Ngô Thị Kiều Trang
Trong đơn vị, Tài sản cố định hữu hình(TSCĐ HH) là loại TS tạo nên cơ sở vật chất và kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Theo các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ, đó là những TS có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài
TSCĐ hữu hình là bộ phận chủ yếu tạo nên cơ sở vật chất, kỹ thuật của đơn vị, và thường chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ tài sản. Chính vì vậy, TSCĐ khi tham gia vào quá trình kinh doanh có những đặc điểm sau:
TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất thuộc quyền sở hữu hay quyền kiểm soát của đơn vị để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kết quả kinh doanh của đơn vị chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự hữu hiệu và hiệu quả của việc quản lý và sử dụng TSCĐ HH( đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất). Chẳng hạn đơn vị có trang bị TSCĐ hiện đại phù hợp nhu của sản xuất kinh doanh không, có khai thác và sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả không, có quản lý tốt tài sản tránh mất mịát, bị chiếm dụng không, có tính toán đúng chi phí khấu hao và phân ổ đúng cho các bộ phận có liên quan không
Nhìn chung các đặc điểm TSCĐ HH mà đơn vị cần phải quan tâm là:
- TSCĐ là một trong các nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất, kinh doanh. Phần lớn hoạt động kinh doanh trong đơn vị đều cần đến TSCĐ để sản xuất, bán hàng, quản lý…vì vậy sai phạm khi mua sắm, quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ sẽ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
- TSCĐ trong một số đơn vị thường chiếm tý trọng đang kể so với tổng tài sản trên Báo cáo tình hình tài chính, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, dầu khí…TSCĐ thường bao gồm nhiều loại , được bảo quẩn ở nhiều nơi, vì vậy việc mất mát, hư hỏng, dễ xảy ra và đôi khi rất khó phát hiện.
- Trong công việc hàng ngày, các nhân viên trực tiếp sử dụng tài sản của tổ chức, do đó TSCĐ cũng dễ bị biển thủ, chiếm dụng, lạm dụng mặc dù khả năng này không cao như tiền và hàng hóa.
Một chu trình quản lý TSCĐ HH trên thực tế thường bao gồm các bước công việc sau: Đề nghị mua sắm TSCĐ HH, phê chuẩn đầu tư TSCĐ, chọn nhà cung cấp, ghi tăng TSCĐ mới, lập các báo cáo về TSCĐ, xác định đúng số khấu hao và phân bổ phù hợp với các đối tượng sử dụng tài sản, cập nhật thông tin về bảo trì, sửa chữa và thanh lý TSCĐ.
Với các đặc điểm trên, các sai phạm thường xảy ra đối với TSCĐ là:
v Giai đoạn Quyết định đầu tư TSCĐ
- Đầu tư không đúng dẫn đến lãng phí hoặc mất cân đối tài chính
- Mua cho cá nhân nhưng tính vào tài sản của đơn vị
- Mua TSCĐ với giá cao
v Giai đoạn Sử dụng TSCĐ
- Sử dụng TSCĐ không đúng mục đích, sử dụng lãng phí làm kém hiệu quả
- Sử dụng TSCĐ không đúng công suất
-Sử dụng TSCĐ cho mục đích cá nhân(lạm dụng)
- Đánh cắp TSCĐ
v Giai đoạn Ghi nhận thông tin về TSCĐ:
- Ghi chép TSCĐ không chính xác và kịp thời. Ghi nhận những TSCĐ không đáp ứng điều kiện trở thành TSCĐ. Ghi nhận sai thông tin về nguyên giá, thời gian hữu dụng.
- TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa cập nhật vào sổ sách.
- Chọn phương pháp khấu hao không phù hợp, ước tính sai thời gian hữu dụng của TSCĐ
- Không ghi chép kịp thời các chi phí bảo trì, sửa chữa dẫn đến việc hạch toán sai cho phí.
- Không ước tính rủi ro xảy ra, không mua bảo hiểm cho các TSCĐ có giá trị lớn.
- Thất thoát TSCĐ do không kiểm kê định kỳ
v Giai đoạn Thanh lý TSCĐ
- Không xóa sổ TSCĐ đã thanh toán
- Nhượng bán với giá thấp
- Tham ô TSCĐ
Việt tiềm phát hiện sai phạm liên quan đến TSCĐ HH luôn là yêu cầu bức thiết đặc ra trong quá trình quản lý tài sản tại đơn vị, đây cũng là những giả định đặt ra giúp doanh nghiệp thiết lập các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ hữu và góp phần nâng cao hiểu quả hoạt động kinh doanh tại đơn vị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/thong-tu-45-2013-tt-btc-bo-tai-chinh-78162-d1.html
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 24/5/2013
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: