CÁC BƯỚC KIỂM TRA BCTC
BƯỚC 1: THUẾ GTGT
CHECK CHÉO TỔNG TIỀN CHƯA THUẾ + TỔNG THUẾ GTGT Ở BẢNG KÊ EXCEL HÓA ĐƠN MUA VÀO – BÁN RA SO VỚI TỔNG TIÊN CHƯA THUẾ + TỔNG THUẾ GTGT TRÊN PHẦN MỀM KẾ TOÁN
1/ Vì sao phải nhập bảng kê excel hóa đơn mua vào - bán ra ?
- Đó là khi ta lên tờ khai thuế GTGT thì ta sẽ LẤY số liệu “ tổng tiền chưa thuế + tổng tiền thuế “ của hóa đơn mua vào – bán ra trong kỳ kê khai để điền vào tờ khai thuế GTGT. Và thay vì phải nhập tất cả các hóa đơn đầu vào - đầu ra vào phần mềm kế toán ( vừa mất thời gian do phải định khoản, điền tên hàng hóa, số lượng ...) thì ta chỉ cần lập bảng kê excel MUA VÀO - BÁN RA thì vẫn lấy được tổng tiền chưa thuế + tổng thuế ( giúp ta tiết kiệm thời gian )
- Lập bảng kê excel giúp ta lưu trữ, giúp ta kiểm tra dễ dàng số lượng hóa đơn của từng kỳ. Cái này sau khoảng 1 vài năm sau thời điểm lên tờ khai các bạn sẽ thấy rõ tác dụng của việc lập bảng kê excel MUA VÀO-BÁN RA.
2/ Check chéo giữa bảng kê excel MUA VÀO-BÁN RA với phần mềm KẾ TOÁN
- Khi nhập hóa đơn vào phần mềm kế toán xong xuôi. Ta check tổng tiền chưa thuế + tổng tiền thuế của hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra (giả sử tất cả hóa đơn đều có VAT) mà nếu thấy khớp với trên bảng kê excel MUA VÀO - BÁN RA thì chứng tỏ ít nhất ta đã nhập đủ hóa đơn vào phần mềm kế toán rồi. Ngược lại, nếu thấy lệch thì lúc này ta đi tìm nguyên nhân để sửa lại sao cho khớp Thuế là OK.
- Sau khi đã nhập bổ sung đầy đủ hóa đơn, chứng từ vào phần mềm kế toán. Lúc này ta mới sang bước tiếp theo để check đúng sai nghiệp vụ khi hạch toán nhé các bạn.
BƯỚC 2 : KIỂM TRA BÚT TOÁN KẾT CHUYẾN LÃI LỖ ĐẦU NĂM
1/ Kiểm tra xem đã làm Bút toán kết chuyển lãi/lỗ đầu năm chưa?
Căn cứ vào số Dư cuối kỳ của TK 4212 trên bảng Cân đối phát sinh các tài khoản của năm trước:
a/ Nếu TK 4212 có số dư cuối kỳ bên Có : => DN năm trước lãi, 1/1 năm nay Hạch toán:
Nợ TK 4212 Có TK 4211
b/ Nếu TK 4212 có số dư cuối kỳ bên Nợ : => DN năm trước lỗ, 1/1 năm nay Hạch toán:
Nợ TK 4211
Có TK 4212
BƯỚC 3 : KIỂM TRA LỆ PHÍ MÔN BÀI
Mức nộp lệ phí môn bài :
Bậc 1 : Vốn điều lệ trên 10 tỷ => Đóng 3.000.000₫
Bậc 2 : Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồ xuống => Đóng 2.000.000₫
Bậc 3 : Chi nhánh, VP đại diện, địa điểm kinh doanh => Đóng 1.000.000₫
Nếu hạch toán theo TT 200 :
+ Ghi nhận chi phí lệ phí môn bài phải nộp : Nợ TK 6425 Có TK 3339
+ Nộp tiền lệ phí môn bài :
Nợ TK 3339 Có TK 111, 112
Nếu hạch toán theo TT 133:
+ Ghi nhận chi phí lệ phí môn bài phải nộp : Nợ TK 6422 Có TK 3339 + Nộp tiền lệ phí môn bài :
Nợ TK 3339 Có TK 111, 112
BƯỚC 4 : KIỂM TRA TK 111 - TIÊN MẶT
Mở lại các chứng từ Phiếu Thu – Phiếu Chi gốc ra xem mình đã định khoản đầy đủ và đúng hay chưa ? Kiểm tra xem đã điền đúng đối tượng công nợ trên Phiếu Thu -Phiếu Chỉ hay chưa?
Kiểm tra Sổ chi tiết tài khoản 111 và đảm bảo rằng tiền mặt không bị âm ở bất kỳ thời điểm nào
TK 111 thì tuyệt đối không có số dư cuối kỳ bên Có trên bảng CĐTK
Đối chiếu số dư cuối kỳ với Biên bản kiểm kê quỹ tại ngày 31/12 thì phải khớp nhau
Cách xử lý khi bị âm quỹ tiền mặt:
Nếu âm quỹ thì nhập các nghiệp vụ thu tiền lên trước, chi tiền sau
A/ Nâng vốn điều lệ : Nợ TK 111 / Có TK 411. Cách này an toàn hơn Lập hợp đồng mượn tiền, vay tiền cả nhân lãi suất 0%
*TIÊN MẶT KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC PHÉP ÂM !
BƯỚC 5: TK 112 - TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
TK 112 thì tuyệt đối không có số dư cuối kỳ bên Có trên bảng CĐTK
Số dư cuối kỳ bên Nợ trên bảng CĐTK phải bằng số tồn cuối trên sao kê ngân hàng
Trong quá trình kiểm tra nếu thấy số dư Nợ cuối kỳ của TK 112 trên bảng CĐTK
không khớp với số tồn cuối kỳ trên sao kê ngân hàng thì phải vào số chi tiết TK 112 để kiểm tra lại xem đã hạch toán đầy đủ chứng từ trên sao kê ngân hàng hay chưa .
BƯỚC 6: TK 121 - TK CHỨNG KHOÁN KINH DOANH
Không được có số dư cuối kỳ bên Có trên bảng CĐTK
Cuối năm tiến hành kiểm tra các khoản trái phiếu, cổ phiếu đã khớp với xác nhận số dư của công ty lưu ký chứng khoản chưa?
Tiến hành trích lập dự phòng các khoản đầu tư chứng khoán. Đánh giá lại giá trị các khoản đầu tư này theo giá thị trường tại ngày 31/12.
Hạch toán:
Nợ TK 635 Có TK 2291
BƯỚC 7: TK 128 - KIỂM TRA CÁC TK CHO VAY
Không được có số dư cuối kỳ bên Có trên bảng CĐTK
Tiến hành đối chiếu khoản vay của công ty với các đối tượng khác.
Lập bảng tỉnh lãi vay theo kỳ và xuất hóa đơn GTGT ( KCT ).
Ghi nhận doanh thu tài chính.
Hạch toán:
Nợ TK 131,138,111,112
Có TK 515
BƯỚC 8: TK 131 - PHẢI THU KHÁCH HÀNG
Cuối kỳ kế toán tiến hành đối chiếu công nợ với khách hàng và đảm bảo công nợ giữa hai bên khớp nhau.
Số dư cuối kỳ phải khớp với số trên sổ tổng hợp công nợ phải thu khách hàng
Vì là tài khoản Lưỡng tính nên có thể có dư cuối kỳ bên Nợ hoặc dư cuối kỳ bên Có hoặc dư cuối kỳ cả bên Nợ lẫn bên Có
Tiến hành trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi theo quy định ( Nếu có, theo TT 48/2019/TT-BTC ).
Hạch toán:
Nợ TK 642
Có TK 2293
BƯỚC 9 : TK 133 - THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ
Tài khoản này nếu có số dư thì sẽ nằm ở bên Nợ, phản ánh số thuế đầu vào còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau
Kiểm tra xem những hóa đơn mua TSCĐ đã định khoản là TK Nợ 1332 chưa ?
Kiểm tra xem đã làm các bút toán kết chuyển thuế GTGT hay chưa ?
Số dư Nợ cuối kỳ của tài khoản 133 “phải” khớp với chỉ tiêu 43 " Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau" trên tờ khai thuế GTGT Q4 (tháng 12)
BƯỚC 10 : TK 141; TK 138; TK 3388
Kế toán cần đối chiếu lại số dư của từng đối tượng với biên bản xác nhận công nợ
Đối chiếu số dư từng nhân viên với thư xác nhận tạm ứng
BƯỚC 11 : TK 151 - 157 ( HÀNG TỒN KHO)
Tài khoản này chỉ dư bên Nợ
Tồn kho cuối kỳ không được phép âm và cũng không được phép âm kho thời điểm (xem thẻ kho)
Số dư Nợ cuối kỳ trên bảng CĐTK phải bằng với giá trị tồn cuối trên sổ Tổng hợp Nhập – Xuất tồn kho
BƯỚC 12 : TK 211, 214 (TÀI SẢN CÓ ĐỊNH VÀ KHẨU HAO TSCĐ )
Tài khoản 211 thì có số dư cuối kỳ nằm ở bên Nợ
Tài khoản 214 thì có số dư cuối kỳ nằm ở bên Có
Số dư Nợ đầu kỳ + số phát sinh Nợ trong kỳ TK 211 phải bằng với Tổng nguyên giá TSCĐ trên số TSCĐ
Kiểm tra từng hóa đơn mua TSCĐ xem định khoản đúng chưa ? Đã ghi tăng TSCĐ chưa ? Thời gian trích khấu hao đã đúng chưa ? (TT 45/2013/TT-BTC)
Số phát sinh Có trong kỳ và Dư Có cuối kỳ của TK 214 phải bằng số khấu hao trong kỳ và số khấu hao lũy kế trên số TSCĐ ( Bảng tính và trích khấu hao)
BƯỚC 13 : TK 242 – CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC
Có số dư cuối kỳ nằm ở bên Nợ
Kiểm tra xem đã ghi tăng CCDC và chi phí trả trước bằng tiền hay chưa ? Đã làm bút toán phân bổ chưa ?
Số dư Nợ cuối kỳ của TK 242 phải bằng với “giá trị còn lại trên bảng phân bổ CCDC + bảng tỉnh phân bổ chi phí trả trước bằng tiền “
BƯỚC 14 : TK 331 – CÔNG NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
Cuối kỳ kế toán tiến hành đối chiếu công nợ với nhà cung cấp và đảm bảo công nợ giữa hai bên khớp nhau.
Số dư cuối kỳ phải khớp với số trên sổ tổng hợp công nợ phải trả NCC
Vì là tài khoản Lưỡng tính nên có thể có dư cuối kỳ bên Nợ hoặc dư cuối kỳ bên Có hoặc dư cuối kỳ cả bên Nợ lẫn bên Có
Đánh giá chênh lệch tỷ giá với các koản phải trả gốc ngoại tệ
BƯỚC 15 : TK 333 – CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC
Cuối kỳ làm xác nhận nghĩa vụ nộp thuế (nếu cần) và đảm bảo rằng: Số dư các tài khoản phải nộp nhà nước trên sổ sách phải khớp với bảng xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của cơ quan thuế.
BƯỚC 16 : TK 334, 338 – LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tổng PS Có trong kỳ của TK 334 = Tổng PS thu nhập được của nhân viên ở bảng lương trong kỳ ( Lương tháng + phụ cấp + tăng ca …)
Tổng PS Nợ trong kỳ của TK 334 = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm ) + tạm ứng + T.TNCN …
Số dư có cuối kỳ của TK 338 (BHXH) phải bằng với số tiền còn phải nộp cho BHXH trên tờ khai C12 - ΒΗΧΗ
BƯỚC 17 : TK 341 – CÁC KHOẢN ĐI VAY
*Đối với khoản vay cá nhân
Tiến hành đối chiếu khoản đi vay của công ty với các đối tượng khác.
Lập bảng tính lãi vay theo kỳ và trích thuế TNCN 5% đối với từng lần chỉ trả lãi vay, KK tk 06/KK-TNCN, nộp thuế
*Đối với khoản vay của công ty khác:
Tiến hành đối chiếu khoản đi vay của công ty với các công ty khác.
Lập bảng tính lãi vay theo kỳ và yêu cầu bên kia xuất hóa đơn đối với từng lần chỉ trả lãi vay
*Đối với khoản vay của ngân hàng:
Tiến hành đối chiếu khoản đi vay của công ty với ngân hàng.
Lập bảng tỉnh lãi vay theo kỳ và đối chiếu với bảng tính lãi vay của ngân hàng.
BƯỚC 18 : TK 511,515,711 - TK DOANH THU
Phát sinh có trong kỳ TK 511 + TK 711 đã khớp với doanh thu trên tờ khai thuế GTGT hàng kỳ hay chưa ?
Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển doanh thu sang tk 911 chưa?
Tài khoản doanh thu không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
BƯỚC 19 : TK 632 - GIÁ VỐN HÀNG BÁN
Kiểm tra xem đã thực hiện bút toán tính giá vốn hàng bán hay chưa ?
Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn sang tk 911 chưa?
Tài khoản giá vốn hàng bán không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
BƯỚC 20 : TK 641,642,811: CÁC KHOẢN CHI PHÍ
Chi phí nào hợp lý ? chi phí nào không hợp lý? (Lập bảng kê chi phí nào không hợp lý, lưu cùng TK 03/TNDN)
Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển chi phí chưa?
Các tài khoản chi phí không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
BƯỚC 21 : TK 911 - XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:
Kết chuyển lãi, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Kết chuyển lỗ, ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 911 không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
BƯỚC 22 : LẬP BCTC
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Các tin khác: