VAI TRÒ VÀ QUYỀN HẠN CỦA KIỂM TOÁN VIÊN NỘI BỘ
Nguyễn Thị Khánh Vân – Khoa Kế toán – Đại học Duy Tân
Sự phức tạp ngày càng tăng của các giao dịch kinh doanh, cùng với môi trường pháp lý nhiều biến động đã hướng sự chú ý vào chức năng kiểm toán nội bộ. Có thể cho rằng, các kiểm toán viên đang đấu tranh để duy trì vị thế và mục đích của họ khi các tổ chức mà họ phục vụ trải qua những thay đổi mạnh mẽ. Nói chung, vai trò cơ bản của kiểm toán viên nội bộ là hỗ trợ tất cả các thành viên của nhóm quản lý cũng như các giám đốc bằng cách cung cấp cho họ những phân tích, đánh giá, khuyến nghị và nhận xét thích hợp liên quan đến các hoạt động đã được soát xét. Vai trò của kiểm toán viên nội bộ không ngừng phát triển, trải dài từ việc xem xét quản trị, rủi ro và kiểm soát, đến trở thành chuyên gia tư vấn nội bộ về mua bán và sáp nhập (Bartsiota và Marks, 2008; Ernst and Young, 2008; Harish, 2008; KPMG, 2007; PWC, 2008; Russell, 2007). Trong nhiều tổ chức, kiểm toán viên nội bộ đánh giá một cách độc lập hiệu quả của quản lý và hỗ trợ cho hoạt động quản lý của đơn vị. Trong khi đảm nhận các vai trò khác nhau, kiểm toán viên nội bộ phải đối mặt với các vấn đề về sự mơ hồ về vai trò và quyền hạn của chính mình trong tổ chức.
Theo Jackson và Schuler (1985), sự mơ hồ về vai trò có mối quan hệ tiêu cực với quyền tự chủ, thời hạn công việc và hiệu suất công việc. Sự mơ hồ về vai trò cũng có liên quan tiêu cực đến hiệu quả công việc của kiểm toán viên (Rebele và Michaels, 1990; Viator, 2001a, 2001b). Khi sự mơ hồ về vai trò chưa được giải quyết, kiểm toán viên nội bộ có thể phải đối mặt với những nỗ lực của các nhóm lợi ích khác nhau trong tổ chức nhằm gây áp lực buộc họ phải thực hiện một số nhiệm vụ phù hợp với vai trò cốt lõi của họ (Greenspan và cộng sự, 1994).
Để thực hiện vai trò của mình một cách hiệu quả, kiểm toán viên nội bộ cần độc lập với ban giám đốc và được phép đánh giá không hạn chế về các hoạt động quản lý và nhân sự. Điều này có thể đạt được bằng cách kiểm toán viên nội bộ có thẩm quyền phù hợp. Mặc dù Nghị định 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ đã qui định rõ quyền hạn của người làm công tác kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiêp. Trong khi thực hiện kiểm toán, họ có quyền độc lập trong việc nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán. Kiểm toán viên nội bộ có quyền yêu cầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu, thông tin có liên quan đến nội dung kiểm toán. Họ được quyền bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán trong phạm vi được phân công. Ngoài ra, họ được thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị. Tuy nhiện, thực tế hiện nay, quyền hạn của kiểm toán viên nội được qui định trong quy chế kiểm toán nội bộ tại đơn vị. trong khi, quy chế kiểm toán nội bộ tại đơn vị có thể được xây dựng dựa trên bối cảnh thực tế của tổ chức của họ (IIA, 2009). Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên nội bộ đảm nhận các vai trò khác nhau, từ các chức năng cơ bản đến các nhiệm vụ phức tạp hơn. Kiểm toán viên nội bộ đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát. Do vị trí và quyền hạn của họ trong cơ cấu tổ chức, kiểm toán viên nội bộ thường đóng vai trò giám sát quan trọng (COSO, 2003). Do đó, mức độ tham gia vào các nhiệm vụ khác nhau do các vai trò khác nhau có thể được bổ sung bởi thẩm quyền mà họ có trong tổ chức. Các nghiên cứu trước cho thấy Ban Giám đốc có nhiều khả năng tuân thủ các khuyến nghị của kiểm toán viên nội bộ hơn nếu kiểm toán viên nội bộ có nhiều thẩm quyền. Thẩm quyền có thể đạt được theo một số cách: thông qua sự tồn tại của điều lệ kiểm toán, quyền lực của ủy ban kiểm toán, uy tín của hiệp hội nghề nghiệp hoặc thông qua các chính sách khác cho phép kiểm toán viên nội bộ tiếp cận trực tiếp với cấp quản lý cao nhất bên trong hoặc bên ngoài một tổ chức (Burns và cộng sự, 1994).
Vì vậy, mối quan tâm đã được đặt ra về mức độ quyền hạn thực sự của kiểm toán viên nội bộ và vai trò cốt lõi của họ khi được các bên có lien quan trong và ngoài tổ chức xem xét.
Tài liệu tham khảo
Chính phủ (2019), Nghị định 05/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 1 năm 2019
Bartsiota, G. and Marks, N. (2008). Governance Perspective: An Expanding Roles. The Internal Auditor, Apri
Ernst and Young. (2008). Escalating The Role Of Internal Audit. Ernst and Young Global Limited. www.ey.com/businessrisk. pg. 34
Institute of Internal Auditor (IIA). (2003). Simply good business. Tone at the Top19(2)
Institute of Internal Auditor (IIA)(2009), International Professional Practice Framework, Florida
KPMG. (2007). The Evolving Role of Internal Auditor. Value Creation and
Preservation from internal auditor perspective. Audit Tax Advisory
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: