BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Trong thời gian gần đây, mặt bằng lãi suất tiền vay của các Ngân hàng thương mại đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng vẫn đạt mức tăng không như kỳ vọng của thị trường tài chính Ngân hàng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, nhưng yếu tố cốt lõi khi đi vào phân tích sâu bên trong thì có thể thấy yếu tố lãi suất đóng vai trò là nguyên nhân cốt yếu dẫn đến tín dụng tăng trưởng chưa như kỳ vọng.
Từ khóa: Lãi suất, biến động lãi suất
1. Lịch sử biến động lãi suất của thị trường tài chính Việt Nam trong những năm gần đây
Từ năm 2013 đến thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại đã có những sự điều chỉnh giảm tương đối mạnh, từ đỉnh điểm lãi suất rơ vào khoảng 20 – 22%/năm của thời kỳ này đã giảm xuống ở mức 8% đối với mức vay ngắn hạn và khoảng 11 -12% đối với các món vay trung dài hạn. Tuy nhiên, nếu so sánh mức giảm lãi tiền vay thì có thể thấy mức lãi suất vay giảm không tương xứng với mức giảm lãi suất huy động. Chẳng hạn, lãi suất huy động vốn kỳ hạn dưới 6 tháng ở các ngân hàng lớn dao động quanh mức 4-4,5%/năm, hoặc 4,5-5,3%/năm ở ngân hàng nhỏ. Song, lãi suất cho vay cũng khoảng 10-13%/năm. Trừ trường hợp ngân hàng ưu đãi cho doanh nghiệp thì có thể giảm thêm 0,5-1% lãi suất.
Đối với từng sản phẩm cho vay, Ngân hàng thương mại có mức áp dụng lãi suất khác nhau với những điều kiện giải ngân khác nhau, ở lĩnh vực cho vay đầu tư bất động sản, mua nhà để ở, hiện các Ngân hàng thương mại đang áp dụng hình thức liên kết với chủ đầu tư của dự án để hỗ trợ lãi suất tiền vay đối với khách hàng mua nhà. Mức lãi suất rẻ nhất thị trường hiện tại là 5,99%/năm duy trì cố định trong 12 tháng đầu tiên, sau đó lãi suất sẽ tính theo lãi suất huy động vốn trên 12 tháng cộng với biên độ 4-4,5%/năm, tương ứng lên tới 10-11%/năm.
Còn nhìn chung, các ngân hàng vẫn siết chặt cho vay mua nhà dự án, quy định mức lãi vay khá cao để hạn chế rủi ro nợ xấu của khách hàng.
Xét về hiệu quả cho vay, khi tín dụng tăng trưởng cao, các nhiều ngân hàng vẫn chậm cắt giảm lãi vay, mà duy trì chênh lệch lãi suất cao, khoảng 4-6%/năm so với lãi huy động để tối đa lợi nhuận, giúp trích dự phòng xử lý nợ xấu.
Một số chuyên gia cho rằng, hiện nay Ngân hàng nhà nước chưa muốn ép lãi suất giảm ngay vì tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại có thêm nguồn xử lý nợ xấu, bổ sung vốn, bù đắp chi phí… Việc giảm lãi suất tiền đồng có thể ảnh hưởng tới tỷ giá USD/VND khi mà tỷ giá thực tế đã vượt xa tỷ giá danh nghĩa hiện tại. Tỷ giá vẫn đang có xu hướng tăng do một số đồng tiền của các quốc gia có khuynh hướng phá giá dù Ngân hàng nhà nước đã phải 2 lần điều chỉnh tăng tỷ giá tới 2% từ đầu năm 2015 đến nay.
Trong giai đoạn 2013-2015, nhiều ngân hàng đã tập trung đầu tư vào trái phiếu Chính phủ khi tín dụng bị siết chặt. Nhưng hiện nay, khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp và Chính phủ tăng lên cùng với dự báo lạm phát năm 2015 tăng nhẹ, có thể kéo theo tăng lợi suất trái phiếu, dẫn tới đẩy lãi suất trong nước dâng cao hơn.
Trong nửa cuối năm 2015 tín dụng thường có xu hướng tăng cao hơn để phục vụ sản xuất, kinh doanh và theo đó, lãi suất sẽ “nhích” lên do thanh khoản căng thẳng hơn. “Các ngân hàng phải cạnh tranh giành khách hàng, cạnh tranh lãi suất rẻ. Ngân hàng xét duyệt mức lãi vay cho từng khách hàng trên cơ sở đánh giá năng lực tài chính, uy tín, rủi ro… nhưng rõ ràng, họ sẽ chọn chỗ nào cho vay rẻ hơn
2. Tác động của biến động lãi suất đến thị trường tài chính Việt Nam
Mặc dù tín dụng tăng trưởng cao trong các năm gần đây, tuy nhiên mức tăng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của thị trường. Đi vào tìm hiểu, có thể thấy vốn tín dụng vẫn đang dư thừa ở các Ngân hàng thương mại nên phải tìm kênh để cho vay, hiện tại các kênh tín dụng của Ngân hàng thương mại vẫn tập trung chủ yếu ở các mảng miếng truyền thống như bất động sản, cho vay sản xuất kinh doanh…
Hiện tại các Ngân hàng thương mại đều đưa ra các gói tín dụng với lãi suất tương đối ưu đãi như cho vay cá nhân chuyển nhượng bất động sản hoặc cho vay doanh nghiệp bổ sung vốn kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực từ nông nghiệp nông thôn cho đến xuất nhập khẩu, với hầu hết các mốc lãi suất đều suất phát ở mức 6% cho đến 8%/năm áp dụng cho tất cả các sản phẩn vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tại các Ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó, các Ngân hàng thương mại còn chú trọng giảm lãi suất đến một số lĩnh vực ưu tiên dòng vốn đầu tư của Chính phủ trong một số ngành nghề được nhà nước khuyến khích đầu tư. Đồng thời chú trọng liên kết với các đối tác nước ngoài trong việc đầu tư vốn tín dụng vào các dự án mang tính chất bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống người dân. Các doanh nghiệp nằm trong các lĩnh vực này được hưởng rất nhiều ưu đãi vì có cơ hội tiếp cận được với nguồn hỗ trợ tài chính giá rẻ thông qua các dự án đầu tư trong các lĩnh vực này.
Số liệu của Ngân hàng nhà nước cho thấy, 6 tháng đầu năm, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 0,5%/năm. Lãi suất cho vay vẫn duy trì khá ổn định: cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 7-8%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác khoảng 9-10,5%/năm đối với ngắn hạn và 11-12,5%/năm đối với trung và dài hạn. Với các doanh nghiệp có chỉ số xếp hạng tín nhiệm cao, báo cáo tài chính minh bạch... thì lãi suất cho vay có thể chỉ từ 6-7%/năm.
Thế nhưng các Ngân hàng đang phải chia sẻ nguồn vốn huy động bởi chứng khoán, bất động sản khởi sắc; trong khi với cầu tín dụng tăng đã khiến một số Ngân hàng thương mại phải tăng nhẹ lãi suất huy động. Và đây là một trong những yếu tố khiến Ngân hàng khó giảm tiếp lãi suất cho vay. Hiện thực hoá chủ trương, đạt được mục tiêu đề ra là thách thức đối với mỗi Ngân hàng. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, với quyết tâm cao cùng sự điều hành linh hoạt của Ngân hàng nhà nước thì việc hạ lãi suất cho vay như mục tiêu đề ra không phải là không làm được.
Thời gian gần đây, lãi suất huy động ở một số Ngân hàng thương mại có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại. Nhìn chung, các Ngân hàng thương mại phần lớn tăng lãi suất huy động từ 0,1- 0,5%/năm ở các kỳ hạn. Chưa nói đến tác động tới nền kinh tế, thực tế này khiến cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp, vốn có nhu cầu vay sản xuất, kinh doanh có không ít lo lắng.
Hiện tại, trong xu hướng lãi suất huy động đang có xu hướng nhích lên ở hầu hết các Ngân hàng thì lãi suất cho vay khó lòng giữ vững được mức thấp như hiện tại. Bằng chứng là ở hầu hết các mức lãi suất cho vay trung dài hạn của Ngân hàng thương mại đều được tính bằng lãi suất huy động cộng với biên độ điều chỉnh ở mức khá cao, đây là công cụ để ngân hàng đề phòng lãi suất tăng trở lại trong tương lai ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Thực tế cho thấy, hạ lãi suất vay bao giờ cũng tác động tốt tới doanh nghieepj. Nhưng mấy tháng qua, lãi suất huy động ngày càng tăng, thì lãi suất vay khó lòng giảm được. Lãi vay ảnh hưởng lớn nhất đến giá thành, tác động tới đầu ra của sản phẩm.
Nhìn chung, từ các số liệu Ngân hàng nhà nước mới điều tiết, cộng thêm chỉ số GDP, xuất nhập khẩu… nếu lãi suất cho vay hạ nhanh thì lãi suất huy động có thể gặp không ít khó khăn. Bởi thế mà mới cần linh hoạt, cứ phải lúc nới lúc thắt.
Không ít doanh nghiệp vẫn phàn nàn nếu Ngân hàng không hạ lãi suất thì doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, mặc dù lãi suất trong ngắn hạn có xu hướng không tăng nhưng việc tiếp cận được với nguồn vốn giá rẻ hay không còn phải do quy trình cho vay đối với mỗi Ngân hàng thương mại cũng như năng lực tài chính của chính bản thân doanh nghiệp.
Tăng, hay giảm lãi suất, còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, cả chủ quan lẫn khách quan. Và Ngân hàng nhà nước luôn hiểu được vai trò, trách nhiệm, cũng là gánh nặng của mình trong việc điều tiết các Ngân hàng thương mại trong vấn đề này. Mặt bằng lãi suất không phải muốn giảm là giảm ngay được. Chính bởi vậy, mỗi doanh nghiệp bất kể quy mô lớn, nhỏ ra sao thì đều phải tự nỗ lực, phát huy tốt nguồn vốn giúp doanh nghiệp ổn định, mới không bị bó buộc và quá bị phụ thuộc vào việc tăng hay giảm lãi suất vay.
Các doanh nghiệp có dòng vốn quay vòng nhanh, năng lực tài chính dồi dào trong thời điểm hiện tại đều cho rằng việc lãi suất có xu hướng tăng trở lại cũng không phải là vấn đề trở ngại lớn lắm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, bởi vì các thông tin từ phía Ngân hàng nhà nước được các doanh nghiệp nắm khá rõ khi họ biết mình đang được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Chính phủ và Ngân hàng nhà nước.
Nhiều doanh nghiệp thừa nhận, không chỉ yêu cầu các Ngân hàng thương mại giảm lãi suất, Ngân hàng nhà nước cũng đã có nhiều chính sách linh hoạt hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay. Như việc Ngân hàng nhà nước khuyến khích các Ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay tín chấp hoặc cho vay theo chuỗi liên kết; doanh nghiệp vay ứng dụng công nghệ cao (đặc biệt với các lĩnh vực ưu tiên của Nhà nước như: nông nghiệp, thuỷ sản…).
Một vấn đề lớn cũng cần đề cập tới: để có cơ sở hạ thêm lãi suất cho vay, thì nợ xấu phải giảm. Vấn đề này đang được toàn ngành Ngân hàng tập trung thực hiện quyết liệt. Nợ xấu liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp, tác động trực diện vào bức tranh phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, tới đây khi nợ xấu được đưa về dưới 3%, nhiều Ngân hàng thương mại có điều kiện để giảm lãi suất cho vay. Nhưng các chuyên gia cho rằng, một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, tích cực, dòng tiền ổn định, thì việc hạ lãi suất cho vay bớt gánh nặng đi nhiều phần.
Tài liệu tham khảo:
(1):http://gsneu.edu.vn/bien-dong-lai-suat__179333.html
(2):http://www.tinmoi.vn/lienquan/ben-le-bien-dong-lai-suat-lien-ngan-hang-613558.html
(3):http://finance.tvsi.com.vn/News/2012712/208467/bien-dong-lai-suat-vi-sao-ngan-hang-xe-rao-lai-suat-huy-dong-usd.aspx
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: