TÌM HIỂU VỀ CHI PHÍ TIÊU CHUẨN TRONG VIỆC XÂY DỰNG DỰ TOÁN
Đinh Thị Thu Hiền
Kế toán quản trị nhằm phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp, các quyết định này luôn tiềm ẩn những rủi ro mà cao nhất là rủi ro phá sản. Vậy cần thực hiện những nội dung quản trị nào để hạn chế rủi ro đó?? Trong doanh nghiệp sản xuất hay thương mại đều thực hiện công tác quản trị tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực kinh doanh, nhưng điểm chung đó là quản lý về chi phí. Làm sao kiểm soát chi phí càng thấp càng có lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí được phân chia làm nhiều loại để thuận tiện cho quá trình quản lý trong đó có chi phí tiêu chuẩn. Bài viết xin đề cập về chi phí tiêu chuẩn, sự cần thiết cũng như các phương pháp xây dựng chi phí tiêu chuẩn
1.Khái niệm
Có nhiều cách hiểu về chi phí tiêu chuẩn như:
-Chi phí tiêu chuẩn hay còn gọi là định mức chi phí (standard cost) là sự ước lượng chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Chi phí tiêu chuẩn được thiết lập cho từng khoản mục chi phí sản xuất (nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, và sản xuất chung) dựa trên lượng tiêu chuẩn (ví dụ như số giờ lao động, số lượng nguyên liệu,...cần để sản xuất một đơn vị sản phẩm) và giá tiêu chuẩn của mỗi nhân tố đầu vào
-Chi phí tiêu chuẩn là chuẩn mực để đánh giá về hiệu quả công việc hay là mức thành tích mong muốn về công việc..
2.Các lợi ích khi sử dụng chi phí tiêu chuẩn
-Kiểm soát các chi phí trong quá trình sản xuất
-Phục vụ cho mục tiêu ra quyết định tối ưu nhất
-Đánh giá hiệu quả
-Là nhân tố tác động thúc đẩy người lao động
3.Phân loại về định mức chi phí
Có 2 loại định mức chính:
-Định mức lý tưởng: thường được hiểu là định mức trong điều kiện sản xuất lý tưởng, không xảy ra các trường hợp làm gián đoạn về chi phí, có thể gọi là định mức hoàn hảo, tuy nhiên trường hợp này thường ít xảy ra trong điều kiện thực tiễn
-Định mức thực tiễn: Khác với định mức lý tưởng, định mức thực tiễn được xây dựng trên cơ sở khoa học, có phương pháp xác định rõ ràng, chặt chẽ, dựa trên những điều kiện sản xuất phù hợp với thực tiễn, định mức này phù hợp với quá trình ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp,
4. Xây dựng định mức các chi phí sản xuất
Đối với doanh nghiệp sản xuất , quá trình sản xuất hoạt động liên tục cần đầy đủ 3 yếu tố về đầu vào bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Để kiểm soát chi phí, cần kiểm soát từng yếu tố chi phí. Việc xây dựng định mức các chi phí sản xuất được tiến hành như sau:
Để xác định chi phí tiêu chuẩn cho một yếu tố đầu vào cần xác định tiêu chuẩn về lượng và tiêu chuẩn về giá. Tiêu chuẩn về lượng là lượng sử dụng yếu tố đầu vào cho phép để sản xuất 1 sản phẩm và tiêu chuẩn về giá là mức giá cho phép của một đơn vị yếu tố đầu vào được sử dụng.
4.1. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng dựa trên định mức về lượng nguyên vật liệu tiêu hao và định mức về giá của nguyên vật liệu
-Định mức về lựợng nguyên vật liệu tiêu hao bao gồm lượng nguyên vật liệu cần để sản xuất sản phẩm, tính cả lượng nguyên vật liệu hao hụt trong quá trình sản xuất
-Định mức về giá của nguyên vật liệu: là giá mua và chi phí thu mua trừ các khoản chiết khẩu được hưởng (nếu có)
Ví dụ: Để sản xuất sản phẩm A, định mức về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng dựa trên số liệu sau:
àĐịnh mức chi phí nguyên vật liệu = 10*8.200 = 82.000đ/sp
4.2. Định mức chi phí nhân công trực tiếp
Định mức chi phí lao động trực tiếp được biểu thị thông qua định mức giá của một giờ lao động trực tiếp và định mức lượng thời gian lao động trực tiếp để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
- Định mức về thời gian lao động: lượng thời gian tiêu chuẩn cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Một điều cần lưu ý là định mức thời gian lao động phải bao gồm cả thời gian để nghỉ ngơi, giải quyết các nhu cầu cá nhân, lau chùi máy và thời gian chết máy.
- Định mức giá lao động trực tiếp: chi phí tiền lương ước tính cho một giờ lao động trực tiếp, bao gồm tiền lương, tiền công của người lao động và các khoản phụ cấp và những chi phí khác liên quan đến lao động.
Ví dụ: Để sản xuất sản phẩm A, định mức về chi phí nhân công trực tiếp được xây dựng dựa trên số liệu sau:
Định mức lượng thời gian lao động trực tiếp:
Thời gian căn bản cần để sản xuất 1 sản phẩm 4 giờ
Thời gian giải lao và giải quyết nhu cầu cá nhân 1 giờ
Thời gian lau chùi máy và chết máy 1 giờ
àĐịnh mức thời gian cho 1 đơn vị sản phẩm 6.0 giờ
Định mức đơn giá lao động trực tiếp:
Mức lương căn bản 1 giờ 16.000
Phụ cấp lương 4.000
àĐịnh mức giá 1 giờ lao động trực tiếp 20.000
àĐịnh mức chi phí nhân công trực tiếp = Định mức lượng x Định mức giá
= 6*20.000 = 120.000đ/sp
4.3. Định mức chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung được cấu thành từ nhiều loại chi phí, bản chất của chi phí sản xuất chung là chi phí hỗn hợp, 1 phần thể hiện chi phí bất biến ( Định phí) phần còn lại thể hiện chi phí khả biến ( biến phí), vì vậy khi xây dựng định mức chi phí sản xuất chung cần tách riêng định mức chi phí sản xuất chung biến đổi và định mức chi phí SXC cố định. Việc xây dựng định mức chi phí SXC múôn chính xác cần sử dụng các tiêu thức phân bổ như số giờ công lao động, số giờ máy… và đơn giá phân bổ. Sử dụng tiêu thức phân bổ nào tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó.
Trong ví dụ này sử dụng tiêu thức phân bổ là số giờ máy
Định mức lượng: Số giờ máy cho cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
Định mức giá: Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung biến đổi (phản ánh đơn giá sản xuất chung biến đổi tính cho một giờ máy)
Ví dụ:Để sản xuất sản phẩm A, doanh nghiệp xây dựng định mức chi phí sản xuất chung dựa trên số giờ máy
Định mức lượng (Số giờ máy cho phép để sản xuất 1 sản phẩm ) : 3 giờ
Định mức giá (Đơn giá SXC biến đối ước tính/1 giờ máy) : 5.000/giờ
àĐịnh mức SXC biến đổi (3 giờ x 5.000/giờ) : 15.000đ/giờ
Định mức chi phí sản xuất chung cố định được xây dựng tương tự như định mức chi phí sản xuất chung biến đổi.
Định mức lượng (Số giờ máy cho phép để sản xuất 1 sản phẩm ) : 3 giờ
Định mức giá (Đơn giá SXC cố định ước tính/1 giờ máy) : 2.000/giờ
àĐịnh mức SXC cố định (3 giờ x 2.000/giờ) : 6.000đ
Định mức chi phí SXC = Định mức SXC biến đổi + Định mức SXC cố định
= 15.000+6.000 = 21.000 đ/sp
5. Tổng hợp các định mức chi phí
Khoản mục Chi phí |
Định mức Lượng |
Định mức Giá |
Định mức Chi phí |
Nguyên vật liệu trực tiếp |
10kg |
8.2000đ |
82.000đ |
Nhân công trực tiếp |
6 giờ |
20.000đ |
120.000đ |
Sản xuất chung |
|
|
|
Cố định |
3 giờ |
2.000đ |
6.000đ |
Biến đổi |
3 giờ |
5.000đ |
15.000đ |
Giá thành định mức |
223.000đ |
Tài liệu tham khảo:
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: