Trong thị trường chứng khoán, việc đánh giá được các tỷ số tài chính có tầm quan trọng lớn đối với những phân tích cơ bản hoạt động của doanh nghiệp. Giúp cho việc đánh giá cổ phiếu dựa trên yếu tố định lượng. Ngoài ra thì các số liệu trong báo cáo tài chính hàng năm khi độc lập thường sẽ không nói lên nhiều điều. Vậy cụ thể chỉ số GOS trong chứng khoán là gì? Cách tính, ý nghĩa và những lưu ý khi sử dụng chỉ số này trong phân tích.
Chỉ số GOS trong chứng khoán là gì?
Chỉ số GOS (Gross on Sales) tức là lợi nhuận gộp. Lợi nhuận gộp chính là phần chênh lệch giữa doanh thu cùng với giá vốn hàng bán tương ứng với doanh thu.
GPM (Gross Profit Margin) chính là biên lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất lợi nhuận gộp. GPM sẽ thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận gộp trên tổng doanh thu bán hàng (hoặc phần doanh thu hoạt động).
Đặc trưng cơ bản của chỉ số GOS
Lợi nhuận gộp đánh giá được hiệu quả của một doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động và vật tư của họ trong hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Số liệu để tính toán lợi nhuận gộp chỉ xem xét đến phần chi phí biến đổi, tức là phần chi phí dao động theo mức sản lượng như: nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, thiết bị, hoa hồng cho nhân viên, chi phí vận chuyển….
Công thức tính chỉ số GOS trong chứng khoán
Công thức tính chỉ số GOS trong chứng khoán
Công thức tính chỉ số GOS cụ thể như sau:
GOS = Doanh thu - Giá vốn của bán hàng
Từ đó, ta cũng sẽ tính được tỷ suất lợi nhuận gộp:
GPM = GOS/Doanh thu * 100%
Hoặc trong một số trường hợp thì doanh thu được thay bằng doanh thu thuần, thì:
GPM = GOS/Doanh thu thuần * 100%
Lưu ý: Tỷ suất lợi nhuận gộp cần phải được tính toán dựa trên mức giá chưa bao gồm thuế. Nếu như giá vốn đã bao gồm phần thuế thì cần phải chuyển về mức giá vốn chưa có thuế để tính.
- Cách tính: Mức giá chưa bao gồm thuế = Mức giá đã bao gồm thuế : (1 + Thuế suất hiện hành)
Ý nghĩa của chỉ số GOS chứng khoán
Các chuyên gia tài chính sẽ theo dõi lớp lợi nhuận nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của một doanh nghiệp, bao gồm: Phần lợi nhuận gộp (GOS), lợi nhuận hoạt động và thu nhập ròng. Mỗi cấp độ sẽ cung cấp thông tin về lợi nhuận của 1 công ty.
Lợi nhuận gộp chính là mức đầu tiên để giúp cho các chuyên gia biết công ty đó tạo ra được sản phẩm tốt như thế nào hoặc cung cấp dịch vụ hiệu quả ra sao so với đối thủ cạnh tranh. Tỷ suất lợi nhuận gộp (GPM) sẽ được tính bằng phần lợi nhuận gộp chia doanh thu, cho số liệu % để cho các chuyên gia so sánh được mô hình kinh doanh cùng với một số liệu có thể định lượng.
Chỉ số GPM cho biết rằng mỗi đồng doanh nghiệp thu nhận về thì tạo được bao nhiêu đồng thu nhập. Đây được xem là một chỉ số hữu ích khi so sánh giữa các doanh nghiệp ở trong cùng ngành.
Doanh nghiệp nào mà có chỉ số GPM cao chứng tỏ doanh nghiệp đó có lợi nhuận tốt hơn và kiểm soát được chi phí hiệu quả so với đối thủ cạnh tranh của nó.
Ngoài chỉ số GOS thì nhà đầu tư cũng có thể tìm hiểu thêm được về chỉ số EPS - Lợi nhuận sau thuế của 1 cổ phiếu. Để từ đó nằm thêm được những phân tích về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Ví dụ:
Công ty sản xuất A kiếm được 500 triệu VNĐ doanh thu đến từ việc bán sản phẩm, đồng thời mất khoảng 300 triệu VNĐ chi phí cho phần nguyên liệu, sản xuất, đóng gói,...
Như vậy:
GOS = 500 triệu - 300 triệu = 200 triệu VNĐ
GPM = 200/500 x 100% = 0,4 (40%)
Chứng tỏ, cứ bỏ ra 1 triệu VNĐ thì công ty A sẽ thu được 400.000 VNĐ lợi nhuận gộp.
Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số GOS
Khi sử dụng chỉ số GOS thì các nhà đầu tư cần phải chú ý một số điểm sau:
sưu tầm
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: