SỬ DỤNG CHỈ TIÊU ROA ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.
Khi đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, các nhà phân tích thường xem xét hai chỉ tiêu là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA – Return on Total Asset) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE – Return on Equity). Về cơ bản, hai chỉ tiêu ROA và ROE càng cao càng tốt, tức là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao.
Từ khóa: ROA, hiệu quả tài chính.
1.Tổng quan về ROA
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi vay hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản.
ROA = Thu nhập ròng / Tổng tài sản
Một số nhà phân tích lấy thu nhập trước lãi suất và thuế và chia cho tổng tài sản:
ROA = EBIT / Tổng tài sản
Là một thước đo thuần túy về hiệu quả của một công ty trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản của mình mà không bị ảnh hưởng bởi các quyết định tài chính quản lý.Có thể thấy ROAcàng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả và các nhà đầu tư hy vọng rằng sẽ cố gắng tăng ROA - để thu được lợi nhuận lớn hơn từ mỗi đô la tài sản theo ý muốn của mình.
Đơn cử trường hợp của công ty A, có tổng tài sản năm 2018 là 150 tỷ VND, tổng tài sản cuối năm là 170 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế năm 2018 là 40 tỷ đồng.Vậy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2014 của công ty là: ROA = 40 / [(150 + 170 )/2] = 0,25 hay 25%, tức là trong năm 2018, trung bình với mỗi đồng vốn đầu tư vào tài sản thì doanh nghiệp A tạo ra 0,25 đồng lợi nhuận sau thuế. Giả sử ROA trung bình ngành 2018 là 20%. Như vậy, ROA của công ty A trong năm 20148 cao hơn các công ty ở mức trung bình của ngành này, cho thấy công ty A khai thác các tài sản của mình một cách hiệu quả, hoặc tần suất sử dụng các tài sản cao tương xứng với tiềm năng sinh lợi của các tài sản mà doanh nghiệp có. Bên cạnh đó, ROA giảm là một dấu hiệu chắc chắn của rắc rối về mặt tài chính, đặc biệt là đối với các công tyđang trong giai đoạntăng trưởng.Sự tăng trưởng về doanh thu kèm theo việc phải đầu tư nhiều vào tài sản, hàng tồn kho, thiết bị sản xuất và cơ sở vật chất. Tuy nhiên nếu doanh thu bị sụt giảm nhu cầu có thể khiến cho khả năng thanh khoản cũng bị sụt giả và kết quả xấu nhất mà doanh nghiệp gặp phải đó là phá sản.
2.Những lưu ý về sử dụng chỉ tiêu ROA trong phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính.
Được biểu thị dưới dạng phần trăm, ROA xác định một tỷ lệ lợi nhuận cần thiết để nhà đầu tư xác định xem đầu tư vào công ty có hợp lý hay không.Được đo lường dựa trên yếu tố phổ biến là chi phí sử dụng vốn,ROA cho biết liệu hiệu suất của công ty có tăng lên hay không.Nói chung, ROA càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi trên tổng tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, cần lưu ý các trường hợp như sau:
Lưu ý thứ nhất, khi so sánh ROA với chi phí sử dụng vốn
Nếu một công ty đang vắt kiệt các khoản đầu tư của mình tài trợ cho các khoản đầu tư đó, thì đó không phải là một dấu hiệu tích cực. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư có thể cân nhắc ROA so với chi phí vốn của công ty để có được lợi nhuận thực hiện theokế hoạch tăng trưởng của công ty. Bằng việc sáp nhập hoặc mua lại, giá trị ROA đạt được sẽ lớn hơn chi phí sử dụng vốn, mặ khac cũng cần so sánh ROA của công ty so với các đối thủ cạnh tranh như thế nào và với mức trung bình của ngànhđể có kết luận đúng đắn.
Lưu ý thứ hai, đối với tài sản thuê hoạt động
Trong trường hợp doanh nghiệp có tài sản thuê hoạt động thì những tài sản này không được tính vào tổng tài sản (không được hạch toán trên Bảng cân đối kế toán), tuy nhiên chúng vẫn có thể tham gia vào quá trình tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, công thức ROA như trên đã bỏ sót tài sản thuê hoạt động ở mẫu số và từ đó “thổi phồng” tỷ lệ sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp. Để điều chỉnh, có thể cộng thêm tài sản thuê hoạt động vào mẫu số để đánh giá khả năng sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp một cách chính xác hơn. Ví dụ Doanh nghiệp A có tổng tài sản bình quân 2018 là 200 tỷ VND. Giả sử trong năm 2018 doanh nghiệp có sử dụng tài sản thuê hoạt động với giá trị bình quân của năm là 50 tỷ VND, khi đó ROA được điều chỉnh có tính đến vai trò của tài sản thuê hoạt động sẽ mang giá trị như sau: ROA (điều chỉnh) = 20 tỷ / (200 tỷ + 50 tỷ) = 0,08 hay 8%, thấp hơn ROA trước điều chỉnh là 10%. Như vậy, nếu tính tới cả vai trò của tài sản thuê hoạt động, thì trong năm 2018, trung bình với mỗi đồng vốn đầu tư vào tài sản, doanh nghiệp chỉ tạo ra 0,08 đồng lợi nhuận sau thuế.
Lưu ý thứ ba, mối liên hệ giữa ROA và ROE
ROA cũng giải quyết một thiếu sót lớn về lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). ROE được cho là chỉ số lợi nhuận được sử dụng rộng rãi nhất, nhưng nhiều nhà đầu tư nhanh chóng nhận ra rằng nó không cho bạn biết nếu một công ty có nợ quá mức hoặc đang sử dụng nợ để thúc đẩy lợi nhuận.Do đó doanh nghiệpcó thể trả lời cho câu hỏi đó bằng cách sử dụng ROA thay thế. Mẫu số ROA - tổng tài sản - bao gồm các khoản nợ như nợ đi vay và nợ phải trả. Do đó, nợ càng thấp, ROA càng cao.
3.Kết luận
ROA cung cấp cho các nhà đầu tư một bức tranh đáng tin cậy về khả năng quản lý để thu lợi nhuận từ các tài sản và dự án mà họ chọn đầu tư. Số liệu này cũng cung cấp cái nhìn tốt về tỷ suất lợi nhuận ròng và doanh thutạo ra từ việc đầu tư cho tài sản, hai yếu cơ co bản bản đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp. ROA làm cho công việc phân tích cơ bản dễ dàng hơn, giúp các nhà đầu tư nhận ra các cơ hội tốt và giảm thiểu khả năng gây ra những rủi ro bất ngờ trong quá trình đầu tư.
Tài liệu tham khảo:
2.https://unitrain.edu.vn/debt-vs-liability/, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2019.
3. Phân tích báo cáo tài chính, Trung tâm đào tạo từ xa, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: