MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRỒNG CÂY LÂU NĂM TẠI VIỆT NAM VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ NÔNG NGHIỆP (CMKT SỐ 41) VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Để hình thành nên vườn cây công nghiệp cho sản phẩm năng suất lâu dài trong nhiều năm đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng cơ bản.
Cây lâu năm là loại cây cho sản phẩm trong thời gian dài(ví dụ cây cao su trải qua 7 năm trong đó 3 năm trồng mới và 4 năm chăm sóc, cây cà phê trải qua 3 năm trong đó 1 năm trồng mới và 2 năm chăm sóc). Đặc điểm của cây lâu năm là sau khi bàn giao đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ cho thu hoạch sản phẩm trong nhiều năm, tuỳ thuộc vào tuổi thọ của cây lâu năm. Vườn cây lâu năm là tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. Do đó, quá trình từ khi gieo trồng đến khi vườn cây lâu năm bắt đầu có sản phẩm (thu bói) được xem như quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) để hình thành nên TSCĐ.
Ở giai đoạn XDCB toàn bộ chi phí sẽ được các tổ đội tập hợp trên cơ sở chứng từ gởi lên cho công ty, sau khi đối chiếu, kiểm tra chứng từ sẽ được hạch toán theo quy định. Các chi phí phát sinh được tập hợp trên TK241 – Chi phí đầu tư XDCB theo quy định.
Kết thúc quá trình XDCB vườn cây sẽ đi vào giai đoạn kinh doanh. Trên cơ sơ nghiệm thu từ các chứng từ và biên bản nghiệm thu, vườn cây sẽ được ghi nhận như một TSCĐ: Nợ TK211(Giá trị vườn cây)/Có TK 241(CP đầu tư XDCB). Việc đánh giá giá trị vườn cây được các doanh nghiệp ghi nhận trên cơ sở giá gốc. Định kỳ trích khấu khao đưa vào chi phí SXKD, vườn cây được theo dõi trên 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, giá trị khấu hao và giá trị còn lại. Giống như một TSCĐ thông thường.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: