Ngày 29/11/2024, Luật số 56/2024/QH15 về sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật gồm: Luật Chứng khoán 2019, Luật Kế toán 2015, Luật Kiểm toán độc lập 2011, Luật Ngân sách nhà nước 2015, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, Luật Quản lý thuế 2019, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, Luật Dự trữ quốc gia 2012, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua, trong đó sửa đổi về Luật Kiểm toán độc lập là một trong nhưng nội dung quan trọng, có tác động trực tiếp tới hoạt động của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán. Bộ Tài chính cũng đang trong quá trình xây dựng các Nghị định, Thông tư để hướng dẫn một số nội dung được nêu trong Luật số 56/2024/QH15.
Một số điểm đáng chú ý được nêu tại Điều 3 - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán độc lập như sau:
- Những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán, bao gồm:
Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Những người không được tiếp tục hành nghề kiểm toán, bao gồm:
+ Những người quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều này;
+ Người có Giấy Chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị theo quy định của Bộ Tài chính.”
“2a. Không được bố trí kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán cho một đơn vị được kiểm toán quá năm năm liên tục. Bộ Tài chính quy định thời gian ngừng để kiểm toán viên hành nghề tiếp tục ký báo cáo kiểm toán cho cùng một đơn vị được kiểm toán.”
- Bổ sung Điểm đ vào sau Điểm d, Khoản 1 như sau:
“đ) Doanh nghiệp khác có quy mô lớn phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của Chính phủ”.
- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu các biện pháp quản lý nhà nước theo quy định của Luật này, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Mức phạt tiền vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập tối đa là 02 tỷ đồng đối với tổ chức, 01 tỷ đồng đối với cá nhân. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là năm năm.
- Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 tại Điều 10 của Luật này.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Các tin khác: