Sau quá trình tinh gọn bộ máy nhà nước thì từ 01/3/2025, cơ quan thuế, cơ quan hải quan sẽ có những thay đổi quan trọng về: Cơ cấu tổ chức bộ máy, tên gọi, các nhiệm vụ mới của cơ quan thuế, cơ quan hải quan như sau
Cơ cấu tổ chức mới của Cục Thuế sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước từ 01/3/2025
Theo đó, tại Thông báo 275/TB-TCT năm 2025 thay đổi tên cơ quan của Tổng cục Thuế thì Tổng cục Thuế đã thông báo về việc thay đổi tên cơ quan như sau:
- Tên cũ: Tổng cục Thuế
- Tên mới: Cục Thuế
- Trụ sở chính: 1A Nguyễn Công Trứ - phường Đồng Nhân - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
- Thời gian có hiệu lực: Kể từ ngày 01/3/2025. Các giao dịch hành chính, tài chính và văn bản gửi đến Tổng cục Thuế vui lòng sử dụng tên mới của cơ quan.
Như vậy từ 01/3/2025 Tổng cục Thuế sẽ đổi tên thành Cục Thuế.
Theo quy định tại Nghị định 29/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính thì Chính phủ đã quy định như sau: Từ 01/3/2025
Cục Thuế tổ chức và hoạt động theo 03 cấp:
- Cục Thuế (12 đơn vị); bao gồm:
+ Văn phòng;
+ Ban Chính sách, thuế quốc tế;
+ Ban Pháp chế;
+ Ban Nghiệp vụ thuế;
+ Ban Dự toán, kế toán, thống kê thuế;
+ Ban Quản lý tuân thủ và hỗ trợ người nộp thuế;
+ Ban Công nghệ, chuyển đổi số và tự động hóa;
+ Ban Thanh tra, kiểm tra;
+ Ban Tổ chức cán bộ;
+ Ban Tài vụ, quản trị;
+ Chi cục Thuế doanh nghiệp lớn;
+ Chi cục Thuế thương mại điện tử.
- 20 Chi cục Thuế khu vực: 63 Chi cục Thuế tỉnh, thành phố sẽ được sắp xếp lại thành 20 Chi cục Thuế khu vực bao gồm:
STT |
Tên đơn vị |
Địa bàn quản lý |
Trụ sở chính |
1 |
Chi cục Thuế khu vực I |
Hà Nội, Hòa Bình |
Hà Nội |
2 |
Chi cục Thuế khu vực II |
Thành phố Hồ Chí Minh |
Thành phố Hồ Chí Minh |
3 |
Chi cục Thuế khu vực III |
Hải Phòng, Quảng Ninh |
Hải Phòng |
4 |
Chi cục Thuế khu vực IV |
Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình |
Hưng Yên |
5 |
Chi cục Thuế khu vực V |
Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình |
Hải Dương |
6 |
Chi cục Thuế khu vực VI |
Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng |
Bắc Giang |
7 |
Chi cục Thuế khu vực VII |
Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang |
Thái Nguyên |
8 |
Chi cục Thuế khu vực VIII |
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai |
Phú Thọ |
9 |
Chi cục Thuế khu vực IX |
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu |
Sơn La |
10 |
Chi cục Thuế khu vực X |
Thanh Hóa, Nghệ An |
Nghệ An |
11 |
Chi cục Thuế khu vực XI |
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị |
Hà Tĩnh |
12 |
Chi cục Thuế khu vực XII |
Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi |
Đà Nẵng |
13 |
Chi cục Thuế khu vực XIII |
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng |
Khánh Hòa |
14 |
Chi cục Thuế khu vực XIV |
Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông |
Đắk Lắk |
15 |
Chi cục Thuế khu vực XV |
Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
16 |
Chi cục Thuế khu vực XVI |
Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh |
Bình Dương |
17 |
Chi cục Thuế khu vực XVII |
Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long |
Long An |
18 |
Chi cục Thuế khu vực XVIII |
Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng |
Bến Tre |
19 |
Chi cục Thuế khu vực XIX |
An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang |
Cần Thơ |
20 |
Chi cục Thuế khu vực XX |
Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu |
Kiên Giang |
- 350 Đội thuế liên huyện.bao gồm Đội Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội Thuế liên huyện và thuộc Chi cục Thuế khu vực
(Theo quy định tại Quyết định 381/QĐ-BTC năm 2025)
Cơ cấu tổ chức mới của Cục Hải Quang sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước từ 01/3/2025
Theo Quyết định số 382/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/3/2025.
Theo đó, Cục Hải quan sẽ tổ chức theo mô hình 3 cấp từ trung ương đến địa phương.
Tại Trung ương, Cục Hải quan có 12 đơn vị bao gồm: Văn phòng, Ban Pháp chế, Ban Tổ chức cán bộ, Ban Thanh tra - Kiểm tra, Ban Tài vụ - Quản trị, Ban Giám sát quản lý về hải quan, Ban Nghiệp vụ thuế hải quan, Ban Quản lý rủi ro, Ban Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Chi cục Kiểm định hải quan, Chi cục Điều tra chống buôn lậu và Chi cục Kiểm tra sau thông quan.
Tại địa phương, Chi cục Hải quan sẽ được tổ chức theo 20 khu vực. Cụ thể:
Chi cục Hải quan Khu vực I: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Yên Bái, trụ sở chính tại Hà Nội
Chi cục Hải quan Khu vực II: TP Hồ Chí Minh
Chi cục Hải quan Khu vực III: Hải Phòng, Thái Bình, trụ sở chính ở Hải Phòng
Chi cục Hải quan Khu vực IV: Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, trụ sở chính ở Hưng Yên
Chi cục Hải quan Khu vực V: Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, trụ sở chính ở Bắc Ninh
Chi cục Hải quan Khu vực VI: Lạng Sơn, Cao Bằng, trụ sở chính tại Lạng Sơn
Chi cục Hải quan Khu vực VII: Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, trụ sở chính ở Lào Cai
Chi cục Hải quan Khu vực VIII: Quảng Ninh
Chi cục Hải quan Khu vực IX: Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, trụ sở chính ở Quảng Bình
Chi cục Hải quan Khu vực X: Thanh Hóa, Ninh Bình, trụ sở chính ở Thanh Hoá
Chi cục Hải quan Khu vực XI: Nghệ An, Hà Tĩnh, trụ sở chính ở Hà Tĩnh
Chi cục Hải quan Khu vực XII: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, trụ sở chính ở Đà Nẵng
Chi cục Hải quan Khu vực XIII: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, trụ sở chính ở Khánh Hòa
Chi cục Hải quan Khu vực XIV: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, trụ sở chính ở Đắk Lắk
Chi cục Hải quan Khu vực XV: Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, trụ sở chính ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Chi cục Hải quan Khu vực XVI: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, trụ sở chính ở Bình Dương
Chi cục Hải quan Khu vực XVII: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, trụ sở chính ở Long An
Chi cục Hải quan Khu vực XVIII: Đồng Nai
Chi cục Hải quan Khu vực XIX: Cần Thơ, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, trụ sở chính ở Cần Thơ
Chi cục Hải quan Khu vực XX: Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, trụ sở chính ở Đồng Tháp
Hải quan cửa khẩu/ngoài cửa khẩu sẽ trực thuộc Chi cục Hải quan khu vực. Số lượng Hải quan ở cấp này không quá 165 đơn vị, làm việc theo chế độ chuyên viên. Các đơn vị này có tư cách pháp nhân, con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.
Quy định nhiệm vụ, quyền hạn
Cũng theo Quyết định này, Cục Hải quan có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về hải quan; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về hải quan.
Đồng thời, lập dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Bên cạnh đó, thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra về tiêu chuẩn, chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của các Bộ, ngành hoặc phân công của Thủ tướng Chính phủ.
Một số nhiệm vụ, quyền hạn khác vẫn tiếp tục thực hiện như: Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; phòng, chống ma túy; kiểm soát hải quan để thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; phòng, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; điều tra, khởi tố đối với các vụ việc vi phạm theo quy định của pháp luật; kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Tài liệu tham khảo
1. Thông báo 275/TB-TCT về việc thay đổi tên cơ quan của tổng cục thuế
2. Nghị định 29/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: