Nguyễn Thị Hồng Sương
Dự báo các chỉ tiêu tài chính là việc dự báo về các chỉ tiêu cơ bản trên báo cáo tài chính của các kì kinh doanh sắp tới. Dự báo các chỉ tiêu tài chính là căn cứ quan trọng để xác định nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp. Một trong những mục tiêu cơ bản của phân tích báo cáo tài chính là dựa vào số liệu quá khứ, nhìn nhận hiện tại và dự báo các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Bài viết tìm hiểu về dự toán các chỉ tiêu trên báo cáo tình hình tài chính.
Các nguyên tắc chung dự báo chỉ tiêu tài chính
Để cung cấp những thông tin dự báo đáng tin cậy, việc dự báo phải dựa trên các quy trình dự báo với các phương pháp, kỹ thuật phù hợp và theo nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc bao gồm:
- Các chỉ tiêu tài chính phải được dự báo trung thực: Các chỉ tiêu được dự báo phải được trình bày chính xác, nếu sai lệch thì thông tin dự báo sẽ không lạc quan và gây ra tình trạng sai sót khi đưa ra các quyết định liên quan.
- Dự báo các chỉ tiêu tài chính cần dựa trên số liệu kế toán tin cậy: các số liệu trên báo cáo kế toán là căn cứ để dự báo các chỉ tiêu tài chính. Do đó, số liệu phải được kiểm tra đảm bảo sự trung thực, tin cậy cần thiết.
-Phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán khi dự báo các chỉ tiêu tài chính: Khi dự báo các chỉ tiêu tài chính, người ta dự báo thường dựa vào các số liệu thực tế do kế toán cung cấp vì vậy cần chú ý đến các phương pháp và nguyên tắc được kế toán áp dụng.
-Phải sử dụng thông tin phù hợp để dự báo các chỉ tiêu tài chính: thông tin sử dụng để dự báo các chỉ tiêu tài chính được lấy từ nhiều nguồn khác nhau ở trong và ngoài doanh nghiệp. Khi dự báo các chỉ tiêu tài chính cần lựa chọn các thông tin hợp lý để xây dựng các giả thiết phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Các thông tin sử dụng để dự báo các chỉ tiêu tài chính cần có mực độ chi tiết hợp lý, đặc biệt là các thông tin về các nhân tố cơ bản được sử dụng để xây dựng giả thiết. Thông thường, các thông tin càng chi tiết thì độ tin cậy càng cao.
Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên BCTHTC với doanh thu
Khi lập BCĐKT phải xác định từng chỉ tiêu dự báo và xem xét trong mối quan hệ với doanh thu bán hàng dự báo. Các chỉ tiêu này chia làm 2 nhóm là nhóm có quan hệ trực tiếp với doanh thu và nhóm có quan hệ gián tiếp với doanh thu.
* Nhóm có quan hệ trực tiếp với doanh thu: gồm các chỉ tiêu về thành phẩm, hàng hóa tồn kho, khoản phải thu khách hàng, số dư của khoản mục tiền tệ và lợi nhuận chưa phân phối.
Chẳng hạn: Doanh thu có mối quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu thành phẩm, hàng tồn kho. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào lượng hàng hóa bán ra mua vào và hàng hóa tồn đầu kỳ của doanh nghiệp. Hoặc chỉ tiêu phải thu khách hàng phụ thuộc vào doanh thu đạt được trong kỳ và chính sách tín dụng của doanh nghiệp với khách hàng..
* Nhóm có quan hệ gián tiếp với doanh thu: gồm như trị giá vật liệu, công cụ dụng cụ, khoản phải trả nhà cung cấp, khoản vay, nguyên giá TSCĐ.
Phương pháp dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo tình hình tài chính (bảng cân đối kế toán)
Dự báo các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán (BCĐKT), thực chất là xác định các chỉ tiêu để lập BCĐKT dự báo, đây là báo cáo dự báo về tài sản, công nợ và nguồn vốn tại thời điểm cuối kỳ của kỳ dự báo. Báo cáo này dựa trên mẫu của BCĐKT thực tế và có mối quan hệ chặt chẽ với BCKQKD dự báo và BCLCTT dự báo. Số dư của khoản mục lợi nhuận trên BCĐKT dự báo căn cứ vào lợi nhuận dự báo trên BCKQKD dự báo. Số dư của tiền dự báo được dự báo căn cứ vào số dư trên BCLCTT dự báo.
Tuy nhiên khi lập BCĐKT dự báo thường xảy ra tình trạng không cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn. Có 2 trường hợp có thể xảy ra khi dự báo BCĐKT như sau:
- Tổng tài sản lớn hơn tổng nguồn vốn: Khi đó BCĐKT dự báo thể hiện nhu cầu cần có nguồn vốn bổ sung nếu doanh nghiệp thực hiện theo đúng chiến lược về tài sản
- Tổng nguồn vốn lớn hơn tổng tài sản: Khi đó BCĐKT dự báo chỉ ra sự dư thừa nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể dùng đầu tư thêm hoặc bớt.
Để giải quyết 2 trường hợp này người ta bổ sung thêm khoản mục “Nhu cầu tài trợ” vào BCĐKT dự báo. Đây là khoản mục chỉ có trong BCĐKT dự báo. Nếu khoản mục này dương có nghĩa là nhu cầu tài sản lớn hơn nguồn vốn và như vậy doanh nghiệp cần phải tìm thêm nguồn tài trợ. Ngược lại, nếu khoản mục này âm thể hiện lượng vốn dư thừa mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư.
*Tài liệu phân tích: Số liệu tài Công ty TNHH thực phẩm Minh Anh. Dựa vào kết quả ở ví dụ 1 và 2 thì công ty cần phải huy động thêm 4.704 (ngàn đồng) vào cuối tháng 12/N. Số tiền cần huy động thêm này phải bằng với số tiền được tính trong dự báo ngân quỹ. Bảng cân đối kế toán dự báo năm N được lập như sau:
ĐVT: 1.000 đồng |
||
TÀI SẢN |
SỐ TIỀN |
|
THỰC TẾ NĂM N-1 |
DỰ BÁO NĂM N |
|
A.Tài sản ngắn hạn |
347.200 |
404.424 |
1.Tiền mặt |
10.000 |
0 |
2.Phải thu khách hàng |
247.200 |
272.464 |
3.Hàng tồn kho |
90.000 |
131.960 |
B.Tài sản dài hạn |
40.000 |
60.000 |
1.Nguyên giá TSCĐ |
60.000 |
86.000 |
2.Giá trị hao mòn |
20.000 |
26.000 |
Tổng cộng tài sản |
387.200 |
464.424 |
NGUỒN VỐN |
|
|
A.Nợ phải trả |
203.000 |
243.800 |
1.Vay ngắn hạn |
12.000 |
12.000 |
2.Phải trả người bán |
71.000 |
111.800 |
3.Vay dài hạn |
120.000 |
120.000 |
B.Vốn chủ sở hữu |
184.200 |
215.920 |
1.Nguồn vốn kinh doanh |
214.200 |
214.200 |
2.Lợi nhuận chưa phân phối |
30.000 |
1.720 |
Tổng nguồn vốn |
387.200 |
459.720 |
Nhu cầu tài trợ |
|
-4.704 |
(Nguồn: Công ty TNHH thực phẩm Minh Anh)
Cách dự báo số liệu như sau:
- Tiền mặt: Dựa vào dự báo ngân quỹ. Theo đó, ngày 31/12/N doanh nghiệp bị thâm hụt tiên nên tài khoản bằng 0
- Phải thu khách hàng: Tính theo doanh thu bán chịu của 2 tháng cuối hoặc căn cứ vào số dư phải thu trong báo cáo dự báo các khoản phải thu năm N.
- Giá trị hàng tồn kho được tính:
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ |
= |
|
Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ |
+ |
Giá trị hàng nhập kho trong kỳ |
- |
Giá trị hàng xuất bán trong kỳ |
- Nguyên giá TSCĐ được xác định bằng nguyên giá TSCĐ đầu kỳ cộng với mua trong kỳ
- Khoản phải trả người bán căn cứ vào giá trị hàng mua tháng 12 năm N
- Vay ngắn hạn, dài hạn và vốn kinh doanh không đổi
- Lợi nhuận chưa phân phối = Lợi nhuận năm trựớc (Lỗ lũy kế năm trước) + Lợi nhuận dự báo năm nay
- Nhu cầu tài trợ cho công ty là 4.704 ngàn đồng.
Kết luận:
Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp đặc biệt là các nhà quản trị tài chính, muốn quản trị tốt, sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế hạn hẹp họ phải dự báo được tình hình tài chính, tiên đoán được các tình huống có thể xảy ra để xây dựng kế hoạch cụ thể và có biện pháp ứng xử phù hợp. Nhờ các báo cáo tài chính dự báo, các nhà quản trị có thể thấy được triển vọng tài chính, cho các nhà quản trị biết cần phải thực hiện kế hoạch và phương án nào, mua sắm tài sản, dự trữ hàng tồn kho ở mức nào, dự trữ tiền mặt là bao nhiêu…giúp họ chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phạm Thị Thủy, TS. Nguyễn Thị Lan Anh (2018), Báo cáo tài chính - Phân tích – dự báo và định giá, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
2. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc (2008), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
3. Ngô Thế Chi, 2009, Giáo trình phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính
4.Trương Bá Thanh, 2005, Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh Tế Đà Nẵng.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: