Đinh Thị Thu Hiền
Tóm tắt
Những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng ổn định, nhất là những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu và chiến lược, đối với những doanh nghiệp đó, việc tuân thủ các mặt hàng sản xuất đòi hỏi rất nghiêm ngặt. Chủng loại hàng sản xuất và số lượng từng loại phải được thực hiện như những chỉ tiêu pháp lệnh. Nội dung phân tích đối với những doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm như vậy là phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng theo chủng loại sản phẩm.
Để đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng trong kỳ của doanh nghiệp, có thể dùng thước đo hiện vật. So sánh số thực tế với số kế hoạch của loại sản phẩm chủ yếu, nếu thấy các loại sản phẩm này đều đạt hay vượt kế hoạch sản xuất sẽ kết luận doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng. Ngược lại, nếu có một loại sản phẩm nào đó không hoàn thành kế hoạch sản xuất thì kết luận doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng.
Từ khoá: mặt hàng chủ yếu, kết cấu sản phẩm…
Để so sánh tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng giữa các kỳ và so sánh giữa các doanh nghiệp khác có cùng đặc điểm sản xuất phải dùng tỷ lệ thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng. Để tính chỉ tiêu đó, phải tính sản lượng bằng thước đo giá trị
Phân tích hình hình sản xuất về mặt hàng chủ yếu thực chất là phân tích mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm sản xuất so với việc đáp ứng nhu cầu thị trường về những sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp làm ra, sản xuất theo đơn đặt hàng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt về số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng.
Khi phân tích tình hình sản xuất mặt hàng chủ yếu hoặc theo đơn đặt hàng cần phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Đối với mặt hàng có giá trị sử dụng khác nhau thì không được lấy phần vượt kế hoạch của mặt hàng này để bù trừ cho mặt hàng khác không đạt kế hoạch.
Gọi Q1k: là khối lượng sản phẩm sản xuất ở thực tế nằm trong giới hạn kế hoạch
+ Nếu khối lượng thực tế > khối lượng kế hoạch, lấy khối lượng kế hoạch
+ Nếu khối lượng thực tế < khối lượng kế hoạch, lấy khối lượng thực tế
Để phân tích tình hình sản xuất về mặt hàng chủ yếu, người ta sử dụng chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất về mặt hàng chủ yếu hoặc theo đơn đặt hàng (Tc).
Nhận xét:
Tc < 100%: Không hoàn thành kế hoạch về mặt hàng chủ yếu
Tc = 100%: Hoàn thành kế hoạch về mặt hàng chủ yếu
Doanh nghiệp cần tìm ra những nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng.
Những nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng:
+ Do không được đảm bảo đầy đủ lao động, thiết bị, nguyên vật liệu theo yêu cầu sản xuất theo mặt hàng.
+ Do tổ chức quản lý chưa tốt, do quan hệ hiệp tác trong sản xuất chưa chặt chẽ (giữa các phân xưởng trong doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau).
+ Do coi nhẹ mặt hàng có giá trị thấp, tốn nhiều thời gian lao động, chỉ chú ý tới những mặt hàng có giá trị cao, ít tốn thời gian lao động, suất lợi nhuận cao.
Ví dụ minh họa: Công ty An Nam có số liệu về sản phẩm là mặt hàng chủ yếu A, B, C. Tiến hành phân tích tỷ lệ % hoàn thành về các mặt hàng chủ yếu như bảng sau:
Sản phẩm |
QK |
Q1 |
Q |
PK |
QKPK |
QPK |
Tc |
A B C |
1.000 3.000 2.500 |
1.200 2.900 2.650 |
1.000 2.900 2.500 |
300 500 700 |
300.000 1.500.000 1.750.000 |
300.000 1.450.000 1.750.000 |
100% 96,67% 100% |
Cộng |
|
|
|
|
3.550.000 |
3.500.000 |
98,59% |
Như vậy, doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng là do mặt hàng B không hoàn thành kế hoạch sản xuất.
Mỗi loại sản phẩm có cấu thành về lao động quá khứ (giá trị vật chất) và lao động sống khác nhau, trong đó chỉ có lao động sống mới thể hiện công sức trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, những giá trị sản phẩm bao gồm lao động sống cộng với lao động quá khứ. Nếu cùng công sức bỏ ra (lao động sống), doanh nghiệp sản xuất tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị lao động quá khứ cao, giảm tỷ trọng sản phẩm có giá trị lao động sống thấp sẽ làm cho giá trị sản xuất công nghiệp tăng và ngược lại. Cả hai trường hợp này đều không phải do kết quả sản xuất mang lại mà do kết cấu các mặt hàng thay đổi.
Do vậy, để đánh giá đúng thực chất kết quả sản xuất của doanh nghiệp thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu.
Để loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu, ta sử dụng thước đo là giờ công định mức (hoặc tiền lương định mức).
Giá trị sản xuất sản phẩm (Gs) = Tổng giờ công định mức sản xuất sản phẩm (Tg) x giá trị sản xuất tính trên một giờ công định mức (gs)
Gs = Tg * gs
- Tổng giờ công định mức sản xuất sản phẩm: phản ánh đích thực kết quả sản xuất về mặt khối lượng thông qua số giờ công định mức mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất sản phẩm; đây là nhân tố chủ quan.
- Giá trị sản xuất sản phẩm tính trên một giờ công định mức: là giá trị được tạo ra trong một giờ lao động, nhân tố này thay đổi sẽ làm cho kết cấu mặt hàng thay đổi; đây là nhân tố khách quan.
Để loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng trong chỉ tiêu giá trị sản xuất người ta sử dụng công thức sau:
Giá trị sản xuất loại trừ kết cấu |
= |
Giá trị sản xuất kỳ gốc |
x |
Tổng giờ công lao động ở kỳ phân tích |
Tổng giờ công lao động ở kỳ gốc |
Hay
Gs1kc |
= |
Gs0 |
x |
Tg1 |
Tg0 |
Ví dụ minh họa: Có tài liệu của một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm như sau:
Sản phẩm |
Số lượng sản phẩm (cái) |
Đơn giá cố định (1.000đ) |
Định mức lao động (giờ/sp) |
|
Kế hoạch |
Thực tế |
|||
A B C |
200 500 300 |
250 400 320 |
40 80 100 |
20 25 30 |
Yêu cầu: Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH SXSP
Sản Phẩm |
Giá trị sản xuất sản phẩm (1.000 đồng) |
Tổng giờ công định mức (giờ) |
Chênh lệch giá trị sản xuất (1.000đ) |
% hoàn thành kế hoạch |
||
Kế hoạch |
Thực tế |
Kế hoạch |
Thực tế |
|||
A B C |
8.000 40.000 30.000 |
10.000 32.000 32.000 |
4.000 12.500 9.000 |
5.000 10.000 9.600 |
+ 2.000 - 8.000 + 2.000 |
125% 80% 106,67% |
Cộng |
78.000 |
74.000 |
25.500 |
24.600 |
- 4.000 |
94,87% |
Từ bảng phân tích thấy rằng, doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm, chỉ đạt 94,87%, sản phẩm A và C đều hoàn thành vượt kế hoạch, sản phẩm B không hoàn thành kế hoạch, chỉ đạt 80%.
Để có sự đánh giá đúng thực chất tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất, ta phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm như sau:
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất sau khi loại trừ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng là:
Việc phân tích chỉ tiêu giá trị sản xuất phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng là cơ sở để đánh giá đúng thực chất các chỉ tiêu chất lượng khác như: năng suất lao động công nhân trực tiếp, hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phạm Văn Dược (2015), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh.
2. Lê Đức Toàn (2011), Giáo trình Quản trị tài chính, Đại học Duy Tân
4. Nguyễn Năng Phúc (2013), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
5. Trương Bá Thanh (2005), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh Tế Đà Nẵng.
6. Nguyễn Ngọc Quang (2013), Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính.
7. Ngô Thế Chi (2009), Giáo trình phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính
8. Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Xây lắp thương mại 2 (ACS) năm 2019
9. Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) năm 2019
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: