm, dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh để xác định được số thuế TNDN phải nộp cả năm
➨ Trường hợp số thuế TNDN phải nộp thực tế < Số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm
-
Số chênh lệch ghi: Nợ TK 3334 / Có TK 8211.
➨ Trường hợp số thuế TNDN phải nộp thực tế > Số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm
-
Hạch toán số thuế chênh lệch: Nợ TK 8211 / Có TK 3334;
-
Khi nộp tiền vào NSNN hạch toán: Nợ 3334 / Có 111,112;
-
Làm bút toán kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành từ TK 8211 sang TK 911.
21. Kết chuyển kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vào LNST chưa phân phối
Kết chuyển lãi
|
Nợ TK 911
Có TK 421
|
Kết chuyển lỗ
|
Nợ TK 421
Có TK 911
|