Khuôn mẫu pháp lý cho việc áp dụng giá trị hợp lý trong lập và trình bày BCTC ở các công ty chứng khoán Việt nam
Ths. Nguyễn Thị Khánh Vân
Bộ môn kiểm toán
Ở Việt Nam hiện nay, nguyên tắc “giá trị hợp lý” đã được đưa vào trong quy định của Luật Kế toán (sửa đổi) số 88/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015. Tuy nhiên, việc áp dụng giá trị hợp lý (GTHL) chỉ được thực hiện từ năm 2017. Hiện nay, việc áp dụng GTHL của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc áp dụng giá gốc cho việc ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) trên cơ sở tuân thủ quy định của 26 VAS và hướng dẫn của Thông tư 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12I2014. Riêng các công ty chứng khoán (CTCK) Việt Nam là đối tượng đầu tiên và đang bắt buộc áp dụng GTHL trong lập và trình bày BCTC theo hướng dẫn của Thông tư 210/2014/TT-BTC và Thông tư 334/2016/TT-BTC. Do các CTCK có danh mục tài sản và danh mục đầu tư chủ yếu là các tài sản đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK), do đó việc yêu cầu các CTCK phải lập và trình bày BCTC theo GTHL là tất yếu vì thông tin trên BCTC cung cấp thông tin cho nhà đầu tư theo sát với giá thị trường.
Theo thông tư 210/2014/TT-BTC và Thông tư 334/2016/TT-BTC hướng dẫn kế toán cho CTCK về việc áp dụng GTHL có nội dung cơ bản như sau:
Đối với các tài sản tài chính
Các tài sản tài chính (TSTC) ghi nhận thông qua lãi/lỗ: Việc đánh giá lại các TSTC ghi nhận thông qua lãi/lỗ theo giá thị trường, được thực hiện theo phương pháp xác định giá trị phù hợp với quy định pháp luật về thành lập và hoạt động CTCK. Trường hợp không có giá thị trường tại ngày giao dịch gần nhất, hoặc giá thị trường có nhiều biến động thì được sử dụng GTHL để đánh giá lại các TSTC. GTHL được xác định trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc, phương pháp hoặc mô hình lý thuyết định giá TSTC đã được quy định tại Điều lệ hoặc Sổ tay định giá của CTCK hoặc sau khi đã được Ban Giám đốc CTCK chấp thuận bằng văn bản.
Khoản lãi hoặc lỗ phát sinh từ việc thay đổi giá trị của các TSTC này được phân loại vào nhóm ghi nhận theo giá trị thông qua lãi hoặc lỗ và được ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD).
Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn:
Tại ngày lập BCTC, CTCK cần đánh giá các TSTC nắm giữ đến ngày đáo hạn xem có bất kỳ bằng chứng khách quan nếu có sự giảm giá trị của một hoặc một nhóm các TSTC giữ đến ngày đáo hạn. Nếu có bằng chứng về giảm giá trị thì CTCK sẽ phải xác định giá trị của bất kỳ khoản lỗ do suy giảm giá trị và ghi nhận lỗ suy giảm giá trị vào Báo cáo thu nhập toàn diện - Phần lãi/lỗ. Sau ghi nhận ban đầu các TSTCŒ nắm giữ đến ngày đáo hạn phải được xác định theo chỉ phí phân bổ sử dụng phương pháp lãi suất thực.
Các khoản cho vay:
Sau ghi nhận ban đầu, các CTCK phải xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu của tất cả các khoản cho vay theo giá trị phân bổ sử dụng phương pháp lãi suất thực. Tại ngày lập BCTC, CTCK cần đánh giá lại xem có bất kỳ bằng chứng khách quan nếu có sự giảm giá trị của một hoặc một nhóm các TSTC cho vay. Nếu có bằng chứng về giảm giá trị thì CTCK, sẽ phải xác định giá trị của bất kỳ khoản lỗ do suy giảm giá trị và ghi nhận lỗ suy giảm giá trị vào Báo cáo thu nhập toàn diện - Phần lãi/lỗ.
TSTC sẵn sàng để bán:
TSTC sẵn sàng để bán bao gồm Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu DN, công cụ thị trường tiền tệ, TSTC phái sinh, cho vay, thế chấp,... Sau ghi nhận ban đầu các tài sản sẵn sàng để bán, CTGK phải xác định giá trị TSTC sẵn sàng để bán, bao gồm cả các công cụ phái sinh theo giá trị hơp lý mà không giảm trừ cho bất cứ một khoản chỉ phí giao dịch nào có thể phát sinh trong quá trình bán hoặc thanh lý các tài sản này, ngoại trừ các TSTC là các khoản đầu tư vào công cụ vốn không có giá niêm yết trên thị trường hoạt động và các khoản đầu tư mà giá trị của nó không thể xác định một cách đáng tin cậy, những công cụ này sẽ được phản ánh theo giá gốc.
Cuối kỳ kế toán phải đánh giá lại giá trị TSTC sẵn sàng để bán theo giá thị trường hoặc GTHL. Chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lại TSTC sắn sàng để bán được ghi nhận và trình bày trên Báo cáo thu nhập toàn diện - Phần thu nhập toàn diện khác.
Các khoản đầu tư vào công cụ vốn không có giá niêm yết trên thị trường hoạt động và các khoản đầu tư mà giá trị của nó không thể xác định một cách đáng tin cậy, những công cụ này sẽ được phản ánh theo giá gốc.
Đối với các tài sản phi tài chính (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, bất động sản đầu tư TSCĐ thuê tài chính)
Các chỉ tiêu này phản ánh giá trị đánh giá lại và suy giảm giá trị của các loại TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, bất động sản đầu tư, các TSCĐ thuê tài chính của DN tại thời điểm báo cáo trên cơ sở mô hình định giá tài sản do các tổ chức thẩm định giá tài sản xác định. Dự phòng suy giảm giá trị TSCĐ chỉ áp dụng khi CTCK ghi nhận TSCĐ theo nguyên tắc GTHL phù hợp với quy định của pháp luật kế toán.
Khi giá trị TSCĐ bị suy giảm so với giá trị thị trường, cần xác định giá trị suy giảm giá trị TSCĐ và ghi nhận giá trị suy giảm của TSCĐ để ghi nhận tăng, giảm vào tài khoản chênh lệch đánh giá lại theo GTHL.
Giá trị suy giảm giá trị TSCĐ so với giá trị gốc được ghi nhận bằng một
tài khoản tách biệt và điều chỉnh giá trị gốc của TSCĐ hữu hình về GTHL.
Khi thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ, chênh lệch đánh giá lại TSCĐ theo GTHL sẽ được xử lý ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động phần lãi/lỗ.
Thực tế, do chưa có CMKT và hướng dẫn CMKT về GTHL nên khi triển khai chế độ kế toán CTCK, các CTCK chỉ áp dụng GTHL đối với những TSTC niêm yết trên TTCK có giá tham chiếu rõ ràng, còn lại các tài sản không có giá niêm yết trên thị trường để tham chiếu và nợ phải trả đều vẫn ghi nhận theo giá gốc.
Tài liệu tham khảo
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: