KINH NGHIỆM VỀ MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
ThS. Đào Thị Đài Trang
Để theo dõi các thông tin về chi phí phát sinh trong doanh nghiệp, cả bộ phận kế toán tài chính (KTTC) và kế toán quản trị(KTQT) đều làm nhiệm vụ này. Thông thường, các doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các mô hình dưới đây:
- Mô hình kế toán quản trị và kế toán tài chính theo mô hình kết hợp.
Theo mô hình này, mỗi nhân viên kế toán đồng thời thực hiện công việc KTTC và KTQT, không tổ chức bộ máy kế toán quản trị riêng. Mô hình này có ưu điểm là tận dụng được bộ máy nhân sự của kế toán tài chính nên tiết kiệm được chi phí, bộ máy gọn nhẹ, nhưng có nhược điểm là thông tin không chuyên môn hóa, việc cung cấp thông tin không kịp thời. Mô hình này áp dụng thích hợp với các DN có quy mô nhỏ, khối lượng nghiệp vụ ít.
- Mô hình kế toán tài chính và kế toán quản trị tách biệt.
Theo mô hình này, trong một doanh nghiệp có hai bộ phận kế toán riêng: Bộ phận kế toán tài chính thu thập và xử lý cung cấp thông tin bằng báo cáo tài chính và cung cấp chủ yếu cho các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Bộ phận kế toán quản trị thu thập và xử lý thông tin để cung cấp thông tin cho yêu cầu quản trị và quyết định quản lý kinh tế trong nội bộ đơn vị kế toán. Mô hình này có ưu điểm là thông tin kế toán quản trị cung cấp nhanh chóng, kịp thời, chuyên nghiệp và đảm bảo tính chuyên môn hóa cao. Tuy nhiên, theo mô hình này cũng có nhược điểm là chi phí cao do phải tổ chức riêng một bộ phận kế toán quản trị.
- Ngoài ra còn có mô hình thứ 3 là mô hình hỗn hợp là mô hình vừa có tính tách rời vừa có tính kết hợp. “Đối với những phần hành có tình tương đồng giữa KTTC và KTQT thì sẽ áp dụng mô hình kết hợp, còn những phần hành có sự khác biệt căn bản và có ý nghĩa cung cấp thông tin đặc biệt quan trọng đối với DN thì sẽ được tổ chức theo mô hình tách rời” như phần lập dự toán, phần phân tích, phần dự án.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: