Mai Thị Quỳnh Như và cộng sự
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn đơn vị thực tập của sinh viên khối ngành kinh tế. Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn đơn vị thực tập của sinh viên khối ngành kinh tế. Thông qua nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng được sắp xếp trật tự từ cao xuống thấp như sau: Văn hóa doanh nghiệp, danh tiếng của đơn vị, địa điểm, chế độ thực tập, cơ hội nghề nghiệp, ý định. Trên cơ sở của nghiên cứu, nhóm tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để thực tập sinh nói chung và các sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng có những lựa chọn đúng đắn và có cái nhìn bao quát hơn về nơi thực tập mà mình muốn lựa chọn.
Từ khóa: Đơn vị thực tập, sinh viên, Đà Nẵng.
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, các hoạt động cải cách giáo dục đều trình độ học vấn, đặc biệt là cấp đại học, đã có nhiều kết quả đáng chú ý. Các trường đại học không chỉ tập trung đổi mới nội dung dạy học và các phương pháp, mà còn tăng cường phối hợp và hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động để đáp ứng nhu cầu lực lượng lao động. Bên cạnh đó, để cải thiện chất lượng dạy và học, các trường đại học đã không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, dạy và học thiết bị, thư viện, phòng thực hành, thí nghiệm. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục đại học cũng ngày càng quan tâm đến việc đưa sinh viên tốt nghiệp vào thị trường lao động và thiết kế các cơ thể chế để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên chuyển từ giáo dục đại học sang làm việc, đặc biệt trong bối cảnh khan hiếm nguồn tài chính và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sau đại học. Với xã hội ngày càng phát triển hiện nay thì việc cọ xát thực tế cùng với những kiến thức mà sinh viên được tiếp thu trên giảng đường thực sự rất cần thiết. Hoạt động đó sẽ giúp sinh viên biết được việc thật làm thật là như thế nào, kiến thức trên giảng đường khác với việc thực hành tại công ty là như thế nào. Mặc dù nghiên cứu về việc lựa chọn đơn vị thực tập không phải là chủ đề mới mẻ trong lĩnh vực giáo dục, nhưng số lượng nghiên cứu có liên quan là khá ít. Chính vì vậy, các trường đại học hiện nay đã áp dụng các chương trình khảo sát thực tế, còn được gọi là "thực tập" cho các sinh viên dễ dàng, nhanh chóng tiếp thu kiến thức giữa việc học đi với việc hành. Thực tập còn giúp sinh viên không còn bỡ ngỡ khi kết thúc chương trình học tại trường mà vẫn không xác định được là bản thân sẽ làm gì sau đó. Nó làm tăng sự tự tin trong nghề nghiệp của bản thân, giúp vượt qua nỗi sợ hãi không tên mà mình phải đối mặt ở môi trường làm việc khác nhau. Do đó, nhóm chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn đơn vị thực tập của sinh viên khối ngànnh kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mong muốn tìm ra các yếu tố có tác động đến đơn vị thực tập dựa trên đánh giá nhân viên của sinh viên khối ngành kinh tế, từ đó đưa ra một số định hướng giúp các nhà lãnh đạo và các nhà quản lý phát triển hiệu quả hơn nữa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Ø Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn đơn vị thực tập của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Ø Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến ý định lựa chọn đơn vị thực tập của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Ø Đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan để góp phần giúp sinh viên có thể tìm kiếm, lựa chọn nơi thực tập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn đơn vị thực tập của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
* Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2023 đến tháng 3/2024.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được vận dụng bằng hai phương pháp chính là: Định tính kết hợp và nghiên cứu định lượng nhằm khám phá và bổ sung những tiêu chí đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn đơn vị thực tập của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tham khảo các tài liệu thứ cấp kết hợp với thảo luận nhóm để xác định các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến ý định lựa chọn đơn vị thực tập của sinh viên, điều chỉnh thang đo và thực hiện khâur xác thực tế, phát bảng câu hỏi đến các bạn sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, để tìm hiểu và thu thập ác thông tin về thực trạng lựa chọn đơn vị thực tập của sinh viên.
Sau khi thu thập được các dữ liệu, tiến hành kiểm định với phần mềm SPSS 20.0 qua các bước sau:
Thống kê mô tả mẫu khảo sát
Kiểm định độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach Alpha
Đánh giá độ giá trị ( Factor Loading) bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
Kiểm định lại độ tin cậy của biến đo lường sau khi phân tích EFA
Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến: Xác định sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc
Từ đó xác định mối liên hệ và mức độ ảnh hưởng đến ý định lựa chọn đơn vị thực tập của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
5. Các lý thuyết nền trong nghiên cứu
Ø Mô hình thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein
Thuyết hành động hợp lý (TRA) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 và được hiệu chỉnh mở rộng trong thập niên 70. Theo TRA, ý định là yếu tố quan trọng nhất dự đoán hành vi tiêu dùng. Ý định bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ và định mức chủ quan.
Mô hình thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein
Ø Mô hình lý thuyết hành vi dự định của Icek Ajzen
Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được phát triển bởi Icek Ajzen vào năm 1988. Lý thuyết đề xuất một mô hình mà có thể đo lường hành động của con người được hướng dẫn. Nó dự đoán sự xuất hiện của một hành vi cụ thể, với điều kiện là hành vi cố ý. Ý định hành vi bị tác động bởi 3 yếu tố: thái độ, yếu tố chủ quan và cảm nhận kiểm soát.
Mô hình thuyết hành vi dự định Icek Ajzen
6. Trình bày kết quả nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên các sinh viên là những người đang theo học các khối ngành kinh tế tại thành phố Đà Nẵng. Dựa trên 320 bản khảo sát được phát ra thì có 285 bảng hợp lệ thì chúng tôi đã thu thập, tổng hợp và xử lí số liệu trên phần mềm SPSS 20.0.
6.1 Phân tích tần số
Về giới tính
- Trong tổng số 285 sinh viên khảo sát thì có 155 học sinh nam (chiếm tỷ lệ 54,38%); 139 học sinh nam (chiếm tỷ lệ 45,61%)
- Trong đó học sinh nam chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
Bảng 4.1. Thống kê mô tả về giới tính
GIOI TINH |
|||||||
|
Frequency |
Percent |
Valid Percent |
Cumulative Percent |
|||
Valid |
Nam |
155 |
54.4 |
54.4 |
54.4 |
||
Nữ |
130 |
45.6 |
45.6 |
100.0 |
|||
Total |
285 |
100.0 |
100.0 |
|
|||
Về trường học
- Trong tổng số 285 sinh viên khảo sát thì có 137 sinh viên Trường ĐH Duy Tân (chiếm tỷ lệ 48,07%), 110 sinh viên Trường ĐH Kinh Tế (chiếm tỷ lệ 38,6%), 35 sinh viên Trường ĐH Đông Á (chiếm tỷ lệ 12,28%) và 3 sinh viên Trường khác ( chiếm tỷ lệ 1,05%).
- Trong đó sinh viên ĐH Duy Tân chiếm tỷ lệ nhiều nhất
Bảng 4.2. Thống kê mô tả về trường học
TRUONG HOC |
||||||
|
Frequency |
Percent |
Valid Percent |
Cumulative Percent |
||
Valid |
Đại học Duy Tân |
137 |
48.1 |
48.1 |
48.1 |
|
Đại học Kinh Tế |
110 |
38.6 |
38.6 |
86.7 |
||
Đại học Đông Á |
35 |
12.3 |
12.3 |
98.9 |
||
Tùy chọn khác |
3 |
1.1 |
1.1 |
100.0 |
||
|
Total |
285 |
100.0 |
100.0 |
|
|
Về ngành học
- Trong tổng số 285 sinh viên khảo sát thì có 101 sinh viên đang theo học Kế toán-Kiếm toán(chiếm tỷ lệ 35,4%), 73 sinh viên đang theo học Tài chính ngân hàng (chiếm tỷ lệ 25,6%), 107 sinh viên theo học Quản trị kinh doanh (chiếm tỷ lệ 37,5%), và 4 sinh viên đang theo học ngành khác (chiếm tỷ lệ 1,4%)
- Trong đó sinh viên đang theo học Quản trị kinh doanh chiếm tỷ lệ nhiều nhất
Bảng 4.3. thống kê mô tả về ngành học
NGANH HOC |
||||||
|
Frequency |
Percent |
Valid Percent |
Cumulative Percent |
||
Valid |
Kế toán – Kiểm toán |
101 |
35.4 |
35.4 |
35.4 |
|
Tài chính ngân hàng |
73 |
25.6 |
25.6 |
61.1 |
|
|
Quản trị kinh doanh |
107 |
37.5 |
37.5 |
98.6 |
|
|
Tùy chọn khác |
4 |
1.4 |
1.4 |
100.0 |
|
|
Total |
285 |
100.0 |
100.0 |
|
|
6.2. Kết quả đo lường các nhân tố
Bảng 4.4 Kiểm định Cronbach Alpha
Thang đo |
Trung bình thàng đo nếu không loại biến |
Phương sai thang đo nếu loại biến |
Tương quan biến tổng |
Cronbach alpha nếu loại biến |
|||
Chế độ đãi ngộ, α = .876 |
|||||||
DN1 |
8.46 |
1.890 |
.869 |
.724 |
|||
DN2 |
8.45 |
2.298 |
.641 |
.829 |
|||
DN3 |
8.41 |
2.073 |
.787 |
.803 |
|||
Cơ hội nghề nghiệp, α = .878 |
|||||||
NN1 |
10.64 |
5.111 |
.739 |
.843 |
|||
NN2 |
10.59 |
5.046 |
.709 |
.855 |
|||
NN3 |
10.64 |
5.021 |
.742 |
.842 |
|||
NN4 |
10.58 |
4.837 |
.759 |
.835 |
|||
Văn hóa doanh nghiệp, α = .860 |
|||||||
VH1 |
7.96 |
2.034 |
.780 |
.761 |
|||
VH2 |
8.06 |
1.986 |
.719 |
.821 |
|||
VH3 |
7.94 |
2.204 |
.710 |
.827 |
|||
Danh tiếng đơn vị, α = .911 |
|||||||
DT1 |
12.72 |
4.419 |
.783 |
.890 |
|||
DT2 |
12.76 |
4.295 |
.767 |
.896 |
|||
DT3 |
12.80 |
4.273 |
.815 |
.879 |
|||
DT4 |
12.80 |
4.189 |
.829 |
.874
|
|||
Địa điểm, α = .852 |
|||||||
DD1 |
11.82 |
1.948 |
.673 |
.819 |
|||
DD2 |
11.79 |
1.932 |
.660 |
.825 |
|||
DD3 |
11.80 |
2.025 |
.655 |
.826 |
|||
DD4 |
11.81 |
1.830 |
.783 |
.771 |
|||
Ý định, α = .935 |
|||||||
YD1 |
17.89 |
6.400 |
.796 |
.926 |
|||
YD2 |
17.85 |
6.415 |
.832 |
.919 |
|||
YD3 |
17.87 |
6.637 |
.773 |
.929 |
|||
YD4 |
17.82 |
6.267 |
.909 |
.904 |
|||
YD5 |
17.87 |
6.329 |
.825 |
.920 |
|||
Căn cứ mô hình lý thuyết, bản câu hỏi thu thập thông tin bao gồm 23 biến quan sát các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn đơn vị thực tập của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Đà Nẵng. Kết quả phân tích Cronbach alpha cho thấy có 5 trong 5 nhóm nhân tố đảm bảo độ tin cậy chứng tỏ thang đo phù hợp và sẽ được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
6.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
|
||
Hệ số KMO |
.794 |
|
Kiểm định Bartlett's |
Approx. Chi-Square |
3105.323 |
df |
153 |
|
Mức ý nghĩa |
.000 |
Bảng 4.5. Kiểm định về tính thích hợp của phương pháp và dữ liệu thu thập (KMO and Bartlett's Test)
Hệ số KMO =0.870 thỏa mãn điều kiện: 0.5 < KMO < 1, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.
Thành phần |
Giá trị Eigenvalues |
Tổng phương sai trích |
||||
Tổng giá trị |
% phương sai |
% phương sai tích lũy |
Tổng giá trị |
% phương sai |
% phương sai tích lũy |
|
1 |
4.803 |
26.685 |
26.685 |
4.803 |
26.685 |
26.685 |
2 |
2.941 |
16.339 |
43.024 |
2.941 |
16.339 |
43.024 |
3 |
2.417 |
13.430 |
56.455 |
2.417 |
13.430 |
56.455 |
4 |
2.210 |
12.278 |
68.733 |
2.210 |
12.278 |
68.733 |
5 |
1.355 |
7.529 |
76.262 |
1.355 |
7.529 |
76.262 |
6 |
.571 |
3.172 |
79.434 |
|
|
|
7 |
.526 |
2.920 |
82.353 |
|
|
|
8 |
.473 |
2.626 |
84.980 |
|
|
|
9 |
.452 |
2.509 |
87.489 |
|
|
|
10 |
.377 |
2.095 |
89.584 |
|
|
|
11 |
.344 |
1.909 |
91.493 |
|
|
|
12 |
.302 |
1.679 |
93.172 |
|
|
|
13 |
.277 |
1.537 |
94.709 |
|
|
|
14 |
.251 |
1.396 |
96.105 |
|
|
|
15 |
.235 |
1.308 |
97.413 |
|
|
|
16 |
.221 |
1.229 |
98.642 |
|
|
|
17 |
.139 |
.773 |
99.414 |
|
|
|
18 |
.105 |
.586 |
100.000 |
|
|
|
Bảng 4.6. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn đơn vị thực của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Đà Nẵng
Cột Cumulative cho biết trị số phương sai trích là 76.262% điều này có nghĩa là các biến quan sát giải thích được 76.262% sự thay đổi của các nhân tố. Bảng6, dòng 5, cho thấy có 5 nhân tố có giá trị Eigen lớn hơn 1.
Các biến |
Hệ số tải nhân tố |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
DT4 |
.908 |
|
|
|
|
DT3 |
.883 |
|
|
|
|
DT2 |
.849 |
|
|
|
|
DT 1 |
.849 |
|
|
|
|
NN4 |
|
.862 |
|
|
|
NN1 |
|
.841 |
|
|
|
NN3 |
|
.839 |
|
|
|
NN2 |
|
.830 |
|
|
|
DD4 |
|
|
.841 |
|
|
DD1 |
|
|
.791 |
|
|
DD3 |
|
|
.783 |
|
|
DD2 |
|
|
.748 |
|
|
DN1 |
|
|
|
.936 |
|
DN3 |
|
|
|
.904 |
|
DN2 |
|
|
|
.818 |
|
VH1 |
|
|
|
|
.904 |
VH2 |
|
|
|
|
.876 |
VH3 |
|
|
|
|
.854 |
Bảng 4.7. Ma trận xoay nhân tố
|
YD |
NN |
DD |
DT |
VH |
DN |
|
YD |
Pearson Correlation |
1 |
.368** |
.626** |
.499** |
.228** |
.298** |
Sig. (2-tailed) |
|
.000 |
.000 |
.000 |
.000 |
.000 |
|
N |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
|
NN |
Pearson Correlation |
.368** |
1 |
.334** |
.089 |
.116* |
-.005 |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
|
.000 |
.133 |
.050 |
.933 |
|
N |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
|
DD |
Pearson Correlation |
.626** |
.334** |
1 |
.383** |
.178** |
.252** |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
.000 |
|
.000 |
.003 |
.000 |
|
N |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
|
DT |
Pearson Correlation |
.499** |
.089 |
.383** |
1 |
-.007 |
.098 |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
.133 |
.000 |
|
.902 |
.100 |
|
N |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
|
VH |
Pearson Correlation |
.228** |
.116* |
.178** |
-.007 |
1 |
.006 |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
.050 |
.003 |
.902 |
|
.922 |
|
N |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
|
DN |
Pearson Correlation |
.298** |
-.005 |
.252** |
.098 |
.006 |
1 |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
.933 |
.000 |
.100 |
.922 |
|
|
N |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
|
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). |
|||||||
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). |
Bảng 4.8. Kiểm định sự tương quan Pearson
Qua bảng 8. ta thấy, giá trị Sig tương quan Pearson các biến độc lập DN,, NN, VH, DT, DD với biến phụ thuộc YD nhỏ hơn 0.05. Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến YD. Giữ DD và YD có mối tương quan mạnh nhất với hệ số r là 0.626, giữa VH có mối tương quan yếu nhất với hệ số r là 0.228. Các cặp biến độc lập đều có mức tương quan khá yếu với nhau, như vậy, khả năng cao sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
Thành phần |
Hệ số chưa điều chỉnh |
Hệ số điều chỉnh |
Giá trị t |
Mức ý nghĩa |
Thống kê đa cộng tuyến |
|||
B |
Độ lệch chuẩn |
Beta |
Độ chấp nhận của biến |
VIF |
||||
1
|
(hằng số) |
-0.584 |
0.288 |
|
-2.031 |
0.043 |
|
|
NN |
0.173 |
0.037 |
0.201 |
4.687 |
0 |
0.876 |
1.142 |
|
DD |
0.508 |
0.067 |
0.366 |
7.586 |
0 |
0.694 |
1.441 |
|
DT |
0.299 |
0.04 |
0.24 |
7.423 |
0 |
0.846 |
1.182 |
|
VH |
0.127 |
0.037 |
0.14 |
3.417 |
0.001 |
0.957 |
1.045 |
|
DN |
0.156 |
0.037 |
0.174 |
4.173 |
0 |
0.927 |
1.079 |
Bảng 4.9. Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy ()
Kết quả tại bảng phân tích Coefficients có biến DN, NN, VH, DT, DD đều có Sig < 0.05 tương quan có ý nghĩa với ý định chọn đơn vị thực tập
Các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến ý định chọn đơn vị thực tập của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Đà Nẵng được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính mới như sau:
YD =0.201*NN + 0.366*DD +0.24*DT+ 0.14*VH + 0.174*DN
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình:
Mức độ giải thích của mô hình
Model Summaryb
STT |
R |
R bình phương |
R bình phương điều chỉnh |
Sai số ước tính tiêu chuẩn |
Hệ số Durbin-Watson |
1 |
.741a |
.549 |
.541 |
.42534 |
1.891 |
Bảng 4.10. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summaryb)
Qua bảng 10, mô hình có R2 = 0.549 và R2 hiệu chỉnh là 0.541. Nghĩa là, độ thích hợp của mô hình là 54.9% hay nói cách khác 54,1% là độ biến thiên của mức độ ảnh hưởng đến ý định chọn đơn vị thực tập được giải thích bởi 5 nhân tố ảnh hưởng, còn 45.9% được giải thích bởi biến nằm ngoài mô hình chưa được đề cập.
Qua kết quả phân tích các nhân tố và mô hình, có 5 nhân tố đều được chấp nhận thể hiện ở Bảng 4.11
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng ảnh đến ý định chọn đơn vị thực của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Đà Nẵng
STT |
Giả thuyết |
Kết quả |
1 |
I1: Có sự tác động cùng chiều của chế độ đãi ngộ ảnh hưởng đến ý định chọn đơn vị thực tập của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Đà Nẵng |
Chấp nhận giả thuyết |
2 |
I2: Có sự tác động cùng chiều của cơ hội nghề nghiệp ảnh hưởng đến ý định chọn đơn vị thực tập của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Đà Nẵng. |
Chấp nhận giả thuyết |
3 |
I3: Có sự tác động cùng chiều của văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng đến ý định chọn đơn vị thực tập của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Đà Nẵng. |
Chấp nhận giả thuyết |
4 |
I4: Có sự tác động cùng chiều của danh tiếng đơn vị có ảnh hưởng đến ý định chọn đơn vị thực tập của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Đà Nẵng. |
Chấp nhận giả thuyết |
5 |
I5: Có sự tác động cùng chiều của địa điểm có ảnh hưởng đến ý định chọn đơn vị thực tập của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Đà Nẵng. |
Chấp nhận giả thuyết |
7. Kết luận và hàm ý chính sách
7.1. Kết luận
Thông qua việc tổng hợp cơ sở lý thuyết, nghiên cứu đã tổng hợp được 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn đơn vị thực tập trên địa bàn Đà Nẵng: văn hóa doanh nghiệp, danh tiếng của đơn vị, địa điểm, chế độ thực tập, cơ hội nghề nghiệp, ý định với 23 biến quan sát. Bằng các kỹ thuật phân tích hỗn hợp giữa định tính và định lượng, các nhân tố theo khía cạnh tiếp cận khác nhau được tiếp tục xây dựng và phát triển, gồm 23 biến độc lập, phân thành 6 thang đo. Kết quả phân tích EFA và phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy mô hình nghiên cứu có 6 nhân tố ảnh hưởng.
7.2. Hàm ý chính sách
Ø Về phía Doanh Nghiệp
- Xây dựng mạng lưới đối tác đa dạng: Doanh nghiệp có thể tăng cường mạng lưới đối tác thực tập bằng cách hợp tác với các trường đại học, tổ chức xã hội, và các doanh nghiệp khác trong cùng ngành hoặc liên ngành. Điều này sẽ tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho sinh viên và đa dạng hóa kinh nghiệm thực tập.
- Phát triển chương trình thực tập: Doanh nghiệp có thể phát triển các chương trình thực tập cụ thể dành cho sinh viên, bao gồm cả các dự án có thể mang lại giá trị thực tiễn cho cả sinh viên và doanh nghiệp. Việc này giúp đảm bảo rằng sinh viên nhân được trải nghiệm thực tế và đồng thời cũng đóng góp vào mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đào tạo và hỗ trợ cho người quản lý thực tập: Đào tạo và hỗ trợ cho người quản lý thực tập là một yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng sinh viên nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ cần thiết trong quá trình thực tập. Các khóa đào tạo và hướng dẫn cho người quản lý thực tập có thể giúp họ hiểu rõ hơn về cách tương tác của sinh viên và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của họ.
- Tổ chức buổi gặp gỡ và tuyển dụng: Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi gặp gỡ và tuyển dụng định kỳ với sinh viên từ các trường đại học. Điều này giúp doanh nghiệp tìm kiếm những ứng viên phù hợp và cũng cho phép sinh viên hiểu rõ hơn về nhu cầu của doanh nghiệp.
- Thu thập phản hồi và đánh giá: Cuối cùng, doanh nghiệp nên thu thập phản hồi từ cả sinh viên và người quản lý thực tập để hiểu rõ hơn về những điểm mạnh và yếu của chương trình thực tập của họ. Dựa trên phản hồi, họ có thể điều chỉnh và cải thiện chương trình thực tập của mình để đảm bảo rằng nó đáp ứng được mục tiêu và mong muốn của cả sinh viên và doanh nghiệp.
- Liên kết với doanh nghiệp: Các trường nên thiết lập liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Điều này giúp đào tạo những chuyên ngành mà doanh nghiệp đang cần nguồn nhân lực, đồng thời tạo cơ hội thực tập cho sinh viên tại các doanh nghiệp thực tế.
Ø Về phía sinh viên
Sinh viên cần nên nắm vững kiến thức chuyên ngành và kỹ năng cần thiết cho công việc mà mình muốn thực tập. Điều này không chỉ giúp sinh viên tự tin hơn khi ứng tuyển, mà còn giúp sinh viên hiểu rõ hơn về công việc và đánh giá được đơn vị thực tập có phù hợp với mình hay không.
Sinh viên cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin về các doanh nghiệp tuyển thực tập sinh để có sự lựa chọn phù hợp. Sau khi chọn được doanh nghiệp, hãy tìm hiểu tất cả những thông tin có thể biết về họ. Điều này sẽ giúp ích rất lớn về mặt công việc trong thời gian thực tập.
Đừng thụ động trong việc tìm kiếm doanh nghiệp thực tập, hãy là người biết chủ động tìm đến và xin thực tập trước, có như thế thì việc thực tập đúng chuyên ngành sẽ dễ dàng hơn. Chủ động giúp bạn có thời gian tìm hiểu kỹ hơn về môi trường mình sẽ thực tập trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Huỳnh Văn Sơn, “Một số vấn đề sinh viên đại học gặp phải trong khi thực tập tốt nghiệp”, Tạp chí Tâm lý học
[2]. N.T.H. Hà, N.T.T. Chinh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh
[3]. C. Trương Hồng, P. Trịnh Mỹ, V. Trương Thụy, và D. Nguyễn Thị Kim, “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực tập của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh”
[4]. Trần Minh Đức “ Các giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình thực tập dành cho sinh viên năm cuối”, Trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ DN, Trường Đại học Kinh tế- Luật TPHCM.
[5]. Trần Văn Mẫn, Trần Kim Dung, (2010), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh”, Đại học Kinh tế TPHCM: Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển
[6]. Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn Thùy Dung (2011), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc”
[7]. Larossi, G. (2009), “Sức mạnh của thiết kế điều tra”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
[8]. Nguyễn Thị Hóa, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Bùi Thị Phương Thảo, “Khả năng đáp ứng của sinh viên mới tốt nghiệp khối ngành kinh tế đối với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp” –Tạp chí Khoa học Lạc Hồng
Tiếng Anh
[1]. G. S. Velez and G. R. Giner, “Effects of business internships on students, employers, and higher education institutions: A systematic review”, Journal of Employment Counseling
[2]. U. L. Herat and A. A. S. S. Gunasekera, “The Study of Factors Affecting the Intention of Selecting an Internship Programme of Management Faculty Undergraduates in Sri Lankan State Universities”, Iconic Research and Engineering Journal
[3]. P. Maertz Jr, C., A. Stoeberl, P. and Marks, J. (2014), "Building successful internships: lessons from the research for interns, schools, and employers", Career Development International, Vol. 19 No. 1, pp. 123-142
[4]. Dissanayaka, D. M. (2016). How They Perceive Their Internship Programme: An Empirical Analysis on Undergraduates of B.Sc. Accounting (Special) Degree Programme of the University of Sri Jayewardenepura.
[5]. Chen, T.-L., & Shen, C.-C. (2012). Today’s intern, tomorrow’s practitioner?-The influence of internship
[6]. Ajzen, I., (1991), “The theory of planned behavior”, Organizational Behaviour and Human Decision Processes
[7]. Chan, C. K. Y., & Murphy, M. Active-based key-skills learning in engineering curriculum to improve student engagement, Technological developments in education and automation
[8]. Ginzberg, E., Ginsburg, S.W., Axelrad, S., & Herma, J.L. Occupational choice: An approach to a general theory. New York: Columbia University Press
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: