Ths. Ngô Thị Kiều Trang
Trong quá trình hoạt động của đơn vị, kết quả của quá trình kinh doanh không chỉ là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp mà còn là kết quả thể hiện qua từng giai đoạn trong quá trinh kinh doanh của doanh nghiệp.
Tùy theo đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp mà kết quả quá trình kinh doanh có những đặc thù riêng. Chẳng hạn, trong các doanh nghiệp SX quá trình kinh doanh diễn ra qua các khâu cơ bản như cung ứng, sản xuất và tiêu thụ. Trong khâu cung ứng, kết quả thể hiện tính kịp thời và chất lượng vật tư cung cấp, giá cả của vật tư...Trong khâu sản xuất, kết quả thể hiện tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, thể hiện qua các chỉ tiêu như: giá trị sản xuất, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm...Trong khâu tiêu thụ, kết quả thể hiện qua chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đạt được...
Do hoạt động kinh doanh(HĐKD) của doanh nghiệp có sự tham gia của nhiều bộ phận nên kết quả quá trình kinh doanh còn là kết quả đóng góp của các bộ phận đó. Một khi hoạt động của DN được phân cấp quản lý sâu rộng, công tác hạch toán kinh tế nội bộ càng được chú trọng thì việc mở rộng phạm vi nghiên cứu toàn diện ở mọi khâu, mọi bộ phận trong hoạt động kinh doanh thì phân tích HĐKD trở thành công cụ quả lí có hiệu lực trong doanh nghiệp.
Phân tích HĐKD không chỉ dừng lại ở đánh giá kết quả quá trình kinh doanh thông qua chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến chỉ tiêu phân tích.
Đối tượng nghiên cứu của phân tích kinh doanh là kết quả kinh doanh, biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế. Do vậy, để phân tích cần lượng hóa tất cả chỉ tiêu phân tích và những nhân tố ảnh hưởng ở những trị số xác định và mức độ biến động xác định. Để thực hiện được công việc đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp phân tích chủ yếu thường dùng trong phân tích kinh doanh. Một trong các phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích đó là phương pháp thay thế liên hoàn
1.Khái niệm
Ưu và nhược điểm của phương pháp liên hoàn:
Là phương pháp giãn đơn, dễ hiểu, dễ tính toán.
Phương pháp thay thế liên hoàn có thể chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, qua đó phản ánh được nội dung bên trong của hiện tượng kinh tế.
Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác không đổi, nhưng trong thực tế có trường hợp các nhân tố đều cùng thay đổi.
Khi sắp xếp trình tự các nhân tố, trong nhiều trường hợp để phân biệt được nhân tố nào là số lượng và chất lượng là vấn đề không đơn giản. Nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp kết quả tính toán các nhân tố cho ta kết quả không chính xác.
2. Quy trình của phương pháp thay thế liên hoàn gồm 4 bước
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc.
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.
Bước 3: Lần lượt thay thế từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích theo trình tự nhân tố số lượng đến chất lượng.
Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng lấy kết quả thay thế lần áau, so với kết quả thay thế lần trước, ta được lần lượt các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, tổng cộng các nhân tố ảnh hưởng bằng đối tượng phân tích.
Giả sử: Có chỉ tiêu phân tích F có 4 nhân tố ảnh hưởng là a, b, c, d và được xác định theo phương trình kinh tế F = a x b x c x d. Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đối với chỉ tiêu F.
rF |
= F1 - Fk |
|
= (a1 x b1 x c1 x d1) - (a0 x b0 x c0 x d0) |
Thay thế nhân tố a: F' = a1 x b0 x c0 x d0
Thay thế nhân tố b: F'' = a1 x b1 x c0 x d0
Thay thế nhân tố c: F''' = a1 x b1 x c1 x d0
Thay thế nhân tố d: F'''' = a1 x b1 x c1 x d1
Anh hưởng của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích:
rF (a) = F' - F'' = (a1 x b0 x c0 x d0) - (a0 x b0 x c0 x d0)
Anh hưởng của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích:
rF (b) = F'' - F' = (a1 x b1 x c0 x d0) - (a1 x b0 x c0 x d0)
Anh hưởng của nhân tố c đến chỉ tiêu phân tích:
rF (c) = F''' - F'' = (a1 x b1 x c1 x d0) - (a1 x b1 x c0 x d0)
Anh hưởng của nhân tố d đến chỉ tiêu phân tích:
rF (c) = F'''' - F''' = (a1 x b1 x c1 x d1) - (a1 x b1 x c1 x d0)
Tổng hợp lại:
rF |
= rF (a) + rF (b) + rF (c)+ rF (d) |
|
= (a1 x b1 x c1 x d1) - (a0 x b0 x c0 x d0) |
Nguyên tắc trình tự thay thế các nhân tố tuân thủ
Việc xác định các nhân tố số lượng và nhân tố chất lượng mang tín tuơng đối. Nhân tố chất lượng là nhân tố phản ánh hiệu suất kinh doanh như: giá thành đơn vị sản phẩm. Lãi suất, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng. Nhân tố số lượng là nhân tố phản ánh qui mô và kết quả kinh doanh, số lượng lao động, số lượng vật tư, khối lượng sản phẩm hàng hóa sản xuất, doanh thu bán hàng. Xét trong mối quan hệ giữa các nhân tố trong chỉ tiêu phân tích, nhân tố chất lượng nhất là nhân tố có đơn vị đo lường mang cùng đơn vị với chỉ tiêu phân tích. Lý do cho việc sắp xếp nhân tố số lượng trước, chất lượng sau là theo quan điểm của triếc học biện chứng"lượng biến dẫn đến chất biến".
Ưu và nhược điểm của phương pháp liên hoàn:
Là phương pháp giên đơn, dễ hiểu, dễ tính toán.
Phương pháp thay thế liên hoàn có thể chỉ r mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, qua đó phản ánh được nội dung bên trong của hiện tượng kinh tế.
Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác không đổi, nhưng trong thực tế có trường hợp các nhân tố đều cùng thay đổi.
Khi sắp xếp trnh tự câc nhân tố, trong nhiều trường hợp để phân biệt được nhân tố nào là số lượng và chất lượng là vấn đề không đơn giản. Nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp vă kết quả tính toán câc nhân tố cho ta kết quả không chính xác.
3.Kết luận
Nghiên cứu các phương pháp sử dụng trong phân tích nói chung và phương pháp thay thế liên hoàn nói riêng, đây là một trong những giải pháp giúp các nhà phân tích đạt được hiệu quả cao nhất trong đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá các số liệu và đưa ra các quyết định thích ứng và kịp thời. Giúp cho các nhà phân tích, các nhà quản trị đạt được những mục tiêu mong muốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: