Đinh Thị Thu Hiền
Đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất, quá trình sản xuất được xem là quan trọng bởi đây là quá trình sử dụng vốn để hình thành các thành phẩm phục vụ cho quá trình tiêu thụ, kết quả sản xuất được đánh giá là hợp lý và đạt kết quả cao khi phân tích ở mặt khối lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm. Bài viết xin đề cập đến các nội dung phân tích về mặt khối lượng sản phẩm sản xuất.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất cho tất cả các mặt hàng
Khi đánh giá kết quả về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất cho tất cả các mặt hàng, cần chú ý đến đặc điểm của các mặt hàng để có phương pháp phân tích thích hợp. Có trường hợp những doanh nghiệp nhỏ, chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm, tuy nhiên có những doanh nghiệp ở quy mô lớn hơn, sản xuất nhiều loại sản phẩm hơn hoặc sản phẩm nhưng phân chia làm nhiều thứ hạng phẩm cấp thì phương pháp phân tích cần có sự khác nhau và được sử dụng chính xác nhằm giúp quá trình đánh giá có hiệu quả và có ý nghĩa.
- Trường hợp 1: Sản xuất 1 loại sản phẩm (từng sản phẩm)
Gọi Qk , Q1 lần lượt là khối lượng sản phẩm sản xuất ở kế hoạch và thực tế.
Gọi t là tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch về khối lượng sản phẩm sản xuất
Khi sản xuất 1 loại sản phẩm, để xác định kết quả sản xuất sử dụng phương pháp so sánh tương đối thể hiện ở thước đo hiện vật, cụ thể như sau:
Nhận xét:
Nếu t > 100%: Hoàn thành vượt kế hoạch về sản phẩm sản xuất
Nếu t = 100%: Hoàn thành đúng kế hoạch về sản phẩm sản xuất
Nếu t <100%: Không hoàn thành kế hoạch về sản phẩm sản xuất
- Trường hợp 2: Sản xuất tất cả sản phẩm
Ở trường hợp này, doanh nghiệp thường sản xuất từ 2 sản phẩm trở lên, vậy để đánh giá kết quả sản xuất ở mặt khối lượng sản phẩm cần chuyển từ thước đo hiện vật sang thước đo giá trị. Phương pháp phân tích được sử dụng là so sánh tương đối giữa doanh thu của tất cả sản phẩm ở thực tế và doanh thu của tất cả sản phẩm ở kế hoạch. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng doanh nghiệp đang phân tích ở khâu sản xuất do đó, đơn giá bán thực tế chưa có số liệu, cần sử dụng đơn giá bán ở kế hoạch trong xác định doanh thu của tất cả sản phẩm ở thực tế.
Gọi Pk là đơn giá bán ở kế hoạch
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch về tất cả sản phẩm:
Nhận xét:
Nếu T > 100%: Hoàn thành vượt kế hoạch về tất cả sản phẩm
Nếu T= 100%: Hoàn thành đúng kế hoạch về tất cả sản phẩm
Nếu T<100%: Không hoàn thành kế hoạch về tất cả sản phẩm
Lưu ý: trường hợp có sản phẩm không đáp ứng về tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch về sản phẩm sản xuất (t<100%) tuy nhiên tất cả sản phẩm có tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch (T> 100%), điều này được giải thích do tất cả sản phẩm đang xem xét được xem là sản phẩm thông thường, những sản phẩm có thể thay thế và bù trừ cho nhau nên phần dư của sản phẩm này có thể bù đắp cho phần thiếu hụt của sản phẩm kia.
Ví dụ minh họa: Công ty Hải An có số liệu về việc phân tích kết quả sản xuất đối với 3 sản phẩm A, B, C như sau: (Đvt: 1000 đồng)
SP |
Qk |
Q1 |
Pk |
QkPk |
Q1Pk |
Tỷ lệ % |
A |
2.000 |
1.800 |
100 |
200.000 |
180.000 |
90% |
B |
1.000 |
1.200 |
120 |
120.000 |
144.000 |
120% |
C |
1.300 |
1.400 |
110 |
143.000 |
154.000 |
107,69% |
Tổng |
|
|
|
463.000 |
478.000 |
103,24% |
Qua bảng phân tích trên thấy rằng:
Nếu xét riêng từng sản phẩm thì sản phẩm A không hoàn thành kế hoạch về khối lượng sản phẩm sản xuất với tỷ lệ là 90%. Sản phẩm B, C hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra với tỷ lệ là 120% và 107,69%.
Nếu xét tất cả sản phẩm thì cả A, B, C đều hoàn thành vượt kế hoạch đề ra với tỷ lệ là 103,24%, vượt 3,24%. Trong đó, phần vượt của sản phẩm B, C bù đắp cho phần thiếu của sản phẩm A. Điều này mang lại nhiều thuận lợi cho công ty trong việc tiêu thụ và dự trữ sản phẩm.
- Trường hợp 3: Sản phẩm phân chia làm nhiều thứ hạng phẩm cấp
Sản phẩm chia làm nhiều thứ hạng phẩm cấp được hiểu là cùng các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu máy móc thiết bị, nhân công… qua quá trình sản xuất nhưng tạo ra sản phẩm với nhiều thứ hạng khác nhau. Có sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, kích thước, màu sắc nhưng cũng có sản phẩm không đạt tiêu chuẩn hoặc sản phẩm vẫn tiêu thụ được nhưng chưa thật sự hoàn chỉnh… Để đánh giá khối lượng SPSX trong trường hợp này cần dựa vào đơn giá bán ở kế hoạch của thứ hạng cao nhất (thứ hạng 1), quy đổi đơn giá bán của các thứ hạng phẩm cấp về thứ hạng 1. Nếu sản phẩm có chứa nhiều thứ hạng 1 kết quả sản xuất có hiệu quả nhất, nhiều thứ hạng loại 2, 3 kết quả sản xuất không mang lại hiệu quả cao.
Để đánh giá đầu tiên cần quy đổi đơn giá bán thứ hạng 2, 3 về thứ hạng 1 gọi là hệ số quy đổi (Hi)
Với: Pki là đơn giá bán kế hoạch của thứ hạng phẩm cấp i
PkI là đơn giá bán kế hoạch của thứ hạng 1
Sau đó, tính khối lượng SPSX ở kế hoạch và thực tế theo hệ số quy đổi Hi.
Cuối cùng áp dụng các công thức tính tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch khối lượng SPSX theo từng trường hợp cụ thể để phân tích.
Ví dụ minh họa: Công ty sản xuất 2 sản phẩm A và B trong năm có tài liệu sau:
Sản phẩm |
Phẩm cấp |
Số lượng sxuất trong kỳ |
Đơn giá (1.000 đồng) |
||
Kế hoạch |
Thực tế |
Kế hoạch |
Thực tế |
||
A |
1 2 3 |
7.000 2.000 1.000 |
8.000 1.000 1.000 |
200 180 160 |
210 185 165 |
B |
1 2 |
4.000 1.000 |
3.000 2.000 |
100 90 |
105 95 |
Hệ số quy đổi sản phẩm A:
+ Qk = 7.000 + 2.000 x 0.9 + 1.000 x 0.8 = 9.600 (sphẩm loại 1)
+ Q1 = 8.000 + 1.000 x 0.9 + 1.000 x 0.8 = 9.700 (sphẩm loại 1)
- Đối với sản phẩm B:
Hệ số quy đổi sản phẩm B:
+ Qk = 4.000 + 1.000 x 0.9 = 4.900 (sản phẩm loại 1)
+ Q1 = 3.000 + 2.000 x 0.9 = 4.800 (sản phẩm loại 1)
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
(Đã quy về sản phẩm loại 1)
SP |
Qk |
Q1 |
Pk |
QkPk |
Q1Pk |
T |
A B |
9.600 4.900 |
9.700 4.800 |
200 100 |
1.920.000 490.000 |
1.940.000 480.000 |
101,04% 97,56% |
Cộng |
|
|
|
2.410.000 |
2.420.000 |
100,41% |
T = 100,41% > 100%, doanh nghiệp hoàn thành vượt kế hoạch vể sản xuất 2 sản phẩm A, B.
Phân tích tình hình sản xuất về mặt hàng chủ yếu
Những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng ổn định, nhất là những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu và chiến lược, đối với những doanh nghiệp đó, việc tuân thủ các mặt hàng sản xuất đòi hỏi rất nghiêm ngặt. Chủng loại hàng sản xuất và số lượng từng loại phải được thực hiện như những chỉ tiêu pháp lệnh. Nội dung phân tích đối với những doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm như vậy là phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng theo chủng loại sản phẩm.
Để đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng trong kỳ của doanh nghiệp, có thể dùng thước đo hiện vật. So sánh số thực tế với số kế hoạch của loại sản phẩm chủ yếu, nếu thấy các loại sản phẩm này đều đạt hay vượt kế hoạch sản xuất sẽ kết luận doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng. Ngược lại, nếu có một loại sản phẩm nào đó không hoàn thành kế hoạch sản xuất thì kết luận doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng.
Để so sánh tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng giữa các kỳ và so sánh giữa các doanh nghiệp khác có cùng đặc điểm sản xuất phải dùng tỷ lệ thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng. Để tính chỉ tiêu đó, phải tính sản lượng bằng thước đo giá trị
Phân tích hình hình sản xuất về mặt hàng chủ yếu thực chất là phân tích mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm sản xuất so với việc đáp ứng nhu cầu thị trường về những sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp làm ra, sản xuất theo đơn đặt hàng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt về số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng.
Khi phân tích tình hình sản xuất mặt hàng chủ yếu hoặc theo đơn đặt hàng cần phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Đối với mặt hàng có giá trị sử dụng khác nhau thì không được lấy phần vượt kế hoạch của mặt hàng này để bù trừ cho mặt hàng khác không đạt kế hoạch.
Gọi Q1k: là khối lượng sản phẩm sản xuất ở thực tế nằm trong giới hạn kế hoạch
+ Nếu khối lượng thực tế > khối lượng kế hoạch, lấy khối lượng kế hoạch
+ Nếu khối lượng thực tế < khối lượng kế hoạch, lấy khối lượng thực tế
Để phân tích tình hình sản xuất về mặt hàng chủ yếu, người ta sử dụng chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất về mặt hàng chủ yếu hoặc theo đơn đặt hàng (Tc).
Nhận xét:
Tc < 100%: Không hoàn thành kế hoạch về mặt hàng chủ yếu
Tc = 100%: Hoàn thành kế hoạch về mặt hàng chủ yếu
Doanh nghiệp cần tìm ra những nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng.
Những nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng:
+ Do không được đảm bảo đầy đủ lao động, thiết bị, nguyên vật liệu theo yêu cầu sản xuất theo mặt hàng.
+ Do tổ chức quản lý chưa tốt, do quan hệ hiệp tác trong sản xuất chưa chặt chẽ (giữa các phân xưởng trong doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau).
+ Do coi nhẹ mặt hàng có giá trị thấp, tốn nhiều thời gian lao động, chỉ chú ý tới những mặt hàng có giá trị cao, ít tốn thời gian lao động, suất lợi nhuận cao.
Ví dụ minh họa: Công ty An Nam có số liệu về sản phẩm là mặt hàng chủ yếu A, B, C. Tiến hành phân tích tỷ lệ % hoàn thành về các mặt hàng chủ yếu như bảng sau:
Sản phẩm |
QK |
Q1 |
Q |
PK |
QKPK |
QPK |
Tc |
A B C |
1.000 3.000 2.500 |
1.200 2.900 2.650 |
1.000 2.900 2.500 |
300 500 700 |
300.000 1.500.000 1.750.000 |
300.000 1.450.000 1.750.000 |
100% 96,67% 100% |
Cộng |
|
|
|
|
3.550.000 |
3.500.000 |
98,59% |
Như vậy, doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng là do mặt hàng B không hoàn thành kế hoạch sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phạm Văn Dược (2015), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh.
2. Lê Đức Toàn (2011), Giáo trình Quản trị tài chính, Đại học Duy Tân
4. Nguyễn Năng Phúc (2013), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
5. Trương Bá Thanh (2005), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh Tế Đà Nẵng.
6. Nguyễn Ngọc Quang (2013), Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính.
7. Ngô Thế Chi (2009), Giáo trình phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: