Ngành Kế toán và triển vọng nghề nghiệp lớn trong mùa Tuyển sinh 2020
Với việc hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu của Việt Nam, nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Kế toán đang được đặt lên hàng đầu đối với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
(Ảnh 1)
TS. Phan Thanh Hải - Trưởng Khoa Kế toán tại ĐH Duy Tân
Từ đó, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức không chỉ đối với các cơ sở đào tạo mà còn với các sinh viên chọn theo học ngành Kế toán. Để hiểu thêm về ngành học này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi đầy thú vị với TS. Phan Thanh Hải - Trưởng Khoa Kế toán, Đại học (ĐH) Duy Tân.
PV: Kế toán được ví như cánh tay phải đắc lực trong bộ máy hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp, thầy có thể chia sẻ vai trò cũng như nhu cầu về nhân lực Kế toán trong bối cảnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập trong thời gian gần đây?
TS. Phan Thanh Hải: Đối với các đơn vị dù là doanh nghiệp kinh doanh hay hành chính sự nghiệp, Kế toán là một thành tố đóng vai trò và có ý nghĩa quan trọng bởi chức năng thông tin và kiểm tra. Nhờ có Kế toán, tình hình tài chính của đơn vị được giám sát chặt chẽ, thông tin cung cấp cho các đối tượng quan tâm trong và ngoài đơn vị được sàng lọc, phân tích kỹ lưỡng. Kế toán cũng chính là bộ phận có chức năng tham mưu, hỗ trợ cho việc ra các quyết định chiến lược của người đứng đầu, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của đơn vị.
Trong thời gian gần đây, nhu cầu về nhân lực Kế toán ngày càng tăng cao, đặc biệt là nhân lực Kế toán chất lượng cao. Các doanh nghiệp mới được thành lập hay đang tái cơ cấu và kể cả các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm đều rất “khát” nhân lực Kế toán có năng lực và trình độ chuyên môn cao. Doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được đội ngũ thực sự chất lượng, giỏi về nghiệp vụ, thành thạo về kỹ năng. Đây cũng là thời điểm để ngành Kế toán quay trở lại thời kỳ hoàng kim, tương xứng với vai trò và tầm quan trọng của nó.
PV: Nhu cầu về nhân lực Kế toán lớn như vậy nhưng vài năm trở lại đây, có khá nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán vẫn không tìm được việc làm. Có phải do số lượng đào tạo ngành Kế toán mỗi năm quá lớn hay chất lượng đào tạo chưa đáp ứng với như cầu của doanh nghiệp, thưa thầy?
TS. Phan Thanh Hải: Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, số lượng người theo học ngành Kế toán có sự giảm sút đáng kể. Ngoài nguyên nhân khách quan do sự mở rộng và đa dạng các lĩnh vực ngành nghề đã giúp các thí sinh có thêm nhiều cơ hội lựa chọn các ngành học mới, còn phải kể đến chất lượng đào tạo sinh viên ngành Kế toán chưa tương xứng và đáp ứng kịp nhu cầu của doanh nghiệp, dẫn đến sinh viên Kế toán ra trường không tìm được việc làm. Bởi thế, hơn bao giờ hết các trường đại học phải nhanh chóng tìm ra lời giải cho “bài toán” khó này để khắc phục tình trạng sinh viên Kế toán ra trường thì thất nghiệp trong khi các doanh nghiệp vẫn khát nhân lực Kế toán dù đã đưa các mức lương hấp dẫn với nhiều chế độ đãi ngộ khác.
PV: Để giải quyết vấn đề đó, ĐH Duy Tân đã chọn phương thức nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Kế toán được đào tạo, thưa thầy?
TS. Phan Thanh Hải: Đối với ĐH Duy Tân, vấn đề chất lượng các ngành đào tạo nói chung và ngành Kế toán nói riêng được nhà trường hết sức quan tâm. Trong những năm vừa qua, chúng tôi đã từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Kế toán với các nhiều phương thức như sau:
Thứ nhất, chúng tôi thường xuyên đổi mới và cập nhật chương trình đào tạo của ngành Kế toán trên cơ sở tham chiếu, thậm chí là nhập khẩu các chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trên thế giới, ví dụ như:
· Hợp tác với ĐH Bang Pennsylvania University Hoa Kỳ, 1 trong 50 trường đào tạo Kinh tế - Quản trị Kinh doanh hàng đầu của Mỹ (theo U.S.News 2018) để đào tạo các Chương trình Tiên tiến Kế toán, Tài chính-Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh,...
· Tham khảo chương trình đào tạo các chuẩn Kế toán Nghề nghiệp của các tổ chức nghề nghiệp như: ACCA, ICEAW, CPA Australia,…
· Lấy ý kiến góp ý định kỳ của các chuyên gia từ các doanh nghiệp trên cùng địa bàn hay ở các địa bàn lân cận để sửa đổi và điều chỉnh chương trình, sao cho phù hợp nhất với mong muốn, nhu cầu của chính các doanh nghiệp đó.
Thứ hai, chúng tôi cũng đã thực hiện việc đa dạng hóa phương thức giảng dạy. Đó là phương pháp giảng dạy PBL (Problem-Based Learning/Project-Based Learning - Học theo Vấn đề/Học theo Dự án) - phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm trên cơ sở tổ chức hình thức lớp học tích cực, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy cũng như học tập. Không chỉ vậy, chúng tôi còn mời các chuyên gia và những cán bộ làm Kế toán trong thực tế đến trao đổi, trực tiếp đứng lớp để tư vấn, giải đáp và giảng dạy cho sinh viên.
Thứ ba, chúng tôi thực hiện việc tăng cường công tác quan hệ doanh nghiệp với mục tiêu tìm kiếm chỗ thực tập, nơi thử việc cho sinh viên ngay từ đầu năm 3, 4. Qua đó, giúp cho sinh viên tiếp xúc được nhiều với công tác Kế toán thực tế tại doanh nghiệp. Bên cạnh những giải pháp cốt lõi này, chúng tôi còn rất chú trọng đến việc:
· đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy,
· lựa chọn giáo trình chuẩn,
· nâng cấp cơ sở vật chất.
(Ảnh 2 và 3)
ĐH Duy Tân tổ chức nhiều hoạt động để sinh viên giao lưu, thu nhận thêm kiến thức ngành nghề
PV: Gần đây, các doanh nghiệp rất quan tâm tuyển dụng những Cử nhân Kế toán có các chứng chỉ quốc tế. Thầy có gì nhận định gì về điều này?
TS. Phan Thanh Hải: Xu hướng lựa chọn những Cử nhân Kế toán có các chứng chỉ quốc tế đã được các doanh nghiệp mong muốn từ rất lâu. Bởi chứng chỉ quốc tế là bằng chứng cho việc người học không chỉ có trình độ chuyên môn tốt mà còn khẳng định ứng viên là người chăm chỉ, chịu khó, cầu thị, và rất nỗ lực trong việc nâng cao giá trị của bản thân. Thực tế cho thấy, việc có thêm các chứng chỉ quốc tế liên quan như:
· CAT,
· ACCA,
· CFA,
· …
bên cạnh tấm bằng đại học giúp các ứng viên sẽ luôn được các doanh nghiệp trải thảm đỏ, mời về làm việc với mức đãi ngộ rất cao.
Nhận thức được điều này, ĐH Duy Tân đã ký kết hợp tác từ rất sớm với nhiều tổ chức, doanh nghiệp có uy tín trong ngành Kế toán, Kiểm toán như:
· Hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA),
· Viện Đào tạo Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICEAW),
· Hội Kế toán Công chứng Australia (CPA Australia),
· Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VACPA),…
và nhiều đơn vị là đại diện đào tạo Kế toán có uy tín của các tổ chức này tại Việt Nam như: Smart Train, FTMS, Vietsourcing,… để huấn luyện và cấp chứng chỉ cho sinh viên Duy Tân.
PV: Việc lựa chọn ngành nghề theo học cũng có vai trò quan trọng giúp sinh viên nắm giữ những vị trí việc làm tốt. Hiện nay, ĐH Duy Tân đang đào tạo các chuyên ngành gì về Kế toán và sự cần thiết của các chuyên ngành đó đối với thị trường lao động, thưa thầy?
TS. Phan Thanh Hải: Hiện nay, ĐH Duy Tân thực hiện việc đào tạo ngành Kế toán với 3 loại chương trình khác nhau đó là:
· Chương trình Tiên tiến và Quốc tế (liên kết với ĐH Pensylvania State University, Mỹ, gọi tắt là chương trình PSU,
· Chương trình Tài năng ngành Kế toán, và
· Các chương trình Kế toán đại trà gồm các chuyên ngành:
• Kế toán - Kiểm toán
• Kế toán Doanh nghiệp
• Kế toán Nhà nước
• Kế toán Quản trị
• Thuế và Tư vấn Thuế
Mỗi chương trình đào tạo cụ thể sẽ phù hợp với nhu cầu, sở thích và hoàn cảnh của từng thí sinh. Tuy nhiên, với việc luôn đầu tư thêm cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giảng dạy Kế toán, ĐH Duy Tân luôn tự tin sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu của sinh viên cũng như cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực thực sự chất lượng. Hiện tại, sinh viên Kế toán của ĐH Duy Tân đang giữ những cương vị rất quan trọng trong các doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp như Tổng giám đốc, Giám đốc Tài chính, Kế toán Trưởng, Kiểm toán viên, hay Quản lý Kiểm toán,…
PV: Cám ơn những chia sẻ của thầy!
Mùa Tuyển sinh 2020, ĐH Duy Tân quyết định trao Học bổng cho các thí sinh theo học ngành Kế toán tại trường:
- 700 suất học bổng trị giá từ 500.000 - 2.000.000 VNĐ cho những thí sinh trúng tuyển theo phương thức Xét tuyển Học bạ THPT khi đạt từ 22 điểm trở lên;
- 450 suất học bổng DUY TÂN trị giá từ 1.000.000 - 5.000.000 VNĐ cho thí sinh trúng tuyển với tổng điểm 3 môn thi theo kết quả Kỳ thi THPT >= điểm trúng tuyển từ 5 - 10 điểm;
- 5 suất học bổng TOÀN PHẦN (100% học phí toàn khóa học) cho những thí sinh đăng ký theo họcchương trình Tiên tiến & Quốc tế Ngành Kế toán (&Kiểm toán) chuẩn PSU có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT đạt từ 23 điểm trở lên;
- Học bổng Tài năng: 135 suất Học bổng Toàn phần và Bán phần cho thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có quốc tịch nước ngoài và 90 suất Học bổng Toàn phần và Bán phần cho thí sinh Việt Nam giành giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích trong kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia và Hội thi Khoa học Kỹ thuật do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào đại học theo đúng ngành hoặc ngành gần với môn mà thí sinh đã đoạt giải và có điểm thi IELTS từ 5.5 trở lên hoặc điểm tiếng Anh >=6 (điểm thi THPT).
Tổ hợp môn xét tuyển
Tên chuyên ngành |
Mã ngành |
Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT |
Xét tuyển kết quả Học bạ THPT (Lớp 12 hoặc Lớp 11 & Học kỳ 1 lớp 12) |
Ngành Kế toán có các chuyên ngành: |
7340301 |
1.Toán, Lý, Hoá (A00) |
1.Toán, Lý, Hoá(A00) |
Kế toán Kiểm toán |
405 |
||
Kế toán doanh nghiệp |
406 |
||
Kế toán Nhà Nước |
409 |
||
Thuế và Tư vấn Thuế |
419 |
||
Kế toán Kiểm toán chuẩn PSU |
405(PSU) |
||
Kế toán Quản trị (HP) |
403(HP) |
Mọi chi tiết liên hệ Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Duy Tân
254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng
Điện thoại: (0236) 3653.561-3650.403-3827.111-2243.775 - Fax: (0236) 3650.443
Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294.390 - 0905.294.391
Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn
Email: tuyensinh@duytan.edu.vn
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: