1. Quy định nộp thuế
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, các cá nhân hoặc hộ kinh doanh khi bán hàng online với doanh thu trên 100 triệu đồng sẽ có trách nhiệm phải đóng thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định.
Theo đó, mức thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vào từng ngành nghề dựa trên tổng doanh thu.
Cụ thể, hoạt động bán hàng online thuộc phạm vi phân phối và cung cấp hàng hóa nên tỷ lệ thuế TNCN phải nộp là 0,5% tổng doanh thu một năm theo quy định tại Phụ lục 1 Danh mục ngành nghề tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân ban hành tại Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Ngoài ra, các cá nhân và hộ gia đình khi kinh doanh online cũng sẽ phải nộp 1% thuế GTGT (VAT). Như vậy, khi kinh doanh online, người bán có nghĩa vụ phải nộp 1,5% thuế GTGT và thuế TNCN trên tổng doanh thu khi bán hàng có mức doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên/năm.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14, người bán hàng online cần phải thực hiện quyết toán thuế TNCN và thuế GTGT chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 04 kể từ thời điểm kết thúc năm dương lịch. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế trùng vào ngày nghỉ thì thời hạn nộp sẽ được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó. Các cá nhân, tổ chức hoặc hộ kinh doanh online có nghĩa vụ phải khai thuế một cách trung thực, chính xác và đẩy đủ và nộp thuế đúng hạn theo quy định của pháp luật.
2. Chậm nộp thuế TNCN khi bán hàng online bị phạt thế nào?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, mức phạt hành chính khi chậm nộp thuế được quy định như sau:
(1) Phạt hành chính
- Phạt cảnh cáo: Quá thời hạn từ 01 - 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt từ 02 - 05 triệu đồng: Quá thời hạn từ 01 - 30 ngày, trừ khi thuộc trường hợp cảnh cáo ở trên.
- Phạt từ 05 - 08 triệu đồng: Quá thời hạn từ 31 - 60 ngày.
- Phạt từ 08 - 15 triệu đồng:
- Phạt từ 15 - 25 triệu đồng: Quá hạn hơn 90 ngày, có phát sinh thuế phải nộp nhưng đã nộp đủ trước thời điểm cơ quan thuế quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc bị lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
(2) Cưỡng chế cấm xuất cảnh
Nợ thuế là trường hợp phổ biến dẫn đến bị tạm hoãn xuất cảnh hiện nay.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh 2019 số 49/2019/QH14, các cá nhân, đại diện doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp thuế nhưng lại nộp chậm hoặc cố tình trốn thuế và thuộc diện đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế sẽ bị cấm, tạm hoãn, gia hạn, hủy bỏ việc xuất cảnh.
Trường hợp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người Việt Nam xuất cảnh để sang định cư ở nước ngoài mà chưa thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế thì cũng sẽ bị cấm xuất cảnh.
Như vậy có thể thấy, nếu người bán hàng online cố tình trốn hoặc chậm nộp thuế thì sẽ bị đưa vào danh sách bị cấm xuất cảnh cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ.
Mới đây, tại cuộc họp liên quan tới các đề xuất về việc chống thất thu thuế từ thương mại điện tử vào tháng 2/2024 vừa qua, Tổng cục thuế đã đưa ra đề xuất sẽ rà soát để đưa nhiều cá nhân, tổ chức vào diện quản lý, yêu cầu kê khai phù hợp nhằm điều chỉnh doanh thu hoặc xử lý truy thu.
Theo đó, cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế tạm hoãn việc xuất cảnh đối với những người bán hàng online nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ về thuế.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: