ThS. Đào Thị Đài Trang
Tóm tắt
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa các doanh nghiệp cần thiết phải theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, giải quyết song song hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường. Điều này buộc các doanh nghiệp phải xét đến kế toán môi trường trong quá trình hạch toán kế toán. Hóa dầu là một trong những loại hình doanh nghiệp cần quan tâm tới môi trường nhiều nhất bởi đặc tính sản xuất của những Dn ngày làm tác động tới môi trường khá nhiều.Bài viết đi tìm hiểu thực tế hạch toán kế toán môi trường ở các doanh nghiệp này, trên cơ sở đó, bài viết làm rõ những ưu điểm và hạn chế trong xử lý và cung cấp thông tin môi trường để từ đó đề xuất mô hình và giải pháp vận dụng kế toán môi trường vào doanh nghiệp
1. Tổng quan về kế toán môi trường
Kế toán môi trường theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC, 2005) được hiểu là loại kế toán nhằm đạt được sự phát triển bền vững, duy trì quan hệ tốt với cộng đồng và bảo vệ môi trường. Còn theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUNC, 1997), kế toán môi trường là việc thu thập, phân tích và đánh giá thông tin về môi trường và các khoản thu từ môi trường. Những định nghĩa trên cho thấy mục đích của kế toán môi trường là cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những thông tin chính xác hơn để xác định liệu sự phát triển có theo hướng bền vững hay không, đồng thời cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp những thông tin về tình hình sử dụng vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, nước sạch, chi phí về xử lý chất thải ra ngoài môi trường, chi phí tìm kiếm tài nguyên thay thế…
Kế toán môi trường ở cấp độ doanh nghiệp bao gồm cả kế toán quản trị và kế toán tài chính môi trường.
- Kế toán quản trị môi trường (Environment Management Accounting – EMA) trong sách “Các nguyên tắc và trình tự kế toán quản lý môi trường” của Ban phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc - UNDSD xuất bản năm 2002 được định nghĩa là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng hai loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ: thông tin vật chất về sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải) và thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường
- Kế toán tài chính môi trường (Environment Fianancial Accounting – EFA) trong tài liệu hướng dẫn về EMA xuất bản năm 2005 của Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) được định nghĩa là việc thu thập, xử lý, kiểm tra và phân tích các thông tin liên quan đến chi phí và lợi ích bảo vệ môi trường nhằm cung cấp thông tin cho bên ngoài như Chính phủ, Ủy ban chứng khoán… EFA bị chi phối bởi các chuẩn mực và nguyên tắc kế toán, các quy định pháp lý về kế toán hạch toán; thông quan kế toán tài chính môi trường, các bên liên quan sẽ đánh giá được việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Giống như kế toán tài chính thông thường
1. Thực tế kế toán môi trường ở doanh nghiệp hóa dầu và các nhận xét
1.1 Thực tế kế toán môi trường ở doanh nghiệp hóa dầu
Theo tìm hiểu các Dn hoạt động ở lĩnh vực hóa dầu đều thực hiện hạch toán các nghiệp vụ liên quan tới môi trường. Dn có quan tâm đến vấn đề môi trường và đã thực hiện một số hoạt động mang tính chất môi trường, như xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất, thanh toán với cơ quan Nhà nước tiền lệ phí môi trường, các khoản phí vệ sinh. Hàng năm thực hiện quan trắc chất lượng môi trường xung quanh khu vực sản xuất. Quá trình sản xuất sử dụng nhiều máy móc thiết bị như máy quấy, máy bơm dầu, máy sục khí, dây chuyền đóng phuy sản phẩm và các phương tiện vận chuyển… gây ảnh hưởng về tiếng ồn, Khí thải từ các phương tiện vận chuyển sử dụng xăng có phát sinh.
Ngoài các thông tin trên, tại công ty có phát sinh một số khoản mục chi phí hiện đang được hạch toán vào chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp có yếu tố môi trường, bao gồm: chi phí nhân công vệ sinh thuê ngoài, phí đổ rác thải, lệ phí và thuế môi trường, chi phí bảo hộ lao động, chi cho thiết bị phòng chống cháy, chi phí trồng cây xanh, chi phí cải tạo hệ thống xử lý nước thải, chi phí nhân công chăm sóc cây xanh, chi phí khấu hao hệ thống xử lý nước thải, chi phí mua hóa chất xử lý nước thải, tiền quan trắc chất lượng môi trường.
1.2 Nhận xét
2. Xây dựng mô hình và giải phấp vận dụng kế toán môi trường vào doanh nghiệp hóa dầu
Trên cơ sở phân tích các thông tin của kế toán, tác giả tiến hành vận dụng kế toán môi trường, bóc tách và tính toán lại các khoản chi phí và thu nhập liên quan đến môi trường, phân loại các khoản mục phát sinh vào năm nhóm theo quan điểm EMA của Ban phát triển bền vững Liên Hợp Quốc; đồng thời đưa ra đề xuất danh mục các chi phí môi trường tại công ty theo từng yếu tố môi trường như sau:
Yếu tố môi trường |
Loại chi phí |
Theo dõi |
||
Ký hiệu |
Chi phí môi trường |
Có theo dõi |
Đề xuất thêm |
|
Nước thải |
C1 |
Chi phí mua hóa chất xử lý nước thải |
X |
|
C1 |
Khấu hao hệ thống xử lý nước thải |
X |
|
|
C1 |
CP cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
X |
|
|
C2 |
Tiền quan trắc chất lượng môi trường |
X |
|
|
C1 |
Lệ phí, thuế môi trường |
X |
|
|
C4 |
Nước bay hơi |
|
X |
|
Chất thải rắn |
C1 |
CP nhân công vệ sinh thuê ngoài |
|
X |
C2 |
Phí đổ rác thải |
X |
|
|
C3 |
Giá trị của phế phẩm mỡ tái sử dụng |
|
X |
|
Môi trường không khí |
C1 |
CP cho trồng cây xanh |
X |
|
C1 |
CP trả cho nhân công chăm sóc cây |
X |
|
|
C1 |
Khấu hao vườn hoa cây cảnh |
|
X |
|
Ảnh hưởng sức khỏe nhân công |
C2 |
CP bảo hộ lao động |
|
X |
C2 |
CP thiết bị phòng chống cháy |
|
X |
|
C1 |
CP BHXH, BHYT cho nhân công SX |
|
X |
|
Điện quốc gia |
C5 |
Giảm CP do tiết kiệm điện |
|
X |
Một là, kế toán môi trường một mặt đã bóc tách được bốn loại chi phí môi trường một cách đầy đủ cho công ty, mặt khác giúp công ty có thể đánh giá được cơ cấu chi phí môi trường, đánh giá được đã tiêu tốn cho chi phí nào nhất và cơ cấu đó có hợp lý hay không trong điều kiện sản xuất của công ty. Theo đánh giá của công ty khi chưa áp dụng kế toán môi trường cho rằng chi phí xử lý chất thải chiếm tỷ trọng lớn nhất do phải chịu khấu hao của hệ thống xử lý nước thải và chất thải, tuy nhiên điều này lại cho kết quả ngược lại khi vận dụng kế toán môi trường. Kết quả vận dụng chỉ ra rằng chi phí xử lý chất thải và giá trị thu mua của các phế thải chiếm tỷ trọng lớn nhất ảnh hưởng do đặc thù sản xuất sản phẩm mỡ. Điều này hoàn toàn chưa được công ty đánh giá và quan tâm đúng mức về các hao hụt nguyên liệu sau sản xuất cũng làm tăng các tổn thất sản xuất, nói cách khác làm tăng chi phí sản xuất cho công ty.
Hai là, theo kế toán truyền thống, chi phí môi trường chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng chi phí tại nhà máy sản xuất. Các chi phí môi trường thường được ghi nhận hoặc phân bổ vào chi phí sản xuất chung hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp là chủ yếu. Lợi ích thu được chỉ mang tính chất định tính đó là việc đảm bảo đầu ra sản xuất đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn và không gây hại đến môi trường xung quanh. Lợi ích này thường không dễ thấy và theo đánh giá của công ty thì không ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh của ban lãnh đạo công ty. Tuy nhiên khi sử dụng kế toán môi trường để phân tích lại cho ta thấy bức tranh chi phí hoàn toàn khác. Ngoài những chi phí đã được kế toán ghi nhận, sau khi bóc tách còn phát sinh thêm những chi phí chưa được ghi nhận tại bất cứ khoản mục nào. Do vậy tỷ lệ chi phí môi trường cũng tăng lên đáng kể trong tổng chi phí của công ty.
Ba là, vận dụng kế toán môi trường giúp các nhà quản lý công ty nhìn thấy rõ nơi phát sinh chi phí kể cả đối với những chi phí ẩn, chi phí nào phân bổ vào giá thành sản phẩm, chi phí nào phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng…, từ đó có thể đưa ra những biện pháp điều chỉnh phù hợp và triệt để. Chi phí môi trường phát sinh từ hầu hết tất cả các hoạt động của công ty, trong đó được phân bổ chủ yếu cho các chi phí sản xuất sản phẩm, vì vậy có ảnh hưởng lớn đến việc tính giá thành sản phẩm. Mặc dù hao hụt trong sản xuất là rất thấp, song từ kết quả kế toán môi trường tính toán đặt ra bài toán mới cho doanh nghiệp là: Liệu những chi phí môi trường về nguyên vật liệu bỏ ra có hợp lý không, có thể điều chỉnh để giảm mất mát, hao hụt được không? Thực tế là lượng nguyên vật liệu càng được sử dụng tối ưu thì lợi ích thu được không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả xã hội khi góp phần duy trì lượng nguyên liệu khoáng sản có trong tự nhiên.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: