Cân bằng tài chính được đánh giá bằng sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn, xét trong mối quan hệ giữa tính tự chủ về mặt tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ cũng có nghĩa là xem xét tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm nguồn tài trợ. Phân tích cân bằng tài chính
Căn cứ vào thời gian sử dụng khi phân tích có thể chia ra làm 2 phần sau:
- Phân tích cân bằng tài chính giữa tài sản dài hạn và nguồn vốn thường xuyên
- Phân tích cân bằng tài chính giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn tạm thời.
Tài sản dài hạn |
+ |
Tài sản ngắn hạn |
= |
Nguồn vốn thường xuyên |
+ |
Nguồn vốn tạm thời |
Cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức:
Đẳng thức cơ bản cho thấy: Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hoạt động kinh doanh, tổng tài sản của doanh nghiệp luôn luôn bằng VCSH và nợ phải trả (hay bằng tổng nguồn vốn). Mối quan hệ cân đối này tạo nên cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Như vậy, cân bằng tài chính là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn hình thành tài sản, phản ánh mức độ an toàn hay ổn định của nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp
Phân tích cân bằng tài chính giúp cho những người sử dụng thông tin biết được mức độ đáp ứng vốn cho nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, biết được sự ổn định, bền vững, cân đối và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn cũng như những nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Qua đó, có những có những giải pháp tài chính thích hợp để bảo đảm cho doanh nghiệp luôn có đủ khả năng đáp ứng tài sản cho nhu cầu kinh doanh, tránh cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán hay lâm vào tình trạng phá sản. Việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn để tiến hành các hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư là điều kiện tiên quyết để bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và có hiệu quả
Cân bằng tài chính doanh nghiệp thể hiện qua 3 nội dung chính:
- Cân bằng dài hạn: Cân bằng giữa nguồn vốn thường xuyên với tài sản dài hạn
- Cân bằng ngắn hạn: Cân bằng giữa nguồn vốn tạm thời với tài sản ngắn hạn
Phân tích cân bằng tài chính doanh nghiệp
· Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSNH tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Vốn lưu động ròng là số vốn tối thiểu, cần thiết đảm bảo cho DN dự trữ các loại TSNH nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động cơ bản của DN.
Có 2 cách tính vốn lưu động ròng:
- Vốn lưu động ròng trong dài hạn là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và giá trị tài sản dài hạn.
|
- Vốn lưu động ròng trong ngắn hạn là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn tạm thời.
|
Trong 2 công thức trên phản ánh cân bằng tài chính của doanh nghiêp trong các trường hợp khác nhau cũng như tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn.
Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn:
Để phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn, sử dụng chỉ tiêu về Vốn lưu động ròng trong dài hạn. Với việc xác định như trên, chỉ tiêu vốn lưu động ròng có thể nhận các giá trị < 0 hay 0. Cụ thể:
- Trường hợp vốn lưu động ròng < 0: Khi số tài sản dài hạn > nguồn vốn thường xuyên hay nguồn vốn tạm thời > tài sản ngắn hạn. Khi đó, nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên phần thiếu hụt doanh nghiệp phải sử dụng một phần nợ ngắn hạn để bù đắp. Do vậy cân bằng tài chính xảy ra trong trường hợp này đặt doanh nghiệp vào tình trạng chịu áp lực nặng nề về thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán mất cân bằng. Trường hợp này, cân bằng tài chính ở trong tình trạng cân bằng xấu”. Khi vốn lưu động ròng càng nhỏ hơn 0 doanh nghiệp càng khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và nguy cơ phá sản có thể xảy ra.
- Trường hợp vốn lưu động ròng = 0: Xảy ra khi số tài sản dài hạn = nguồn vốn thường xuyên hay tài sản ngắn hạn = nguồn vốn tạm thời. Khi đó, nguồn vốn thường xuyên vừa đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên doanh nghiệp không phải dùng nợ ngắn hạn để bù đắp. Vì thế, cân bằng tài chính trong trường hợp này đã tương đối bền vững.
- Trường hợp vốn lưu động ròng > 0: Xảy ra khi số tài sản dài hạn < nguồn vốn thường xuyên hay nguồn vốn tạm thời < số tài sản dài hạn. Khi đó, nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp không những được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Vì thế cân bằng tài chính trong trường hợp này ở tình trạng “cân bằng tốt” an toàn và bền vững. Doanh nghiệp muốn hoạt động không bị gián đoạn thì nhất thiết phải duy trì một mức vốn lưu động ròng hợp lý để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dự trữ hàng tồn kho. Vốn lưu động ròng càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao.
Để có căn cứ đánh giá tính ổn định và bền vững của cân bằng tài chính, khi phân tích các nhà phân tích cần thiết phải xem xét sự biến động của vốn lưu động ròng trong nhiều năm liên tục. Điều này vừa khắc phục được những sai lệch về số liệu do tính thời vụ hay tính chu kỳ trong kinh doanh của doanh nghiệp.
· Ngân quỹ ròng và phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn
Nhu cầu vốn lưu động ròng là số vốn cần thiết mà doanh nghiệp phải ứng ra để hình thành một mức dự trữ hàng tồn kho nhất định và các khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng tín dụng của nhà cung cấp và các khoản chiếm dụng đương nhiên khác như nợ thuế NSNN, nợ lương CBCNV, nợ khác.
Các yếu tố thuộc vốn lưu động có mối liên hệ với chu kỳ họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, số dư các khoản phải thu khách hàng có mối quan hệ tuyến tính với doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Khi doanh số của đơn vị càng tăng thì số dư các khoản khoản phải thu khách hàng cũng gia tăng và ngược lại. Ở những đơn vị mà họat động tín dụng bán hàng là yếu tố thúc đẩy tiêu thụ thì mối quan hệ này càng thể hiện rõ. Cũng trong chu trình đó, họat động tiêu thụ gia tăng làm tăng dự trữ tồn kho ở doanh nghiệp và họat động cung ứng đến lượt nó sẽ làm tăng các khoản nợ và tín dụng từ nhà cung cấp. Do những nhân tố trên tác động qua lại lẫn nhau nên trong chu kỳ kinh doanh sẽ phát sinh nhu cầu về dự trữ hàng tồn kho, các khoản phải thu, nhưng đồng thời những tài sản này cũng được tài trợ một phần bởi các khoản nợ. Vì thế, nhu cầu về vốn lưu động ròng được xác định như sau:
Nhu cầu VLDR |
= |
Hàng tồn kho |
+ |
Khoản phải thu KH ngắn hạn |
+ |
Tài sản ngắn hạn khác |
- |
Nợ ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn) |
Qua những phân tích trên, chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động ròng thể hiện nhu cầu tài trợ ngắn hạn. Do vậy, phân tích cân bằng tài chính cần xem xét mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng với nhu cầu vốn lưu động ròng.
Có các trường hợp sau:
Nếu vốn lưu động ròng lớn hơn nhu cầu vốn lưu động ròng: phần chêch lệch là các khoản vốn bằng tiền còn lại sau khi đã bù đắp các khoản vay ngắn hạn. Nhiều nhà phân tích còn gọi số chênh lệch này với thuật ngữ là ngân quỹ ròng.
Khoản ngân qũy ròng dương thể hiện một cân bằng tài chính an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng. Ở một góc độ khác, doanh nghiệp không gặp tình trạng khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao để sinh lời.
- Nếu vốn lưu động ròng bằng nhu cầu vốn lưu động ròng, hay ngân quỹ ròng bằng 0: điều này có nghĩa vốn lưu động ròng vừa đủ để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng. Cân bằng tài chính kém bền vững hơn so với trường hợp trên.
- Nếu vốn lưu động ròng nhỏ hơn nhu cầu vốn lưu động ròng, hay ngân quỹ ròng là một số âm. Điều này có nghĩa vốn lưu động ròng không đủ để tài trợ nhu cầu vốn lưu động và doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó và tài trợ một phần TSCĐ khi vốn lưu động ròng âm. Cân bằng tài chính được xem là kém an toàn và bất lợi đối với doanh nghiệp.
Để tiến hành phân tích cân bằng tài chính, có thể đánh giá nhận xét thông qua bảng biểu sau:
Bảng Phân tích cân bằng tài chính
Stt |
Chỉ tiêu |
Đầu năm |
Cuối năm |
1 |
Hàng tồn kho |
|
|
2 |
Khoản phải thu khách hàng |
|
|
3 |
Nợ ngắn hạn không kể vay ngân hàng |
|
|
4 |
Tài sản dài hạn |
|
|
6 |
Nguồn vốn thường xuyên |
|
|
7 |
Vốn lưu động ròng |
|
|
8 |
Nhu cầu vốn lưu động ròng |
|
|
9 |
Ngân quỹ ròng |
|
|
· Thực hành phân tích cân bằng tài chính qua tình huống
Công ty ACS đánh giá về cân bằng tài chính qua 2 năm 2018 và 2019 cụ thể như sau:
Bảng 3.8: Phân tích cân bằng tài chính của ACS
Đvt: tỷ đồng
Stt |
Chỉ tiêu |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
1 |
Hàng tồn kho |
97,876 |
531,317 |
2 |
Khoản phải thu khách hàng |
98,211 |
97,001 |
3 |
Nợ ngắn hạn không kể vay ngân hàng |
280,755 |
755,104 |
4 |
Tài sản ngắn hạn khác |
44.524 |
79.766 |
5 |
Tài sản dài hạn |
360,765 |
55,728 |
6 |
Nguồn vốn thường xuyên |
403,119 |
59,425 |
7 |
Vốn lưu động ròng |
42,354 |
3,697 |
8 |
Nhu cầu vốn lưu động ròng |
21,102 |
2,615 |
9 |
Ngân quỹ ròng |
21,252 |
1,082 |
Đối với cân bằng tài chính trong dài hạn: Vốn lưu động ròng qua 2 năm đều lớn hơn 0, chứng tỏ nguồn vốn thường xuyên đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, hoạt động kinh doanh được liên tục, tạo nhiều thuận lợi để gia tăng phần lợi ích kinh tế của công ty
Đối với cân bằng tài chính trong ngắn hạn: Do nhu cầu sử dụng vốn lưu động ròng trong ngắn hạn ít hơn lượng vốn lưu động ròng do đó, ngân quỹ ròng qua 2 năm đều lớn hơn 0, cân bằng tài chính trong ngắn hạn được xem xét là bền vững, lượng ngân quỹ ròng còn lại tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong nhiều hoạt động kinh doanh, tăng cường khả năng thanh toán, hoạt động mang tính chất chủ động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Thị Thủy (2018), Báo cáo tài chính: Phân tích – Dự báo và Định giá, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Nguyễn Văn Công, (2017), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
3. Lê Đức Toàn (2011), Giáo trình Quản trị tài chính, Đại học Duy Tân
4. Nguyễn Năng Phúc (2013), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
5. Nguyễn Ngọc Quang (2013), Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: