Ngoại hối và vấn đề sử dụng ngoại hối của nhà đầu tư nước ngoài
Th.S Nguyễn Khánh Thu Hằng – Đại học Duy Tân
Tóm tắt
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 03/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Bài viết này sẽ tập trung vào ngoại hối và vấn đề sử dụng ngoại hối của nhà đầu tư nước ngoài.
Từ khoá: Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước, Thông tư, …
Ngoại hối là gì
Ngoại hối là một thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện sử dụng trong giao dịch quốc tế bao gồm:
Ngoại tệ: Là đồng tiền nước ngoài hoặc đồng tiền chung của một nhóm nước.
Công cụ thanh toán bằng ngoại tệ, đây là công cụ thanh toán được ghi bằng tiền nước ngoài như: séc, hối phiếu, lệnh phiếu, thẻ ngân hàng, giấy chuyển ngân.
Các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ như: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu
Vàng: Bao gồm vàng thuộc dự trữ của nhà nước, vàng trên tài khoản nước ngoài của người cư trú, vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng.
Đồng tiền quốc gia-bản tệ, đồng tiền quốc gia được xem là ngoại hối nếu đồng tiền đó được sử dụng trong thanh toán quốc tế, hoặc được chuyển vào chuyển ra (xuất nhập khẩu) khỏi quốc gia.
Tiền mã hóa: Là các loại tiền tệ được đảm bảo nhờ sức mạnh xử lý của mạng lưới máy tính toàn cầu thay vì các chính phủ. Ví dụ như Bitcoin, …
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý ngoại hối của NHTW
Theo cách hiểu đơn giản, QLNH là một hệ thống các biện pháp mà Nhà nƣớc sử dụng để kiểm soát các giao dịch bằng ngoại tệ và vàng. Hay nói cách khác, QLNH là hệ thống kiểm soát luồng ngoại hối nhập vào hoặc chuyển ra khỏi một đất nƣớc. Quản lý nhà nƣớc về ngoại hối thể hiện các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động ngoại hối để đạt tới mục tiêu cuối cùng là tạo lập thế cân bằng ổn định cho cán cân thanh toán quốc tế. Trong quản lý kinh tế, các Chính phủ thƣờng ban hành các chính sách nhằm khơi thông hoặc hạn chế luồng ngoại hối nhằm thực hiện chính sách phát triển kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ.
Tóm lại, QLNH là việc nhà nƣớc áp dụng các chính sách, các biện pháp tác động vào quá trình nhập, xuất ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ) và việc sử dụng ngoại hối theo những mục tiêu nhất định.
1.2.2. Mục tiêu quản lý ngoại hối của NHTW
QLNH đóng vai trò quan trọng trong quản lý nhà nƣớc đối với nền kinh tế. Hoạt động QLNH nhằm đạt đƣợc các mục tiêu sau:
Thứ nhất, điều tiết tỷ giá, thực hiện CSTT quốc gia. Thứ hai, bảo tồn Quỹ dự trữ ngoại hối.
Thứ ba, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Thứ tư, đảm bảo tính thanh khoản ngoại hối.
Thứ năm, phối hợp với việc điều hành CSTT và quản lý dự trữ ngoại hối để đảm bảo mục tiêu về lạm phát.
Mục tiêu của chính sách QLNH hiện hành của NHNN Việt Nam là nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, thực thi các mục tiêu của CSTT quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam, thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, thực hiện các cam kết của Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc về ngoại hối. Trong đó, mục tiêu quan trọng và ƣu tiên hàng đầu của QLNH trong giai đoạn hiện nay là tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam..
5
1.2.3. Vai trò quản lý ngoại hối của NHTW
Là bộ máy chuyên quản của hoạt động QLNH, NHTW có nhiệm vụ trọng yếu là hoạch định, điều hành, quản lý và giám sát chính sách tỷ giá, chính sách QLNH nhằm đạt đƣợc các mục tiêu chủ yếu của nền kinh tế nhƣ tăng trƣởng kinh tế, ổn định tiền tệ, ổn định thị trƣờng, giá cả, tạo việc làm cho ngƣời lao động, góp phần ổn định cuộc sống và trật tự xã hội. Thông qua hoạt động QLNH, NHTW cung cấp một cách tốt nhất các điều kiện tiền tệ (mà cụ thể là ngoại hối) cho nền kinh tế, hay nói cách khác là tăng tính hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ tiền tệ trên cả phƣơng diện vĩ mô và vi mô.
NHTW can thiệp vào thị trƣờng ngoại hối để đạt các mục đích vĩ mô nhƣ kiềm chế lạm phát và ổn định thị trƣờng đồng thời theo đuổi các mục đích trực tiếp nhƣ tác động tỷ giá, giảm thiểu biến động tỷ giá, tạo thanh khoản cho thị trƣờng, và tác động dự trữ ngoại hối.
NHNN là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, giám sát hoạt động ngoại hối, thực hiện chức năng QLNH với vai trò là NHTW của Việt Nam. NHNN đƣợc độc lập tƣơng đối trong việc đƣa ra các quyết định quản lý và điều hành hoạt động ngoại hối.
Các trường hợp sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Để hạn chế việc sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, trước đây theoThông tư số 32/2013/TT-NHNN quy định cụ thể các trường hợp sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam đó là:Cơ quan hải quan, công an, bộ đội biên phòng và các cơ quan nhà nước khác tại các cửa khẩu của Việt Nam và kho ngoại quan được phép niêm yết bằng ngoại tệ và thu bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị thực xuất cảnh, phí cung ứng dịch vụ và các loại phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật; người cư trú là tổ chức có tư cách pháp nhân được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản giữa tài khoản của tổ chức đó với tài khoản của đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân và ngược lại; người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài làm việc cho chính tổ chức đó...Người cư trú là doanh nghiệp chế xuất cũng được phép ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu; được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán, nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất khác...
Những bổ sung của Thông tư 03/2019/TT-NHNN
Hiện nay Việt Nam đang tập trung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào cácngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường, công nghệ thông tin và viễn thông, điện tử ở trình độ tiên tiến của thế giới. Việc thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài góp phần tác động thúc đẩy chuyển dịch, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, sản phẩm, dịch vụ; thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập, tăng cường quan hệ đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế. Vì vậy với Thông tư số 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam còn hạn chế các khoản sử dụng ngoại hối của nhà đầu tư nước ngoài nên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 03/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam để bổ sung them các khoản sử dụng ngoại hôi của nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đó, Thông tư 03/2019/TT-NHNN bổ sung quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, cụ thể, đối với người không cư trú thực hiện theo quy định như sau: Từ ngày 13/5/2019, Nhà đầu tư nước ngoài được đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ chuyển khoản khi tham gia đấu giá trong một số trường hợp sau:
Một là, mua cổ phần tại doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hai là, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ba là, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thực hiện thoái vốn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trường hợp trúng đấu giá, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển vốn đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối để thanh toán giá trị mua cổ phần, phần vốn góp. Trường hợp đấu giá không thành công, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài số tiền đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ sau khi đã trừ đi các chi phí phát sinh liên quan (nếu có).
Quy định nêu trên cho phép nhà đầu tư nước ngoài rút ngắn thời gian và tạo thuận lợi khi tham đấu giá, mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa và khi thoái vốn tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không phải thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 16/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 32/2013/TT-NHNN như đối với trường hợp trước đây. Qua đó, góp phần thực hiện kế hoạch sắp xếp cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước theo chủ trương của Chính phủ.
Khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư bằng hình thức mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thì không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà chỉ cần làm thủ tục Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
Kết luận
Như vậy, Khi bổ sung thêm những trường hợp được sử dụng ngoại hối như trên sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thêm vào Việt Nam bằng ngoại hối. Với việc sửa đổi bổ sung quy định Thông tư 32/2013/TT-NHNN sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đấu giá các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, thoái vốn, góp phần thực hiện kế hoạch sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Tài liệu tham khảo
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: