ThS. Nguyễn Thị Hồng Sương
Để nâng cao hiệu quả quản trị, giúp các DN có thể đứng vững và thắng thế trong cạnh tranh, các nhà quản trị cần phải được trang bị các kiến thức quản trị hiện đại ngang tầm quốc tế cùng với sự hỗ trợ hữu hiệu hệ thống thông tin hỗ trợ quản trị nói chung và thông tin KTQT nói riêng để cung cấp thông tin phù hợp, kịp thời phục vụ cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định. Các kỳ thuật KTQT gồm: Kỹ thuật hỗ trợ cho việc ra quyết định, cho hạch toán chi phí, thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động, các loại dự toán, KTQT chiến lược. Tuy nhiên, bài viết chỉ tìm hiểu về kỹ thuật hỗ trợ cho việc ra quyết định trong các DN.
- Theo CIMA (2013) định nghĩa: các kỹ thuật KTQT là những phương pháp, quy trình hoặc thước đo được nhân viên KTQT áp dụng đểthu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các nhà quản trị DN.
- Theo tác giả Armitage định nghĩa các kỹ thuật KTQT liên quan đến nhiều loại kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin (như lập dự toán, đo lường hiệu quả), hệ thống (ví dụ, hệ thống hạch toán chi phí) và các phương pháp tiếp cận phân tích được tổ chức sử dụng cho mục đích lập kế hoạch và kiểm soát.
- Theo tác giả Wickramasinghe và Alawattage ra định nghĩa: KTQT là một thực hành đơn nhất và phổ quát, không phụ thuộc vào thời gian và không gian mà nó hoạt động. Nói cách khác, KTQT là một tập hợp các chức năng cụ thể dựa trên các kỹ thuật được phát triển từ lý thuyết và thực tiễn. Dưới góc nhìn khác theo quan điểm quản lý – kỹ thuật, các tác giả này cho rằng: KTQT là một tập hợp các kỹ thuật khác nhau được sử dụng đểcung cấp thông tin cho việc ra quyết định như tính giá thành sản phẩm, lập dự toán, phân tích chênh lệch, phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận, v.v...
Trong mỗi nội dung trên KTQT sử dụng các phương pháp khác nhau để thu thập, xử lý thông tin phục vụ nhu cầu ra quyết định. Theo Chenhall & Langfield- Smith, các thực hành KTQT (Managerial Accounting Practices) đã phát triển qua các giai đoạn khác nhau và được chia thành 2 nhóm là các thực hành KTQT truyền thống và nhóm các thực hành KTQT hiện đại (Chenhall, 1998). Trong nghiên cứu của mình, Chenhall & Langfield-Smith liệt kê 42 kỹ thuật/thực hành KTQT được chia thành 5 nhóm (lập kế hoạch dài hạn, lập dự toán, tính giá thành sản phẩm, đánh giá hoạt động và hỗ trợ ra quyết định) để đánh giá tình trạng áp dụng của chúng trong các DN.
- Joshi (2001) sử dụng danh sách 42 kỹ thuật như của Chenhall đồng thời bổ sung thêm 3 kỹ thuật cho nghiên cứu của mình để nghiên cứu mức độ ứng dụng của các kỹ thuật KTQT trong các DN Ấn Độ. Các kỹ thuật được Joshi (2001) bổ sung thêm là chi phí chuẩn, lập dự toán không dựa vào quá khứ và hạch toán chi phí ngược (back flush costing).
Dựa trên 42 kỹ thuật nghiên cứu được Chenhall & Langfield-Smith (1998) sử dụng, Hyvonen, (2005) bổ sung thêm 3 kỹ thuật KTQT cho nghiên cứu của mình. Các kỹ thuật được Hyvonen (2005) bổ sung gồm: Đánh giá hoạt động theo quá trình sản xuất, lập dự toán để đánh giá hoạt động của NQT và các thước đo dự toán vốn như ROI, NPV, IRR.
Thứ nhất, Phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận (phân tích CVP)
Kỹ thuật sử dụng thông tin về mối quan hệ giữa định phí, biến phí với giá bán, sản lượng bán và lợi nhuận để ra quyết định ngắn hạn. Kỹ thuật này đã được các DN áp dụng từ lâu.
Theo phương pháp phân tích CVP, việc thay đổi một trong các yếu tố biến phí, định phí, giá bán sẽ tác động đến khối lượng bán, doanh thu và cuối cùng là lợi nhuận. Trong ngắn hạn, sự thay đổi các yếu tố chi phí sẽ được chấp nhận về mặt tài chính nếu làm cho lợi nhuận tăng lên. Tuy nhiên, trong dài hạn cần xem xét tác động của sự thay đổi các yếu tố chi phí đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh, v.v... .
Thứ hai, Phân tích hòa vốn
Phân tích hòa vốn là kỹ thuật sử dụng thông tin biến phí và định phí để tính điểm hòa vốn theo sản lượng hoặc theo doanh thu. Điểm hòa vốn có thể được xác định bằng phương trình, bằng đồ thị hoặc theo phương pháp lãi góp. Sử dụng phương trình để xác điểm hòa vốn được thực hiện như sau:
Gọi UVC là biến phi đơn vị, tổng định phí là FC, giá bán là P, sản lượng hòa vốn là Q0 ta có phương trình: Q0.P – Q0.UVC – FC = 0
X0.(P - UVC) = FC ==> Q0 = FC/(P - UVC)
Tương tự như phương pháp xác định điểm hòa vốn bằng phương trình, phương pháp số dư đảm phí theo công thức:
Số dư đảm phí đơn vị= giá bán đơn vị - Biến phí đơn vị
Sản lượng hòa vốn = Tổng định phí (FC)/Số dư đảm phí đơn vị
Q0 = FC/UCM
Thứ ba,Phân tích lợi nhuận khách hàng (Customer profitability analysis)
Đây là kỹ thuật được phát triển từ hạch toán chi phí theo hoạt động (ABC) áp dụng cho đối tượng hạch toán là từng khách hàng. Các chi phí và doanh thu sẽ được hạch toán theo từng khách hàng để từ đó xác định lợi nhuận mà mỗi khách hàng đem lại. Từ kết quả phân tích lợi nhuận khách hàng, DN sẽ đưa ra các quyết định liên quan đến thay đổi các điều khoản giao hàng cho khách hàng hoặc chấm dứt hợp đồng với những khách hàng không đem lại lợi nhuận và cuối cùng là làm tăng lợi nhuận của DN. Kỹ thuật này chỉ nên áp dụng nếu đem lại lợi ích lớn hơn so với chi phí chi ra để thực hiện phân tích lợi nhuận khách hàng.
Thú tư, Phân tích lợi nhuận sản phẩm (Product profitability analysis):
Là kỹ thuật sử dụng để đo lường lợi nhuận do một dòng sản phẩm đem lại trong cả vòng đời của nó. Để xác định lợi nhuận sản phẩm, cần thiết phải xác định doanh thu và chi phí của mỗi dòng sản phẩm. Ba phương pháp phổ biến thường được áp dụng để đo lường chi phí sản xuất là tính giá thành theo chi phí đầy đủ, tính giá thành theo chi phí đầy đủ và hạch toán chi phí theo hoạt động. Mỗi phương pháp phân bổ chi phí cho mỗi dòng sản phẩm theo một cách khác nhau và cho kết quảkhác nhau. DN cần phải lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp để có thể xác định đúng lợi nhuận của mỗi dòng sản phẩm.
Cả hai kỹ thuật phân tích lợi nhuận sản phẩm và lợi nhuận khách hàng đều có liên quan chặt chẽ với hạch toán chi phí theo hoạt động. Tuy nhiên, hạch toán chi phí truyền thống vẫn có thể được sử dụng để phân bổ chi phí cho các đối tượng hạch toán chi phí là sản phẩm hoặc khách hàng.
Thứ năm, Phân tích chi phí nhà cung cấp (Supplier cost analysis)
Là kỹ thuật được sử dụng để đo lường và phân tích chi phí của từng nhà cung cấp thông qua các chi phí như giá mua vật liệu, hàng hóa, các chi phí phát sinh do nhà cung cấp giao hàng chậm (chi phí làm ngoài giờ, tiền phạt vi phạm hợp đồng, v.v...) hoặc hàng hóa kém chất lượng (chi phí sửa chữa, sản phẩm bị trả lại, mất khách hàng, v.v...). Kỹ thuật này có mối quan hệ chặt chẽ với kỹ thuật hạch toán chi phí theo hoạt động. Trong trường hợp các chi phí chung lớn, liên quanđến nhiều hoạt động, nhiều nhà cung cấp, kỹ thuật hạch toán chi phí theo hoạt động được sử dụng để phân bổchi phí chung cho từng đối tượng hạch toán chi phí là nhà cung cấp. Phân tích chi phí nhà cung cấp cũng là một phần của phân tích chuỗi giá trị liên quan đến phân tích mối quan hệ của DN với bên ngoài để khai thác lợi thế cạnh tranh (Mowen, 2009).
Thời gian hoàn vốn (Payback Period – PBP)
Là kỹ thuật thời gian cần thiết để hoàn vốn đầu tư từ dòng tiền thuần tạo ra hàng năm của khoản đầu tư. Trong trường hợp dòng tiền ròng đều đặn hàng năm, thời gian hoàn vốn đầu tư được tính như sau:
Thời gian hoàn vốn = Vốn đầu tư/dòng tiền ròng hàng năm
Trường hợp dòng tiền ròng hàng năm không đều nhau, số vốn đầu tư còn phải thu hồi sẽ được tính bằng vốn đầu tư phải thu hồi đầu năm trừ đi dòng tiền ròng trong năm. Nhà quản trị dựa vào thời gian hoàn vốn theo yêu cầu và thời gian hoàn vốn để quyết định có thực hiện dựán hay không. Gọi t là thời gian hoàn vốn theo yêu cầu.
Nếu PBP > t: dự án bị loại,
Nếu PBP = t: tùy thuộc vào mức độ quan trọng của dự án để quyết định
Nếu PBP < t: dự án sẽ được lực chọn nếu là độc lập, nếu có nhiều dự án khác nhau thì dự án nào có thời gian hoàn vốn ngắn nhất sẽ được lựa chọn.
Ngoài ra còn có giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) giúp cho DN rất nhiều trong việc phân tích và ra quyết định.
KẾT LUẬN
Kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định là một trong những kỹ thuật KTQT rất hữu cho nhà quản trị DN, với mong muốn nghiên cứu tình hình áp dụng kỹ thuật KTQT trong các DN.Từ đó đưa ra các kỹ thuật cần thiết góp phần thúc đẩy sự phát triển của KTQT trong các DN, giúp DN phát hiện ra các cơ hội cải tiến, đột phá nhằm đem lại sự thành công & phát triển bền vững ở hiện tại và tương lai trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdel-Kader, M., & Luther, R. (2006), “Management accounting practices in the British food and drinks industry”, British Food Journal, 108(5): 336 - 357.
2. Ahmad.K (2012), The use of Management accounting practices in Malaysian SMEs, Doctor of Philosophy in Accounting, University of Exeter, United Kingdom.
3. Đỗ Thị Hương Thanh (2019), “nghiên cứu sử dụng các phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: