CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
Th.s Mai Thị Quỳnh Như
Khoa Kế toán- Đại học Duy Tân
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp từ đó xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bao gồm các yếu tố: Nhận thức của người chủ sở hữu, quy mô doanh nghiệp, chi phí tổ chức thực hiện, trình độ nhân viên kế toán, mức độ cạnh tranh của thị trường. Thông qua kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thương mại tai thành phố Đà Nẵng đạt hiệu quả cao trong hoạt động và ra quyết định thông qua xem xét việc chấp nhận thực hiện kế toán quản trị.
Từ khóa: kế toán quản trị, các nhân tố ảnh hưởng, Đà Nẵng.
1.Đặt vấn đề
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thương mại thành phố Đà Nẵng nói riêng, chủ yếu tập trung vào xây dựng hệ thống thông tin kế toán tài chính phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế mà chưa thực sự quan tâm đến kế toán quản trị, dẫn đến việc đưa ra chiến lược kinh doanh ít căn cứ vào thông tin do kế toán quản trị cung cấp để phục vụ tình hình kinh doanh, nên có nhiều nguy cơ tụt hậu, không cạnh tranh nổi với các đối thủ do không xây dựng được chính sách giá hợp lý và thiếu tầm nhìn trong quản lý, thậm chí nhiều trường hợp phải đóng cửa, phá sản, từ đó cho thấy tính cấp thiết trong vận dụng KTQT ở các doanh nghiệp này.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là việc vận dụng KTQT , xác định mức độ của từng nhân tố tác động đến việc chấp nhận việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3.Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.Tuy nhiên, tác giả sẽ chọn lọc những nhân tố phù hợp mang tính chất đặc thù của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Số liệu nghiên cứu của luận án trên cơ sở số liệu điều tra khoảng 300 doanh nghiệp trên phạm vi tại Thành phố Đà Nẵng có quy mô lớn, nhỏ và vừa. Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 10/2019 đến tháng 1/2020.
4. Mô hình nghiên cứu
Dựa trên các lý thuyết nền về mối quan hệ lợi ích- chi phí, lý thuyết bất định của các tổ chức, lý thuyết đại diện và lý thuyết về tâm lý xã hội, kết hợp với các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước ,mô hình nghiên cứu bao gồm các nhân tố sau:
Từ mô hình nghiên cứu ở trên, kết hợp với phần bàn luận và thống nhất ý kiến với các
chuyên gia tác giả đề xuất 05 giả thiết cần phải kiểm định, bao gồm:
Giả thiết H1 - Các DN có quy mô càng lớn thì khả năng vận dụng KTQT thành công
càng cao.
Giả thiết H2 –Chủ Doanh nghiệp càng quan tâm đến KTQT thì khả năng vận dụng KTQT càng cao.
Giả thiết H3 – Các DN có nhân viên kế toán được đào tạo có chứng chỉ nghề hoặc
bằng cấp kế toán chuyên nghiệp thì khả năng vận dụng KTQT thành công cao hơn.
Giả thiết H5 – Mức độ cạnh tranh của thị trường càng cao thì vận dụng KTQT là hoàn toàn cần thiết.
5. Bàn luận kết quả nghiên cứu
5.1 Tổng quan về mẫu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Dựa trên 300 bản khảo sát được phát ra thì có 285 bảng hợp lệ thì chúng tôi đã thu thập, tổng hợp và xử lí số liệu trên phần mềm SPSS 22.0 phần thống kê mô tả. Số lượng nam theo gia trả lời phỏng vấn là 170 tương ứng tỷ lệ 59,6%, còn lại là nữ. Theo đó, đối tượng là quản lý cấp cao được phỏng vấn là 80 chiếm 28,1%, quản lý cấp trung gian là 120 tương ứng với tỷ lệ 42,1%,cán bộ nhân viên là 85 với tỷ lệ 29,8%.
Đối với các doanh nghiệp được khảo sát thì doanh nghiệp có doanh thu Trên 300 tỷ đồng/ năm là 30 doanh nghiệp, Trên 100 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng/năm là 120 doanh nghiệp, từ 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng/năm 90 doanh nghiệp, dưới 50 tỷ đồng/năm là 45 doanh nghiệp.
5.2 Kiểm định chất lượng thang đo bằng Hệ số Cronbachs Anpha
Bảng 1: Kết quả phân tích độ tin cậy các nhóm biến bằng hệ số Cronbachs Alpha
STT |
Nhóm biến |
Số biến quan sát |
Cronbach Alpha |
1 |
Quy mô doanh nghiệp |
5 |
α = .867 |
2 |
Sự quan tâm của chủ Doanh nghiệp |
4 |
α = .832 |
3 |
Trình độ nhân viên |
4 |
α = .887 |
4 |
Chi phí thực hiện |
4 |
α = .921 |
5 |
Mức độ cạnh tranh của thị trường |
4 |
α = .904 |
5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA các nhân tố thuộc biến độc lập
Theo mô hình nghiên cứu có 5 thành phần với 25 biến quan sát ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Sau khi khảo sát dùng phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax để phân tích 21 biến quan sát. Kiểm định Bartlett là 5429.436 với mức ý nghĩa sig = 0,000 <0,05 (bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể), điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố EFA là hoàn toàn thích hợp.
21 biến quan sát được trích thành 5 nhân tố tại Eigenvalues = 1,251 và giá trị tổng phương sai trích = 71,626% ≥ 50%: đạt yêu cầu, khi đó có thể nói rằng 5 nhân tố này giải thích 71,626% biến thiên của biến quan sát. Vậy nên tạm thời kết luận có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên.
5.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA nhân tố thuộc biến phụ thuộc
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với KMO bằng 0,664 >0,5 và kiểm định Bartlett’s có sig = 0,000 <0,05 nên có thể khẳng định dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố.
Phân tích đã rút trích từ 3 biến đánh giá sự ảnh hưởng thành một nhân tố chính có Eigenvalue bằng 1,876 và tổng phương sai trích 68,985% >50%
Kết quả của mô hình EFA
Sử dụng phương pháp xoay nguyên góc (Varimax) các nhân tố. Kết quả các lần xoay nhân tố được thể hiện ở phụ lục.
Rotated Component Matrixa
|
Component |
||||
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
QM1 |
.907 |
|
|
|
|
QM2 |
.883 |
|
|
|
|
QM3 |
.851 |
|
|
|
|
QM4 |
.847 |
|
|
|
|
QT1 |
|
.906 |
|
|
|
QT2 |
|
.867 |
|
|
|
QT3 |
|
.864 |
|
|
|
QT4 |
|
.850 |
|
|
|
QT5 |
|
.0874 |
|
|
|
TĐ1 |
|
|
.913 |
|
|
TĐ2 |
|
|
.853 |
|
|
TĐ3 |
|
|
.852 |
|
|
TĐ4 |
|
|
.817 |
|
|
CP1 |
|
|
|
.862 |
|
CP2 |
|
|
|
.840 |
|
CP3 |
|
|
|
.836 |
|
CP4 |
|
|
|
.829 |
|
CT1 |
|
|
|
|
.824 |
CT2 |
|
|
|
|
.767 |
CT3 |
|
|
|
|
.764 |
CT4 |
|
|
|
|
.744 |
Hình 1: Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa)
5.4 Phân tích khám phá hồi quy đa biến (MRA)
Trước khi phân tích khám phá hồi quy đa biến, nhóm đã thực hiện kiểm định cronbach’anpha và EFA và có ma trận xoay như hình 4.3. Mô hình nghiên cứu còn lại 6 nhân tố với 24 biến quan sát tác động đến mô hình. Ta tạo biến đại diện như dưới đây:
QM :MEAN (QM1, QM2, QM3, QM4, QM5)
QT: MEAN (QT1, QT2, QT3, QT4)
TĐ: MEAN (TĐ1, TĐ2, TĐ3, TĐ4)
CP : MEAN (CP1, QCP2, CP3, CP4)
CT: MEAN (CT1, CT2, CT3, CT4)
Để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, mô hình tương quan tổng thể có dạng:
TH = f (F1, F2, F3, F4, F5)
Trong đó:
TH: biến phụ thuộc
F1, F2,... F5: Biến độc lập
Các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến quyết định mua được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính:
TH = B0 + B1*QM + B2*QT + B3*TĐ + B4*CP + B5*CT
Trong đó: B0, B1,…,B5: Hệ số hồi quy lần lượt của từng nhân tố
Phân tích các kiểm định
|
TH |
QM |
QT |
TĐ |
CP |
CT |
|
TH |
Pearson Correlation |
1 |
.309** |
.499** |
.249** |
.368** |
.626** |
Sig. (2-tailed) |
|
.000 |
.000 |
.000 |
.000 |
.000 |
|
N |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
|
QM |
Pearson Correlation |
.309** |
1 |
.113 |
.025 |
-.005 |
.270** |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
|
.056 |
.680 |
.927 |
.000 |
|
N |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
|
QT |
Pearson Correlation |
.499** |
.113 |
1 |
.001 |
.089 |
.383** |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
.056 |
|
.992 |
.133 |
.000 |
|
N |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
|
TĐ |
Pearson Correlation |
.249** |
.025 |
.001 |
1 |
.130* |
.182** |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
.680 |
.992 |
|
.028 |
.002 |
|
N |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
|
CP |
Pearson Correlation |
.368** |
-.005 |
.089 |
.130* |
1 |
.334** |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
.927 |
.133 |
.028 |
|
.000 |
|
N |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
|
CT |
Pearson Correlation |
.626** |
.270** |
.383** |
.182** |
.334** |
1 |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
.000 |
.000 |
.002 |
.000 |
|
|
N |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
285 |
Hình 2: Kiểm định sự tương quan Pearson
Qua hình ta thấy, giá trị Sig tương quan Pearson các biến độc lập QM, QT, TĐ, CP, CT với biến phụ thuộc TH nhỏ hơn 0.05. Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến QĐ. Giữa TH và CT có mối tương quan mạnh nhất với hệ số r là 0.626, giữa TH và TĐ có mối tương quan yếu nhất với hệ số r là 0.249.
Các cặp biến độc lập đều có mức tương quan khá yếu với nhau, như vậy, khả năng cao sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
5.5 Phân tích mô hình hồi quy
Sau khi rút được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá, ta tiến hành phân tích hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng tổ chức kế toán quản trị . Phân tích hồi quy sẽ được thực hiện với 5 nhân tố độc lập ,giá trị của mỗi nhân tố được dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố đó. Trong đó R Square là 0,564, Adjusted R Square là 0575 và hệ số Durbin-Watson là 1.917
Phương trình hồi quy tuyến tính mới cụ thể, như sau:
TH = 0.199*TĐ + 0.362*QM + 0.323*CP+ 0.172*CT + 0.247*QT
6.Một số giải pháp thực hiện
6.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp có quy mô lớn:
Thứ nhất,nâng cao nhận thức của chủ sở hữu doanh nghiệp về hiệu quả của việc tổ chức kế toán quản trị, Bên cạnh kinh nghiệm kinh doanh truyền thống của bản thân, người chủ doanh nghiệp cũng có thể tự trang bị thêm những công cụ kỹ thuật đơn giản để có thể có những kế hoạch dự phòng cũng như phương án phản ứng nhanh nhằm giảm bớt những bất trắc trong kinh doanh cũng như giảm bớt các chi phí cơ hội có thể phát sinh do các quyết định không không kịp thười hoặc ko phù hợp.
Thứ hai,mở rộng quy mô doanh nghiệp. Cần xem xét tình hình về mặt tài chính, mở rộng sản xuất bằng cách trang bị thêm máy móc, mở thêm một trụ sở mới ở một khu vực khác xem xét về tất cả những yếu tố khác nhau sẽ có cảm giác tốt hơn về mức độ mở rộng doanh nghiệp – và cũng như những rủi ro mà công ty sẵn sàng đối mặt.
Thứ ba, xây dựng chiến lược kinh doanh linh hoạt đê tăng mức độ cạnh tranh giúp doanh nghiệp có mức lợi nhuận cao, bảo vệ doanh nghiệp trước các khách hàng, nhà cung cấp mạnh, tạo ra một hàng rào chống gia nhập cao, giảm sự đe doạ của các sản phẩm thay thế. Hoặc vận dụng chiến lược khác biệt hoá - nếu thực hiện thành công - là một chiến lược bền vững giúp công ty đối phó được với 5 yếu tố cạnh tranh một cách hiệu quả, và thu được lợi nhuận trên mức trung bình trong ngành.
6.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ:
Thứ nhất,tổ chức kế toán quản trị với chi phí hợp lý cần có sự kết hợp hài hòa với hệ thống kế toán tài chính, không gây khó khăn trong việc tổ chức công tác kế toán chung, không quá tốn kém nhưng đảm bảo thông tin phải được cung cấp hiệu quả.
Thứ hai,vận dụng một số nội dung của Kế toán quả trị việc lập dự toán , dự báo và phân tích tình hình kinh doanh… Cập nhập số liệu xử lý số liệu và phân tích đồng thời kiểm soát các chi phí, tình hình tài chính liên quan tới bộ phận mình phụ trách. Tỷ dụ kế toán bán hàng sẽ cập nhập hóa đơn chứng từm các chính sách khuyến mãi hỗ trợ của phòng kinh doanh đã đề ra, hàng ngày tổng hợp phân tích tình hình bán hàng của mình cho sếp nếu được yêu cầu, kế toán thanh toán tập hợp tất cả các nghiệp vụ liên quan tới công nợ và tình hình thu tiền khách hàng, chi tỉền trả nhà cung cấp...
Tài liệu tham khảo:
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: