TÌM HIỂU VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ SỤNG LAO ĐỘNG
Th.S Lê Thị Huyền Trâm
BM Kiểm toán và phân tích
Số lượng và chất lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động cần xác định mức tiết kiệm hay lãng phí. Trên cơ sở đó tìm mọi biện pháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất.
1. Số lượng lao động
+ Công nhân trực tiếp là những người trực tiếp vận hành thiết bị sản xuất tạo ra sản phẩm.
+ Công nhân gián tiếp là những người trong phân xưởng sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm của công nhân trực tiếp.
+ Nhân viên bán hàng là những người làm nhiệm vụ liên quan đến quá trình thực hiện các đơn đặt hàng và giao hàng cho khách.
+ Nhân viên quản lý là những người làm nhiệm vụ quản lý chung của doanh nghiệp.
2. Phương pháp phân tích
So sánh sự biến động về mặt tỷ trọng của từng loại công nhân viên giữa kỳ báo cáo so với kỳ gốc để đánh giá tình hình tuyển dụng và đào tạo, thấy được mức độ đảm bảo sức lao động.
Vận dụng phương pháp so sánh, xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối về trình độ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động.
- Mức biến động tuyệt đối: là kết quả so sánh số lao động sản xuất thực tế bình quân với số lượng kế hoạch bình quân để tính ra số chênh lệch tuyệt đối.
Mức chênh lệch tuyệt đối = Số LĐ thực tế - Số LĐ kế hoạch
Hay:
Kết quả phân tích này phản ánh tình hình sử dụng số lượng lao động thực tế so với kế hoạch tăng hay giảm, chưa nêu được doanh nghiệp sử dụng số lượng lao động tiết kiệm hay lãng phí, vì lao động được sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động.
- Mức biến động tương đối: là kết quả so sánh kỳ phân tích với kỳ gốc được điều chỉnh theo hệ số của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho phép ta kết luận tình hình quản lý và sử dụng công nhân, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng lao động.
Có thể phân tích cụ thể hơn: nếu trong trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo được số lượng lao động cho sản xuất, nhưng kết quả sản xuất không giảm hoặc giảm với tốc độ nhỏ hơn, điều này thể hiện doanh nghiệp tổ chức quản lý, sử dụng tốt lao động nên năng suất lao động tăng lên. Trường hợp nếu số lượng lao động đảm bảo vượt mức nhưng giá trị sản xuất tăng với tốc độ nhỏ hơn số lao động, chứng tỏ doanh nghiệp tổ chức quản lý, sử dụng không tốt lao động nên năng suất lao động giảm. Vì thế, phải so sánh bằng sự biến động tương đối hay nói khác hơn là so sánh số lao động thực tế với kế hoạch đã điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giá trị sản xuất để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng lao động.
Công thức như sau:
Hay: x T
Trong đó:
: số lao động trực tiếp tăng giảm tương đối
T: tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (hoặc tốc độ phát triển)
+ Nếu số công nhân bình quân tăng lên chứng tỏ việc tổ chức quản lý và sử dụng lao động không tốt.
+ Nếu số công nhân bình quân giảm chứng tỏ việc tổ chức quản lý sử dụng lao động tốt hơn.
Ví dụ: Phân tích sự biến động về số lượng lao động theo tính chất của quá trình lao động (Lao động sản xuất và lao động ngoài sản xuất).
BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG
Chỉ tiêu |
Kế hoạch |
Thực tế |
||
Số lượng |
Tỷ trọng |
Số lượng |
Tỷ trọng |
|
Công nhân viên sản xuất + Công nhân viên trực tiếp + Nhân viên gián tiếp Nhân viên ngoài sản xuất + Nhân viên bán hàng + Nhân viên quản lý doanh nghiệp Tổng cộng |
750 700 50 250 150 100 1000 |
75% 70% 5% 25% 15% 10% 100% |
725 680 45 226 152 74 951 |
76,2% 71,5% 4,7% 23,8% 16% 7,8% 100% |
Từ bảng phân tích cho thấy, tổng số lao động bình quân của doanh nghiệp giảm 49 người so với kế hoạch (951-1.000)
- Xét về mặt kết cấu (tỷ trọng) cho thấy: nhân viên quản lý giảm 2,2% (7,8% - 10%) và nhân viên sản xuất gián tiếp giảm 0,3% (4,7%-5%). Nếu công việc của các loại nhân viên này trên thực tế vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường thì việc giảm này so với kế hoạch được đánh giá là tốt.
Ngược lại, hoạt động sản xuất kinh doanh không đảm bảo thì đánh giá không tốt.
Qua phân tích đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng thời gian lao động, trình độ thành thạo của lao động, tình hình năng suất lao động, thấy rõ khả năng tiềm tàng về lao động, trên cơ sở đó có biện pháp khai thác có hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Th.S Huỳnh Lợi( 2010), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê
2. Th.S Võ Ngàn Thơ(2009), Quản trị dự án đầu tư
3. Nguyễn Tấn Bình (2010), Quản trị tài chính ngắn hạn, Nhà xuất bản Thống kê
4. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – TS Trịnh Văn Sơn, Đào Nguyên Phi-ĐH Huế- 2006
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: