PHÂN TÍCH TÍNH CHẤT ĐỒNG BỘ TRONG SẢN XUẤT
Th.S Lê Thị Huyền Trâm
BM Kiểm toán và phân tích
Doanh nghiệp sản xuất loại sản phẩm bao gồm nhiều phụ tùng hoặc chi tiết rời, được sản xuất ở nhiều bộ phận phân xưởng khác nhau, rồi đem lắp ráp lại thành thành phẩm như các doanh nghiệp lắp ráp xe đạp, xe máy, ô tô, thiết bị điện …Tính chất đồng bộ được hiểu là số lượng chi tiết ở tất cả bộ phận, được sản xuất theo đúng mục tiêu về số lượng, chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật theo kế hoạch đề ra. Bài viết nhằm phân tích tính chất đồng bộ trong sản xuất.
Từ khóa: đồng bộ, sản xuất, phân tích
1. Điều kiện áp dụng
Khi phân tích tính chất đồng bộ trong sản xuất cần chú ý những chi tiết có chu kỳ sản xuất dài, có giá trị lớn, chi tiết chủ yếu trong sản phẩm, ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch sản xuất sản phẩm. Tính chất đồng bộ được hiểu là số lượng chi tiết ở tất cả bộ phận, được sản xuất theo đúng mục tiêu về số lượng, chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật theo kế hoạch đề ra. Nếu quá trình sản xuất không đồng bộ sẽ gây ra các hậu quả sau
Tính chất đồng bộ trong sản xuất thường áp dụng ở những doanh nghiệp sản phẩm bao gồm nhiều phụ tùng hoặc chi tiết rời, được sản xuất ở nhiều bộ phận phân xưởng khác nhau, rồi đem lắp ráp lại thành thành phẩm như các doanh nghiệp lắp ráp xe đạp, xe máy, ô tô, thiết bị điện …
2. Chỉ tiêu phân tích
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch từng chi tiết
|
= |
Số lượng chi tiết có thể sử dụng thực tế |
Số lượng chi tiết theo yêu cầu
|
Trong đó:
Số lượng chi tiết có thể sử dụng thực tế |
Số lượng chi tiết tồn = + đầu kỳ thực tế
|
Số lượng chi tiết sản xuất trong kỳ thực tế
|
|
|||
Số lượng chi tiết theo yêu cầu |
= Số lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch |
X Số lượng chi tiết cần để lắp 1 sản phẩm |
Số lượng chi + tiết tồn cuối kỳ kế hoạch
|
|||
3. Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh
* So sánh số chi tiết thực tế với số chi tiết kế hoạch theo nhu cầu để láp ráp 1 sản phẩm, tỷ lệ hoàn thành thấp nhất của chi tiết nào đó, chính là tỷ lệ hoàn thành mức đồng bộ trong sản xuất của cả sản phẩm.
* Số lượng chi tiết có thể lắp bằng số lượng chi tiết theo yêu cầu cần lắp và tồn kho cuối kỳ: sản xuất đồng bộ.
Sản xuất không đồng bộ thường do các nguyên nhân sau
Ví dụ: Phân tích tính chất đồng bộ trong sản xuất của một doanh nghiệp sản xuất trong 2 kỳ báo cáo như sau:
Kỳ kế hoạch:
Kỳ thực tế:
+ Chi tiết A: 1.200.
+ Chi tiết B: 600.
+ Chi tiết C: 1.800.
- Sản lượng chi tiết tồn kho đầu kỳ (Đvt: chi tiết).
+ Chi tiết A: 54.
+ Chi tiết B: 60.
+ Chi tiết C: 80
Căn cứ số liệu đề bài cho ta lập bảng phân tích:
Loại chi tiết |
SL chi tiết cần lắp 1SP |
Kế hoạch (SX 500 SP) |
Thực tế (SX 470 SP) |
||||||||
SL chi tiết tồn ĐK |
SL chi tiết SX tr/kỳ |
SLCT sử dụng trong kỳ |
SL chi tiết tồn CK |
SL chi tiết tồn ĐK |
Số lượng chi tiết sản xuất trong kỳ |
CT có thể sử dụng |
Số lượng sản phẩm HTKH |
SL chi tiết tồn cuối kỳ |
|||
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) = 5+6-3 |
(5) = (2 x 500sp |
) (6) |
(7) |
(8) |
(9) = 7+8 |
(10) = (9)/(5) |
(11) (9)/(2) |
(12) |
A |
2 |
80 |
1.000 |
1.000 |
80 |
54 |
1.200 |
1.254 |
125,4 |
627 |
314 |
B |
1 |
40 |
500 |
500 |
40 |
60 |
600 |
660 |
132,0 |
660 |
190 |
C |
4 |
160 |
2.000 |
2.000 |
160 |
80 |
1.800 |
1.880 |
94,0 |
470 |
0 |
Qua tài liệu tính toán bảng cho ta thấy chi tiết C có mức độ hoàn thành thấp nhất, nếu huy động toàn bộ chi tiết C, không tính đến nhu cầu sản xuất cho kỳ sau thì mới hoàn thành 94%, tương ứng 470 sản phẩm hoàn thành. Như vậy đây cũng chính là tỷ lệ hoàn thành tính đồng bộ trong sản xuất.
Nếu chi tiết C cần phải dự trữ cho kỳ sau, thì tính đồng bộ của sản phẩm còn thấp hơn nữa.
Trong khi đó các chi tiết khác thì dư thừa cho kỳ sau quá lớn, không cần thiết gây ứ đọng vốn trong khâu sản xuất, doanh nghiệp cần tìm nguyên nhân và biện pháp đẩy mạnh sản xuất chi tiết C bởi vì đây cũng chính là chi tiết chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ được thực hiện trong mỗi kỳ kinh doanh, mà nó còn được thực hiện trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Vì vậy phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà đầu tư quyết định hướng đầu tư và các dự án đầu tư. Trong đó phân tích tính chất đồng bộ sẽ giúp công tác phân tích được thực hiện tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phân tích hoạt động kinh doanh - GS.TS Bùi Xuân Phong( 2007), , NXB Bưu chính viễn thông.
2. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – TS Trịnh Văn Sơn, Đào Nguyên Phi-ĐH Huế- 2006
3. Kế toán Quản trị và Phân tích kinh doanh-Th.S Nguyễn Phú Giang- NXB Tài Chính 2005
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: