Ths. Nguyễn Thị Tấm
Khoa Kế toán – Trường Đại học Duy Tân
254 Nguyễn Văn Linh – Đà Nẵng
Tổ chức công tác kế toán trong tất cả các loại hình doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến tính hiệu quả, chất lượng của công tác kế toán. Thông qua tổng quan nghiên cứu các tài liệu, tác giả xác định được các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp như:(1) tổ chức bộ máy kế toán,(2) hệ thống chứng từ kế toán, (3)hệ thống tài khoản kế toán,(4) hệ thống sổ sách kế toán,(5) hệ thống báo cáo kế toán, (6) hệ thống kiểm tra kế toán,(7) ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán. Qua nghiên cứu, tác giả mong muốn các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu biết và nhận thức được tầm quan trọng về các nhân tố trên để nâng cao hiệu quả quản lý trong bộ máy kế toán của mình.
Từ khóa: Tổ chức,Kế toán, hiệu quả, các nhân tố ảnh hưởng, bộ máy kế toán
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới đến hiệu quả tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp
Thứ nhất, xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với cơ cấu quản lý của đơn vị
Tổ chức bộ máy kế toán là yếu tố quan trọng trong tổ chức hạch toán kế toán, bộ máy kế toán là do yếu tố quản lý và yếu tố con người tạo ra. Đưa ra được một mô hình với sự phân công công việc trong mô hình một cách hợp lý và phù hợp hơn với thực tế tại các đơn vị. Để làm được điều này cần chọn nhân sự kế toán theo từng vị trí công tác phù hợp với đạo đức, chuyên môn, quy định chế độ tài chính kế toán đồng thời xác định số lượng nhân viên kế toán cho phù hợp để tiết kiệm chi phí.Tổ chức hợp lý bộ máy kế toán với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, xác định mối quan hệ giữa các nhân viên kế toán với nhau, mối quan hệ giữa bộ máy kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị là một trong những nội dung quan trọng và là yếu tố quyết định hoàn toàn tới chất lượng công tác kế toán của một đơn vị.
Thứ hai, tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán là khâu quan trọng, quyết định đến thông tin kế toán. Cần xây dựng hệ thống chứng từ đơn giản, rõ ràng, phù hợp với quy định của chế độ kế toán, bên cạnh đó, các chỉ tiêu phản ánh trong chứng từ phải thể hiện được yêu cầu quản lý nội bộ. Các đơn vị cần lựa chọn những chứng từ kế toán cần thiết, phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Chứng từ kế toán phải bao gồm các nội dung chủ yếu như quy định, chứng từ kế toán có thể thêm các nội dung khác phù hợp với từng loại chứng từ.
Chuẩn hóa và thống nhất hóa trong sử dụng các loại chứng từ, sử dụng các loại chứng từ theo đúng mẫu quy định trong chế độ chứng từ do nhà nước ban hành hoặc có sử dụng các mẫu chứng từ tự in thìphải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, chứng từ kế toán được sử dụng phải phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần phản ánh, nội dung phản ánh trên chứng từ phải phù hợp với bản thân chứng từ. Tại một số đơn vị có những nghiệp vụ kinh tế phát sinh mang tính đặc thù không có mẫu hướng dẫn thì đơn vị cần phải tự lập chứng từ kế toán nhưng phải có đầy đủ nội dung quy định của chứng từ kế toán và thống nhất sử dụng tại các đơn vị.
Quy định trình tự luân chuyển chứng từ một cách hợp lý, khoa học, tránh được sự chồng chéo, ứ đọng. Tất cả các chứng từ kế toán được lập từ trong đơn vị hay từ các đơn vị bên ngoài phải được tập trung vào phòng kế toán và chỉ sau khi kiểm tra xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng ghi sổ kế toán.
Đối với quy trình nhập liệu chứng từ nên hoàn thiện xử lý sai sót. Trên thực tế khi phát hiện sai sót, các kế toán viên thường lọc chứng từ quay về các chứng từ sai sót và thực hiện “sửa/xóa”trực tiếp trên chứng từ, với cách làm như vậy trên các sổ và báo cáo kế toán sửa chữa được in ra không còn dấu vết thông tin đã ghi sai. Có nhiều phương án để điều chỉnh như quy định như ghi bổ sung; cải chính, sử dụng tài khoản trung gian,...
Bên cạnh đó, công tác khử trùng chứng từ kế toán cũng đặt ra một yêu cầu cấp thiết, đơn vị nên phân loại và quy định rõ ràng về cập nhật chứng từ trùng có liên quan bằng phương án phân cấp thứ tự ưu tiên khi xảy ra bút toán trùng lắp liên quan đến các đối tượng kế toán.
Quy định trình tự luân chuyển chứng từ một cách hợp lý, khoa học, tránh được sự chồng chéo, ứ đọng. Tất cả các chứng từ kế toán được lập từ trong đơn vị hay từ các đơn vị bên ngoài phải được tập trung vào phòng kế toán và chỉ sau khi kiểm tra xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng ghi sổ kế toán.
Thứ ba, xây dựng hệ thống tài khoản kế toán
Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán theo hướng đảm bảo tính tích hợp được hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị nhưng phải tuân thủ hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định của Bộ tài chính có khả năng tổng hợp và phân loại thông tin, có khả năng áp dụng trên máy vi tính.
Trong quá trình tổ chức công tác kế toán, việc sử dụng các tài khoản cấp I, cấp II, ngoài việc áp dụng theo đúng chế độ kế toán hiện hành đơn vị cần phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, để xây dựng hệ thống tài khoản kế toán chi tiết phù hợp cho từng đối tượng kế toán chi tiết. Đơn vị có thể bổ sung tài khoản mới hoặc thay đổi nội dung, có thể bỏ bớt các tài khoản khi không cần sử dụng mà không ảnh hưởng đến hệ thống.
Thứ tư, phải coi trọng việc xây dựng, khai thác hệ thống báo cáo nội bộ
Hệ thống báo cáo kế toán là tài liệu quan trọng, thể hiện mọi mặt hoạt động kinh tế, tài chính thông qua các chỉ tiêu mà nó phản ánh. Để tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị thì hệ thống báo cáo tài chính góp một phần không nhỏ. Vì vậy, khi lập hệ thống báo cáo nội bộ phải đảm bảo các yêu cầu sau: các chỉ tiêu phản ánh trong báo cáo nội bộ phải thống nhất với các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán và về phương pháp tính để đảm bảo so sánh được; cung cấp đầy đủ thông tin; số liêu của các chỉ tiêu có liên quan phản ánh trên các báo cáo nội bộ phải thống nhất, đầy đủ, chính xác và trung thực. Mẫu biểu được xây dựng phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị, sao cho đơn giản, thuận tiện khi sử dụng các báo cáo nội bộ này.
Thứ năm, xây dựng hệ thống sổ kế toán.
Hệ thống sổ kế toán phải đảm bảo tuân thủ các quy định của chế độ kế toán và phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị. Cần tổ chức hệ thống sổ kế toán đầy đủ và thực hiện ghi sổ kế toán, ghi chép các tài khoản kế toán,ghi chép nội dung từng chứng từ vào sổ kế toán hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Cần xây dựng các mẫu sổ kế toán thống nhất với hệ thống tài khoản kế toán, đặc biệt hệ thống sổ kế toán cần có sự gắn kết với hệ thống sổ theo dõi theo mục lục ngân sách để có thể cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý tài chính tại đơn vị hành chính sự nghiệp và đồng thời cơ quan quản lý ngân sách có thể sử dụng hệ thống này phục vụ cho việc tổng hợp ngân sách quốc gia.
Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra kế toán của từng đơn vị dự toán
Công tác kiểm tra kế toán nhằm xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán. Thông qua đó để đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị chấp hành chế độ kế toán theođúng Luật kế toán và thực hiện quản lý, điều hành ngân sách theo đúng Luật NSNN và các và các chế độ tài chính hiện hành. Kiểm tra nội bộ có tác dụng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán qua việc hạn chế các sai sót, gian lận.Công tác kiểm tra kế toán không chỉ được tiến hành theođịnh kỳ mà phải làm đột xuất và thường xuyên, đề phòng trường hợp có sai sót hướng dẫn đơn vị điều chỉnh kịp thời.
Cụ thể hóa các quy định về kiểm tra kế toán trên cơ sở luật Kế toán, quy định rõ nội dung cần kiểm tra, kỳ kiểm tra và nên đưa vào quy chế làm việc của các bộ phận có chức năng kiểm tra trong đơn vị như thanh tra nhân dân, thanh tra giáo dục...các nội dung công việc gắn với kiểm tra kế toán. Nên đưa vào nội dung kiểm tra đơn vị cấp dưới là công việc thường kỳ của kế toán đơn vị cấp trên.
Với mỗi nội dung cần có phương pháp kiểm tra phù hợp, kiểm tra chứng từ phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ kế toán thông qua việc xem xét các yếu tố của chứng từ, đối chiếu với tình hình thực tế và các tài liệu có liên quan và đối chiếu với các sổ sách kế toán đảm bảo tính khớp đúng không chỉ đúng về số liệu.Kiểm tra tình hình lập báo cáo kế toán phải xem xét các loại báo cáo kế toán, các mẫu biểu màđơn vị cần lập để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính của đơn vị. Xem xét việc tổng hợp số liệu, tài liệu từ các sổ kế toán vào báo cáo kế toán; kiểm tra tính thống nhất của các chỉ tiêu có liên quan với nhau trong các báo cáo khác nhau.
Thứ bảy, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài chính.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống kế toán có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn ngừa, phát hiện sớm các gian lận và sai sót.Cần phải ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán, cụ thể là việc sử dụng phần mềm kế toán để cập nhật dữ liệu hàng ngày, giúp nhanh chóng có được những thông tin cần thiết cũng như việc tìm kiếm dữ liệu được nhanh và kịp thời.
Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán cần đầu tư vào việc đào tạo những người làm công tác kế toán, sao cho họ có thể sử dụng thành thạo các trang thiết bị, phần mềm kế toán, đảm bảo sự vận dụng là có hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian, tăng độ chính xác đối với công tác kế toán trong đơn vị.
Ngoài ra, đơn vị cũng cần ban hành thống nhất quy chế bảo mật dữ liệu, quy định rõ các tiêu chuẩn của yêu cầu bảo mật dữ liệu trên máy tính. Quy định cụ thể chức năng quyền hạn của người sử dụng đối với dữ liệu trong hệ thống, như chỉ với chức năng quyền hạn nào mới được phép chuyển dữ liệu các mạng cục bộ và từ hệ thống ra bên ngoài... Sử dụng hệ thống sao lưu dữ liệu định kỳ, tránh mất dữ liệu khi có sự cố xảy ra và thiết lập hệ thống phòng chống virus.
2. Kiến nghị
Để thực hiện được các giải pháp nâng cao hiệu quả của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, về phía Nhà nước cũng như các đơn vị cần có một số điều kiện nhất định, cụ thể:
- Đối với Nhà nước:
Nhà nước cần ban hành đầy đủ các chuẩn mực kế toán công nhằm chuẩn hoá công tác kế toán ở các đơn vị theo hướng tự chủ và phù hợp với các chuẩn mực kế toán công quốc tế, khẩn trương xác định và xây dựng mô hình tổng kế toán Nhà nước phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, hoàn thiện hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, giúp các đơn vị chủ động cao hơn nữa trong việc điều hành công việc, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về tài chính, chủ động sắp xếp bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ hợp lý.92
Cần nghiên cứu, cải tiến để đảm bảo tính hợp lý, khả thi, thiết thực và thống nhất của các biểu mẫu chứng từ, sổ kế toán, báo cáokế toán phù hợp với điều kiện phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay. Đồng thời các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu,phân tích đánh giá thực trạng công tác thanh tra giám sát tài chính đối vớiđơn vị sự nghiệp theo định kỳ có công bố rộng rãi, bao gồm việc kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước, thanh tra, kiểm tra tài chính của cơ quan kiểm tra, kiểm toán nhà nước. Trên cơ sở đóđổi mới cơ chế về công tác thanh tra, giám sát tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung. Kiện toàn vàxây dựng hệ thống kho bạc nhà nướctheo mô hình tổng kế toán nhà nước thích hợp để có thể thực hiện tốt chức năng kế toán ngân sách thống nhất.
- Đối với các cơ quan quản lý tài chính và ngân sách, tổng kế toán Nhà nước, Kho bạc: Cần có sự phối hợp trong hướng dẫn và quản lý hệ thống thông tin kế toán, đặc biệt là hỗ trợ việc tích hợp các phần mềm kế toán và quản lý ngân sách giữa đơn vị hành chính sự nghiệp và tổng kế toán nhà nước.
- Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp
Các đơn vị cần nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của tổ chức hạch toán kế toán, nhận thức đầy đủ hơn nữa về vai trò của công tác kế toán trong hoạt động quản lý. Chỉ có thực hiện tốt công tác kế toán thì quản lý tài chính của đơn vị mới phát huy hiệu quả. Trên cơ sở thực tiễn vận dụng các đơn vị cần phải kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện chính sách kế toán của Nhà nước trong mối quan hệ với chính sách tài chính, chính sách thuế và các chính sách kinh tế liên quan khác, đặc biệt cần tuân thủ các quy định trong chế độ kế toán và các văn bản, thông tư hướng dẫn có liên quan.
Các đơn vị cần chủ động phân bổ nguồntài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, giảm sự can thiệp trực tiếp của cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính. Tiếp tục rà soát hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng và tình hình thực tế tại đơn vị.
Đồng thời các đơn vị phải tổ chức trang bị các phương tiện kỹ thuật và ứng dụng tin học vào quá trình hạch toán kế toán để thu thập, xử lý thông tin được đầy đủ, chính xác, kịp thời, cần áp dụng và khai thác tối đa tính năng của các phần mềm kế toán. Các đơn vị phải được trang bị hệ thống phần mềm kế toán hiện đại, có thể kết nối thông tin giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới.
3. Kết luận
Để nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp cần nâng cao chất lượng của nhân sự kế toán và các nhà quản lý, đồng thời cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến kế toán của Nhà nước, cũng như tăng cường hoạt động quản lý, giám sát của Nhà nước về việc tuân thủ pháp luật về kế toán đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp.
----------------------
Tài liệu tham khảo
[1].Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày10/10/2017 của Bộ Tài chính, hứớng dẫn Chế độ kế toán Hành chính sự
[2].Lê Kim Ngọc (2009), “Tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế với việc tăng cƣờng quản lý tài chính ngành y tế Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
[3].Lê Thị Thanh Hƣơng (2012), “Hoàn thiện Tổ chức kế toán trong các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Thương mại;
[4]. Bernardino Benito, Vicente Montesinos, Francisco Bastida (2008) “Critical Perspectives on Accounting”;
[5]. Bruce R.Neumann, James D.Suver, William N.Zelman (1988), “Financial Management, Concepts and Applications for Health Care Providers”,PublisherNational Health;
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: