ThS. Dương Thị Thanh Hiền
1. Kế toán quản trị chi phí môi trường
Môi trường được coi là vấn đề cốt lõi trong phát triển bền vững. Kế toán bền vững trở thành mục tiêu chính của các tổ chức thông qua phát triển hệ thống kế toán truyền thống, bao gồm việc phát triển kế toán quản trị (KTQT), trong đó bao gồm kế toán quản trị môi trường (KTQTMT) (Schaltegger và cộng sự, 2006).
Môi trường đang trở thành vấn đề thời sự có tính chất toàn cầu. Theo Ủy ban Liên hợp quốc về phát triển bền vững (UNDSD, 2011), Kế toán quản trị (KTQT) môi trường là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng hai loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ. Thông tin vật chất về việc sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải) và thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường.
Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IAFC, 2015), KTQT môi trường là quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và thực hiện hệ thống kế toán và hoạt động thực tiễn phù hợp có liên quan đến vấn đề môi trường. KTQT chi phí môi trường bao gồm công tác KTQT và công tác quản lý môi trường. Dưới góc độ công tác KTQT, chi phí môi trường là: tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm… Dưới góc độ quản lý môi trường là: chi phí để xử lý, ngăn ngừa, tiêu hủy, lập kế hoạch, kiểm soát, thay đổi, hành động và khắc phục những thiệt hại…
KTQT chi phí môi trường trong các DN gồm các nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, nhận diện và phân loại chi phí môi trường.
Đây là bước đầu tiên trong quá trình kiểm soát để quản lý chi phí môi trường, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn trong tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong DN.
Thứ hai, xây dựng định mức và lập dự toán chi phí môi trường.
Để phục vụ cho chức năng lập kế hoạch và kiểm soát chi phí môi trường trong DN, nhà quản trị cần tiến hành xây dựng định mức và lập dự toán chi phí môi trường cho DN. Công việc này đòi hỏi sự phối hợp hoạt động của nhiều bộ phận, phòng ban trong DN và cũng là một công cụ khuyến khích hoạt động môi trường có hiệu quả từ các bộ phận trong DN.
Thứ ba, xác định kế toán chi phí môi trường.
Là quá trình kế toán tập hợp các chi phí môi trường trực tiếp và phân bổ các chi phí môi trường gián tiếp cho các đối tượng chịu chi phí. Xác định đúng chi phí môi trường cho đối tượng chịu chi phí có vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả hoạt động môi trường và kiểm soát chi phí môi trường của DN.
Thứ tư, phân tích và cung cấp thông tin chi phí môi trường.
Chi phí môi trường là một trong nhiều loại chi phí phát sinh mà DN phải chấp nhận và chi trả khi thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng…
2. Lợi lích của Kế toán quản trị chi phí môi trường
Cải thiện hạn chế của kế toán quản trị truyền thống trong cung cấp thông tin chi phí môi trường, hỗ trợ quá trình ra quyết định
Để đưa ra các quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh như quyết định lựa chọn dự án đầu tư, quyết định sử dụng loại nguyên liệu hay dây chuyền, công nghệ ảnh chi nhí của các di sản xuất hiệu quả thì nhà quản trị cần đầy đủ thông tin về lợi ích, chi phí của án, công nghệ hay loại nguyên liệu đó, bao gồm cả thông tin chi phí môi trường. Tuy nhiên kế toán quản trị truyền thống không xem xét vấn đề môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc có xem xét thì cũng chưa đầy đủ nên thông tin cung cấp cho nhà quản trị chưa đầy đủ và dẫn đến các quyết định thiếu chính xác. Thông thường kế toán quản trị và kế toán môi trường truyền thống chỉ nhận diện được các chi phí môi trường hiện hữu và là chi phí “cuối đường ống” . như chi phí xử lý chất thải, nước thải, khí thải và các khoản phí, lệ phí hay các khoản tiền phạt do phi phạm quy định về bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp phải chịu không nhận diện được các chi phí môi trường khác như chi phí phòng ngừa và quản lý môi trường và đặc biệt là chi phí của đầu ra phi sản phẩm (IFAC,2005; UNDSD, 2001.....) dẫn đến chí phí môi trường không được cung cấp đầy đủ và chính xác. Hơn nữa, hầu hết chi phí môi trường được nhận diện đang bị ẩn trong các tài khoản chung và không được theo dõi chi tiết, sau đó được phân bố cho các đối tượng chịu chi phí theo phương pháp phân bổ truyền thống. Thậm chí, một số loại chi phí môi trường còn được khi nhận sai khoản mục chi phí, dẫn đến xác định sai giá thành và cung cấp thông tinh chưa chính xác.
Nâng cao uy tín, hình ảnh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Thực hiện tốt quản trị chi phí môi trường giúp nhà quản trị doanh nghiệp có đầy đủ thông tin, đặc biệt thông tin về phạm vu và quy mô phát sinh chi phí, từ đó có các biện pháp kiểm soát chi phí và giá thành sản phẩm. Điều này tạp nên lợi thế cho doanh nghiệp về chi phí sản xuát và giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, Kế toán quản trị chi phí môi trường còn cung cấp các thông tin liên quan đến môi trường cho các tổ chức quan tâm. Từ đó, giúp uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp được cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh khách hàng và xã hội ngày càng quan tâm nhiều hơn về vấn đề môi trường của các doanh nghiệp sản xuất. có
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Nga (2017), Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Phạm Đức Hiếu (2010), Nghiên cứu giải pháp áp dụng kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
3. Ngô Thị Hoài Nam (2017), Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Đại học Thương mại.
4. Hoàng Thị Bích Ngọc (2017), Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp chế biến dầu khí thuộc Tập đoàn chế biến dầu khí thuộc tập đoàn dầu khi quốc gia Việt Nam; Luận án tiến sĩ, Đại học Thương mại.
5. Nguyễn Đăng Học (2022). Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
6. Schaltegger, S., Bennett, M., & Burritt, R. (2006). Sustainability accounting and reporting: development, linkages and reflection. An introduction (pp. 1-33). Springer Netherlands.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: