nghiệp nhỏ và vừa của Mỹ
Các nghiên cứu trên thế giới đã tiếp cận việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ nhiều hướng khác nhau từ việc ủng hộ hay phản đối áp dụng đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng này, qua đó tạo nên một bức tranh khá toàn diện, nhiều mảng màu khác nhau về việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong giới hạn bài viết, tác giả chỉ đề cập đến một số kinh nghiệm áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nhgieepj nhỏ và vừa của Mỹ. Đây được xem là nên tảng cho quá trình nghiên cứu ứng dụng chuẩn mực này tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Các công ty chưa niêm yết ở Mỹ không bắt buộc phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán Mỹ khi lập báo cáo tài chính. Chuẩn mực kế toán Mỹ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu được áp dụng đối với các công ty niêm yết (Petra Klink, 2016). Chuẩn mực báo cáo tài chính khác nhau ở Mỹ là một trong những vấn đề gây ra nhiều tranh luận bắt đầu vào giữa những năm giữa 1970. Năm 1974, Hiệp hội các Kế toán viên công chứng đã ban hành Báo cáo thảo luận về chuẩn mực kế toán Mỹ cho doanh nghiệp nhỏ và công ty không niêm yết. Theo ý kiến của các thành viên Hiệp hội các Kế toán viên công chứng, các doanh nghiệp này lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Mỹ là quá phức tạp và tốn nhiều chi phí không cần thiết nhưng lại không thỏa mãn được nhu cầu của người sử dụng (Petra Klink, 2016). Từ năm 1983, Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa kỳ đã xúc tiến việc xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính cho công ty cổ phần trực thuộc. Năm 1983, Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ ban hành thư mời đóng góp ý kiến cho “báo cáo tài chính của các công ty cổ phần trực thuộc và công ty niêm yết qui mô nhỏ” và sau đó thành lập Ủy ban Tư vấn kinh doanh qui mô nhỏ nhằm thu hút nhiều hơn sự tham gia của các doanh nghiệp qui mô nhỏ trong việc xác lập các tiêu chuẩn về trình bày báo cáo tài chính (Petra Klink, 2016). Đến năm 1996, Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ cho rằng có một số yêu cầu (ví dụ như công bố về giá trị hợp lý của công cụ tài chính) không nên áp dụng cho một số doanh nghiệp và ban hành thông báo 126 về việc “Miễn một số yêu cầu công bố cho các công ty không niêm yết” (Devi, 2003). Các doanh nghiệp theo tiêu chuẩn này được xác định là: (1) không phải là doanh nghiệp có trách nhiệm giải trình công khai, (2) tổng tài sản ít hơn 100 triệu USD vào cuối năm tài chính, (3) doanh nghiệp không nắm giữ hay phát hành bất kỳ công cụ tài chính nào (Petra Klink, 2016).
Khi Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành, Ủy ban nghiên cứu về báo cáo tài chính trong các công ty cổ phần trực thuộc của Mỹ đánh giá cao Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vì sự đơn giản, dễ hiểu đối với yêu cầu công bố, ghi nhận và đo lường của bộ chuẩn mực này. Tuy nhiên, Ủy ban nghiên cứu báo cáo tài chính cũng cho rằng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu các hướng dẫn chi tiết trong một số trường hợp, điều này có thể dẫn đến doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ dựa vào các phán đoán nhiều hơn trong việc lựa chọn các chính sách kế toán khi áp dụng. Năm 2012, Hội đồng quản trị của Tổ chức kế toán tài chính Mỹ công bố thành lập một tổ chức mới gọi là Hội đồng các công ty cổ phần trực thuộc (nghĩa giống như là doanh nghiệp nhỏ và vừa) để cải thiện quá trình thiết lập các chuẩn mực kế toán cho công ty cổ phần trực thuộc. Hiệp hội kế toán viên công chứng đã hỗ trợ PCC và công bố kế hoạch xây dựng "Cơ sở khác toàn diện của kế toán" là khuôn khổ báo cáo tài chính cho các công ty cổ phần trực thuộcmà không cần phải thực hiện theo chuẩn mực kế toán Mỹ để đáp ứng nhu cầu báo cáo tài chính của các công ty cổ phần trực thuộc có quy mô nhỏ và vừa (Petra Klink, 2016). Đến thời điểm hiện nay, Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ cùng với Hội đồng các công ty cổ phần trực thuộc vẫn đang tìm kiếm các ý kiến cho việc xây dựng khuôn khổ lý thuyết cho chuẩn mực báo cáo tài chính phù hợp với các công ty cổ phần trực thuộc.
Như vậy, Mỹ vẫn chưa có ý định gì trong việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà đang trong giai đoạn tiến hành xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính riêng cho các công ty cổ phần trực thuộc của quốc gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Devi, S. S., (2003). “A Framework for Differential Reporting: a Response to ISAR'S. Accounting and Financial Reporting Guidelines for Small and Medium sized
enterprises”. Kuala Lumpur: Confederation of Asian and Pacific Accountants
(CAPA).http://www.capa.com.my/images/capa/Cover,%20Preface,%20Forward,%20Executive%20Summary,%20Table%20of%20Contents.pdf. [Accessed 23 Jun 2017]
2. Petra Klink (2016). “The international financial reporting standard for small and
medium-sized entities: the need and form of a third-tier financial reporting
standard in Namibia”. The PhD thesis, 27 May 2016
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: